Hai trường ĐH Y lớn nhất nước xét tuyển bổ sung
ĐH Y Hà Nội và ĐH Y Dược TP HCM cùng thông báo xét tuyển bổ sung đợt 1 nhiều ngành đào tạo với mức điểm nhận hồ sơ thấp hơn so với điểm trúng tuyển nguyện vọng 1.
Sau khi kết thúc xét tuyển đại học đợt 1, nhiều trường đại học lớn trên cả nước đồng loạt công bố xét tuyển bổ sung đợt 1. Trong đó, hai trường Y lớn nhất nước là ĐH Y Hà Nội và ĐH Y Dược TP HCM cũng bất ngờ nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung.
ĐH Y Hà Nội vốn là trường rất “hot” trong các mùa tuyển sinh, tuy nhiên năm 2016 lại thiếu chỉ tiêu đợt 1. PGS.TS Nguyễn Thị Yến, Trưởng phòng Đào tạo, thông tin: ĐH Y Hà Nội cũng có chung tình trạng với các trường khác khi chưa tuyển đủ sinh viên. Hiện nay, số hồ sơ đăng ký nhập học vào trường mới đạt khoảng 3/4 so với chỉ tiêu.
Cuối ngày 19/8, ĐH Y Hà Nội thông báo xét tuyển bổ sung 206 chỉ tiêu thuộc 7 ngành đào tạo của trường.
Trong đó, ngành Y đa khoa (phân hiệu Thanh Hóa) xét tuyển bổ sung 41 chỉ tiêu với mức điểm nhận hồ sơ cao nhất: 23,5 điểm trở lên. Mức điểm trúng tuyển nguyện vọng 1 của ngành này là 24,5 điểm.
Ngành Y học Dự phòng và Điều dưỡng có mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung thấp nhất: 21 điểm với chỉ tiêu xét tuyển lần lượt là 46 và 26. Ngành này có điểm trúng tuyển nguyện vọng 1 là 24.
Chỉ tiêu và mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung của ĐH Y Hà Nội.
ĐH Y Dược TP HCM xét tuyển bổ sung 402 chỉ tiêu vào 12 ngành đào tạo của trường.
Mức điểm tối thiểu nhận hồ sơ trong đợt xét tuyển bổ sung từ 18 trở lên. Trong đó, ngành Răng Hàm Mặt có mức điểm tối thiểu nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung là 24, cao nhất trong 12 ngành. Điểm trúng tuyển nguyện vọng 1 của ngành này là 26.
Ngành Y tế công cộng có điểm nhận hồ sơ thấp nhất trường là 18 với 27 chỉ tiêu. Ngành này có mức điểm trúng tuyển nguyện vọng 1 là 20,5 điểm.
Chỉ tiêu và mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung của ĐH Y TP HCM.
Các thí sinh đăng ký xét tuyển bổ sung đợt 1 vào hai trường ĐH Y Hà Nội và ĐH Y Dược TP HCM nộp hồ sơ từ ngày 21/8 đến 16h30 ngày 31/8 trực tiếp tại trường hoặc qua đường bưu điện.
Theo Zing
Video đang HOT
Đào tạo bác sĩ: Vào được là ra được?
Ở Việt Nam, hầu hết sinh viên vào được trường đều tốt nghiệp. Điều này khác với một số nước trên thế giới, khi đầu ra được kiểm soát chặt chẽ.
Bác sĩ đa khoa cần phải học những cái gì?
Ở Việt Namngoài những môn chung mà Bộ GD&ĐT quy định bắt buộc đối với các cơ sở đào tạo đại học, sinh viên lớp bác sĩ đa khoa ở trường đại học y cần phải học những môn học sau:
Các môn y học cơ sở (là những môn học làm nền tảng kiến thức quan trọng cho sinh viên trước khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh):
Tại ĐH Y Hà Nội, có 12 bộ môn y học cơ sở. Những môn học này các sinh viên chủ yếu học trong 2 năm đầu của khóa đào tạo.
Các môn cơ sở cung cấp những kiến thức cơ bản về cấu trúc giải phẫu người, cấu trúc vi thể của các mô trong cơ thể người, hoạt động sinh lý sinh hóa diễn ra trong cơ thể và trong từng tế bào của cơ thể. Những vi sinh vật tồn tại bên trong cơ thể con người và ngoài môi trường sống, chúng sinh trưởng phát triển ra sao và tương tác với cơ thể con người như thế nào. Các loại dược chất hoạt động theo cơ chế nào, nó đem lại những lợi ích và nguy cơ gì cho cơ thể con người...
Tất cả các môn cơ sở đều có vai trò rất quan trọng. Một bác sĩ sẽ phẫu thuật trên người bệnh ra sao nếu không hiểu thấu đáo cấu trúc giải phẫu của cơ thể người? Một bác sĩ có hiểu biết tồi về kiến thức dược lý sẽ không những không chữa được bệnh mà còn có thể gây hại cho người bệnh do chính loại thuốc mà mình kê đơn. Do đó, một bác sỹ đa khoa phải có kiến thức cơ bản về 12 môn học cơ sở này.
Các môn y học lâm sàng (là những môn học mà sinh viên học trực tiếp trên người bệnh)
ĐH Y Hà Nội có 23 môn y học lâm sàng. Những môn học này các sinh viên học trong 4 năm cuối của khóa đào tạo.
Như vậy ở Việt Nam, để đào tạo được Bác sĩ đa khoa tạm gọi là ổn cần đội ngũ giảng dạy gồm 12 môn cơ sở và ít nhất 20 môn lâm sàng. Để một bộ môn có thể hoạt động đầy đủ chức năng cần tối thiểu một nhóm gồm 3 cán bộ.
Với hơn 30 bộ môn, chúng ta cần tối thiểu 100 cán bộ giảng dạy để có thể vận hành các bộ môn một cách ổn định và đảm bảo chất lượng.
Còn ở nước ngoài, cách đây 4 năm, tôi được học Diploma tại Thái Lan trong 1 năm cùng với các bác sỹ đến từ 10 nước khác nhau của khu vực Nam Á. Hiện tại, tôi học năm thứ 2 tại Nhật Bản, nên tôi chỉ đưa ra những thông tin tôi trực tiếp trao đổi với những người mình từng học và làm việc.
Khu vực châu Á, bao gồm Nhật Bản, cũng đào tạo bác sĩ đa khoa trong thời gian 6 năm. Các môn học cũng bao gồm những môn cơ sở và môn lâm sàng như đã nêu trên. Về cơ bản không có nhiều khác biệt.
Nhật Bản là nước phát triển nên mặt bệnh của họ có đôi chút khác biệt so với Việt Nam, nên một số bộ môn đặc thù của Việt Nam (ví dụ Bộ môn Lao và các bệnh phổi ) họ không có. Kiến thức về bệnh Lao được học tại bộ môn Truyền nhiễm.
Sinh viên lớp Bác sĩ đa khoa học ở đâu?
Ở Việt Nam: Môn giải phẫu người sinh viên học tại Viện Giải phẫu (Hà Nội). Đây chính xác là viện giải phẫu chứ không phải là phòng giải phẫu, bao gồm các mẫu xương người, các mẫu nhau thai, xác người nguyên vẹn và từng phần cấu trúc riêng rẽ của cơ thể người.
Các môn y học cơ sở khác: Học tại các labo bên trong khuôn viên chính ĐH Y Hà Nội.
Môn Y học lâm sàng: Tùy từng môn học mà chúng tôi đến bệnh viện khác nhau: Môn nội tổng hợp (hô hấp, tiêu hóa, nội tiết, lão khoa...) chủ yếu học tại Bệnh viện Bạch Mai; Môn ngoại tổng hợp (là những môn học về phẫu thuật) thường học tại Bệnh viện Việt Đức và khoa Ngoại Bệnh viện Bạch Mai; Môn phụ sản: Bệnh viện phụ sản TƯ và Bệnh viện phụ sản Hà Nội;
Môn Nhi : Bệnh viện Nhi TƯ , Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Xanh Pôn; Môn Da liễu: Bệnh viện Da liễu TƯ; Môn Tai Mũi Họng: Bệnh viện Tai Mũi Họng TƯ; Môn Tim mạch: Viện tim mạch TƯ; Môn Ung thư: Bệnh viện K TƯ....
Với 23 môn y học lâm sàng, sinh viên ĐH Y Hà Nội sẽ được thực hành ở gần 20 bệnh viện và viện tại Hà Nội.
Các nước phát triển như Nhật Bản, các trường ĐH Y đều có bệnh viện riêng của trường ĐH đó. Đây là những bệnh viện lớn ở khu vực và là bệnh viện tiêu chuẩn về mặt chuyên môn cho toàn bộ các bệnh viện khác trong khu vực.
Sinh viên của trường chủ yếu học tại bệnh viện này. Tuy nhiên, giữa các bệnh viện vẫn có sự trao đổi thông tin và sinh viên sẽ có thể sang một bệnh viện khác để học những môn mà nơi đó có thế mạnh về chuyên môn.
Ở Thái Lan, khi có một ca bệnh hay ở một bệnh viện bên cạnh, họ liên lạc với người quản lý lớp chúng tôi và sau đó cả lớp tôi sang học tại bệnh viện đó để được nghe giảng về một ca bệnh hiếm gặp.
Sinh viên Y trong giờ học. Ảnh: VietNamNet.
Vào là ra được?
Chất lượng đầu vào được các nước kiểm soát rất chặt chẽ. Tuy nhiên, về kiểm soát đầu ra có sự khác nhau giữa Việt Nam và một số nước.
Cụ thể, ở Việt Nam, hầu hết vào trường được là ra được. Nhưng ở Nhật Bản, khóa đào tạo Bác sĩ đa khoa có 3 kỳ thi quan trọng là cuối năm thứ 2 - năm thứ 4 - và năm thứ 6. Mỗi kỳ thi quan trọng ấy có 10% sinh viên trượt.
Như vậy so với đầu vào, ở Nhật Bản, chỉ có tối đa 70% sinh viên trở thành Bác sĩ đa khoa.
Ngay cả với ngôi trường hàng đầu Việt Nam về đào tạo Bác sĩ đa khoa là ĐH Y Hà Nội cũng chưa dám loại bỏ 30% sinh viên đầu vào. Cái 30% đó là những ai? Nói điều này chắc có lẽ một số bạn sẽ bị tự ái. Thời sinh viên, bạn cùng khóa tôi có không ít người ngày đêm mài đũng quần với game, phim ảnh và thậm chí là cờ bạc.
Một số khác thì bất mãn vì mình đường đường là những người đoạt giải quốc gia, quốc tế nhưng do vào trường Y không phải do mình thích mà là do cha mẹ thích nên đăng ký tuyển thẳng vào và cuối cùng học hành cũng be bét.
Những người đó, cuối cùng, họ cũng nhận được tấm bằng bác sĩ và ngẩng cao đầu với đời cùng cái mác Bác sĩ tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội. Nhưng tôi tin chắc họ không bằng trình độ của những bác sĩ khác, những người đã cần mẫn học hành và nhiệt huyết với nghề, mặc dù họ có học ở một trường Y ít có tiếng tăm hơn.
Chế độ đãi ngộ dành cho bác sĩ:
- Bangladesh: 500 USD/tháng
- Ấn Độ: 1300 USD/ tháng
- Thái Lan: 1500 USD/ tháng
- Trung Quốc: 1500-2000 USD/ tháng
Các nước nói trên có nước thu nhập bình quân đầu người thấp hơn Việt Nam, có nước cao hơn Việt Nam nhưng có chung một điểm là thu nhập do nhà nước chi trả cho bác sĩ cao gấp khoảng 2 lần so với các ngành nghề khác và tương đương với lương dành cho quân đội.
- Nhật Bản: vì mức lương của họ quá cao nên tôi không muốn kể ra đây. Chỉ cần các bạn biết, một giờ lao động của bác sỹ được nhà nước trả lương bằng 3 giờ lao động của những công chức thông thường khác.
- Việt Nam:
Lương dành cho bác sỹ mới ra trường:
2.34x1.150.000 = 2.691.000 VNĐ/tháng (120 USD/tháng )
Bác sĩ Vũ Huy Lượng
Giảng viên ĐH Y Hà Nội/ Tiến sĩ Y khoa, Đại học Y Fukui, Nhật Bản
Theo VietNamNet
Giật mình hàng loạt trường ĐH dân lập lấy điểm chuẩn ngành y, dược từ 15 Việc Trường ĐH Kinh doanh Công nghệ tuyển sinh ngành Y vào năm học tới đã khiến dư luận phản ứng. Điều đáng lo ngại, trước đó đã có hàng loạt trường ĐH ngoài công lập mở ngành đào tạo thuộc khối Y dược, mức điểm chuẩn đầu vào bằng điểm sàn. Vào ngành Y chỉ bằng điểm sàn Hiện cả nước có...