Hai tình huống nếu có cục máu đông sau tiêm vaccine Covid-19

Theo dõi VGT trên

Thừa nhận mới nhất của AstraZeneca khiến nhiều người hoang mang, đi làm xét nghiệm đông máu, tuy nhiên theo các chuyên gia, điều này là không cần thiết.

Hai tình huống nếu có cục máu đông sau tiêm vaccine Covid-19 - Hình 1

D-dimer là một xét nghiệm sinh hóa, được dùng để kiểm tra tình trạng huyết khối trong máu. Ảnh: Shutterstock.

AstraZeneca mới đây đã thừa nhận vaccine Covid-19 của mình có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây ra các cục máu đông. Đây là nguyên nhân gây tắc mạch máu, dẫn đến suy giảm trí nhớ, đau đầu, đau tim, thậm chí đột quỵ.

Tại Việt Nam, AstraZeneca là vaccine phòng Covid-19 được tiêm đầu tiên và nhiều nhất. Thừa nhận gần đây của hãng dược phẩm này khiến không ít người hoang mang vì đã tiêm từng tới 2 mũi vaccine AstraZeneca.

Thậm chí, trên mạng xã hội, một số ý kiến còn cho rằng những ai từng tiêm vaccine này nên đi xét nghiệm D-dimer hoặc các xét nghiệm đông máu khác để yên tâm.

D-dimer là một xét nghiệm sinh hóa, được dùng để kiểm tra tình trạng huyết khối trong máu.

Suy nghĩ sai lầm

Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt – Nga, Bộ Quốc phòng, việc làm này là không cần thiết, hoàn toàn sai lầm, không có cơ sở khoa học, tốn thời gian và tốn tiền.

“Người nào đưa ra cảnh báo rằng nên đi xét nghiệm D-dimer để xem chức năng đông máu có bị ảnh hưởng bới việc tiêm vaccine AstraZeneca là người suy đoán vô căn cứ”, bác sĩ Hoàng nhấn mạnh.

Bác sĩ cho hay tác dụng phụ gây đông máu và giảm tiểu cầu ở vaccine Covid-19 của AstraZeneca chỉ xảy ra với xác suất rất thấp. Điều này đồng nghĩa với việc tỷ lệ người bị tác dụng phụ khi tiêm vaccine hãng này là rất hiếm.

Bên cạnh đó, D-dimer sinh ra trong quá trình cục máu đông trong cơ thể phân hủy và tan rã. Quá trình tạo và tan cục máu đông diễn ra liên tục, không ngừng nghỉ.

Hai tình huống nếu có huyết khối sau tiêm vaccine

Video đang HOT

Bác sĩ Hoàng cũng phân tích 2 tình huống nếu một người gặp tác dụng phụ gây đông máu sau khi tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca.

Trường hợp đầu tiên là cục máu đông lớn, gây biến cố như tắc mạch chi, tắc mạch phổi, đột quỵ, nhồi máu cơ tim… Lúc này, người bệnh có thể biết ngay mình cótác dụng phụ của vaccine AstraZeneca.

Trường hợp 2 là cục máu đông nhỏ. Lúc này, cục máu đông sẽ tan dần, thường sau tối đa 4 tuần là không còn nữa. Khi cục máu đông phân hủy, nó sẽ sinh ra D-dimer trong máu.

“Đa số mọi người tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca gần nhất cũng cách đây 2 năm rồi. Nếu không xuất hiện biến cố về cục máu đông ngay lúc đó, thì dù bạn có cục máu đông hay không, cho đến nay sẽ không còn bất cứ dấu hiệu nào nữa”, bác sĩ Hoàng nhấn mạnh.

Do đó, việc xét nghiệm D-dimer thời điểm hiện tại không có ý nghĩa gì để đánh giá tác dụng gây huyết khối và giảm tiểu cầu ở người đã tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca.

Việc xét nghiệm có thể có ý nghĩa nếu mọi người làm xét nghiệm trong vòng 6-8 tuần sau khi tiêm.

Ngoài ra, xét nghiệm D-dimer chỉ có chỉ số cao đối với các bệnh nhân tắc tĩnh mạch chi, tắc mạch phổi, đông máu rải rác động mạch hoặc đột quỵ.

Đồng quan điểm, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP.HCM, cũng nhấn mạnh người dân đã tiêm vaccine cách đây 2 năm không cần quan tâm về tác dụng phụ này nữa, bởi chúng chỉ xảy ra trong vòng 90 ngày sau tiêm.

Ông cũng cho hay một người bình thường vẫn có hiện tượng tăng đông, ví dụ khi bị nhiễm trùng, nhiễm siêu vi, cũng gây tiểu cầu thấp. Người dân không nên khi gặp trường hợp này lại “đổ thừa” cho việc từng tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca.

“Nếu quá lo sợ, bạn có thể đi tầm soát bệnh đột quỵ để theo dõi các chỉ số mỡ máu, huyết áp. Khi có hiện tượng tắc mạch, người dân phải khám chuyên sâu hơn”, bác sĩ Khanh chia sẻ.

Lo bị rối loạn đông máu do từng tiêm vaccine COVID-19 là không có cơ sở

Tình trạng đông máu rất hiếm gặp sau khi tiêm vaccine COVID-19 AstraZeneca, phần lớn xảy ra trong 28 ngày và có một số ít trường hợp xảy ra sau 42 ngày.

Lo bị rối loạn đông máu do từng tiêm vaccine COVID-19 là không có cơ sở - Hình 1

Hầu hết mọi người đã tiêm vaccine AstraZeneca nhiều năm, ngoài thời gian có thể gây đông máu

Không còn khả năng biến chứng sau nhiều năm tiêm

Trước sự quan tâm của nhiều người về việc vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây đông máu, chuyên gia cứu dịch tễ học Nguyễn Thu Anh - Giám đốc Viện Đại học Sydney Việt Nam, giáo sư Y tế công cộng tại Đại học Sydney - nhấn mạnh rằng, vaccine COVID-19 có thể gây đông máu, nhưng với tỷ lệ rất thấp và chỉ với vaccine được sản xuất từ Adenovirus (AstraZeneca, J&J). Theo tổng kết của Chương trình tiêm chủng mở rộng (GAVI), 250.000 người Anh mới có 1 người bị.

Đây không phải thông tin mới. Ngay từ đầu năm 2021, AstraZeneca đã thông tin về những biến chứng này.

Vậy những người đã tiêm vaccine AstraZeneca rồi có bị cục máu đông không? Chuyên gia Nguyễn Thu Anh khẳng định: Cục máu đông chỉ xảy ra trong 2 tuần sau tiêm, nhưng là tác dụng phụ rất hiếm gặp. Trong khi đợt cuối tiêm vaccine này của hầu hết người Việt Nam đều đã cách đây nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, nên không còn có thể bị đông máu nữa.

TS. Nguyễn Thu Anh phân tích cơ chế gây đông máu của vaccine:

- Tiêm vaccine vào người (chỉ loại làm từ adenovirus), vaccine kích hoạt tiểu cầu (1 loại tế bào máu trong cơ thể người)

- Tiểu cầu giải phóng ra PF4 (1 loại protein)

- Ở vài người, cơ thể họ có phản ứng miễn dịch bất thường. Nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng này liên quan tới yếu tố gen, gặp nhiều ở người châu Âu. Hầu hết mọi người khi tiêm vaccine không có kháng thể này, nhưng ở một số người, kháng thể hình thành có thể bám vào PF4 giống như keo siêu dính, tạo thành các cấu trúc lớn được gọi là "phức hợp miễn dịch", gây ra cục máu đông.

"Hết vaccine, tiểu cầu trở về bình thường, không có PF4, thì không bị cục máu đông", TS. Nguyễn Thu Anh thông tin.

Đặc biệt, chuyên gia Nguyễn Thu Anh lưu ý: Cục máu đông không chỉ xuất hiện sau tiêm vaccine AstraZeneca, mà những người mắc COVID-19 cũng có thể bị, thậm chí vào thời điểm 6 tháng sau khi mắc mới xảy ra. Do đó, nếu ai đó không may, thì dù không tiêm vaccine, cũng có thể bị cục máu đông do COVID-19.

Nhưng hiện nay, COVID-19 đã biến thể rất nhẹ và cũng không còn ai tiêm vaccine nữa nên khả năng này cũng khó xảy ra.

Về câu hỏi tại sao bây giờ nhiều người bị đột quỵ, có phải do đã từng tiêm vaccine không? TS. Nguyễn Thu Anh giải thích: Nếu do tiêm vaccine thì người tiêm phải bị đột quỵ từ lâu chứ không xuất hiện tại thời điểm này.

BS. Trương Hữu Khanh - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm- cũng nhấn mạnh: Thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây cục máu đông chỉ là tổng kết của thế giới khi sản xuất vaccine theo công nghệ đó. Người mắc COVID-19 nặng cũng hiếm xảy ra tình trạng đông máu, mà cũng chỉ xảy ra trong vòng 90 ngày sau tiêm.

BS. Khanh thông tin thêm: Đây chỉ là yếu tố để nhóm chống vaccine lấy làm cớ.

Lo bị rối loạn đông máu do từng tiêm vaccine COVID-19 là không có cơ sở - Hình 2

Vaccine AstraZeneca được tiêm cho lực lượng y tế đầu tiên ở Việt Nam

9 triệu người tiêm vaccine AstraZeneca ở TP.HCM không ai bị đông máu

Cũng trong hôm nay (5/5), Sở Y tế TP.HCM cũng đã lên tiếng: Tình trạng xuất hiện cục máu đông sau tiêm vaccine COVID-19 AstraZeneca từng được ghi nhận và có tỷ lệ rất thấp.

Tháng 4/2021, Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) đã phân tích các trường hợp có rối loạn đông máu sau tiêm vaccine COVID-19 tại châu Âu: Trong khoảng 25 triệu người thì có hơn 80 người có cục máu đông. Ủy ban An toàn của EMA đã kết luận rằng biến chứng rối loạn đông máu là sự cố bất lợi rất hiếm gặp sau tiêm vaccine AstraZeneca.

Một báo cáo của Bộ Y tế Australia công bố ngày 12/1/2024 cho biết tỷ lệ xuất hiện cục máu đông kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu sau tiêm vaccine AstraZeneca từ 4 đến 42 ngày sau liều đầu tiên với tỷ lệ là 2/100.000 người được tiêm chủng, sau liều thứ hai là 0,3 /100.000 người được tiêm; và cũng được nhận định đây là sự cố rất hiếm gặp.

Tình trạng xuất hiện cục máu đông kèm theo giảm tiểu cầu sau khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca và Johnson & Johnson được ghi nhận trong báo cáo của các cơ quan quản lý dược và tổ chức giám sát an toàn vaccine tại nhiều nước.

WHO đã yêu cầu cảnh giác, theo dõi, phát hiện sớm và xử trí kịp thời những biến cố hiếm gặp ở người sau tiêm vaccine COVID-19 nghi ngờ giảm tiểu cầu cục máu đông miễn dịch, đông máu rải rác trong lòng mạch, cục máu đông tĩnh mạch não.

Biểu hiện lâm sàng thường xảy ra trong khoảng từ 4 đến 42 ngày sau khi tiêm. Tỷ lệ đông máu sau tiêm ở người trẻ cao hơn so với người lớn tuổi, đặc biệt là độ tuổi 20-29. Tỷ lệ đông máu dường như ít xảy ra ở người trên 60 tuổi, chỉ khoảng 0,2/1 triệu liều tiêm đầu. Biến chứng đông máu sau tiêm phụ thuộc vào yếu tố di truyền, bệnh nền, lối sống, thuốc đang dùng.

Do đó, EMA kết luận chuẩn y tiếp tục sử dụng vaccine AstraZeneca, cùng với xây dựng các khuyến cáo về tư vấn, phát hiện và điều trị các biến chứng có thể xảy ra.

Ngày 22/4/2021, Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, cục máu đông sau tiêm vaccine COVID-19.

TP.HCM đã tiêm hơn 9 triệu liều vaccine AstraZeneca và không ghi nhận trường hợp nào xuất hiện cục máu đông sau tiêm.

"Như vậy tình trạng xuất hiện cục máu đông là một sự cố hiếm gặp sau khi tiêm vaccine COVID-19, phần lớn xảy ra trong 28 ngày và có một số ít trường hợp xảy ra sau 42 ngày. Tình trạng này hoàn toàn có thể điều trị. Do đó việc lo lắng bị rối loạn đông máu do đã từng tiêm vaccine COVID-19 là không có cơ sở", Sở Y tế TP.HCM thông tin.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tác dụng đủ bề của loại quả vị chát, từng bị 'ghẻ lạnh'Tác dụng đủ bề của loại quả vị chát, từng bị 'ghẻ lạnh'
19:40:19 19/01/2025
Củ đinh lăng ngâm rượu có phải càng già càng tốt?Củ đinh lăng ngâm rượu có phải càng già càng tốt?
16:01:54 19/01/2025
Cuộc điện thoại tối muộn và ca ghép tạng đặc biệt được tập dượt 1 nămCuộc điện thoại tối muộn và ca ghép tạng đặc biệt được tập dượt 1 năm
13:20:08 19/01/2025
Một phút chủ quan sau tắm khiến người đàn ông trẻ vỡ mạch máu nãoMột phút chủ quan sau tắm khiến người đàn ông trẻ vỡ mạch máu não
12:58:40 19/01/2025
3 không khi ăn lạc3 không khi ăn lạc
19:28:29 19/01/2025
4 ô tô đâm 'dồn toa' ở Đại lộ Thăng Long, xe con biến dạng4 ô tô đâm 'dồn toa' ở Đại lộ Thăng Long, xe con biến dạng
13:22:32 19/01/2025
4 lý do nên ngâm chân bằng nước lá lốt thường xuyên vào mùa đông4 lý do nên ngâm chân bằng nước lá lốt thường xuyên vào mùa đông
15:01:30 19/01/2025
5 điều nên làm khi đi bộ sau bữa ăn5 điều nên làm khi đi bộ sau bữa ăn
15:00:55 19/01/2025

Tin đang nóng

Ngọc Lan, Lona Kiều Loan và dàn sao Vbiz phản ứng với bài viết gây chấn động của Thiên AnNgọc Lan, Lona Kiều Loan và dàn sao Vbiz phản ứng với bài viết gây chấn động của Thiên An
14:42:18 20/01/2025
Luna Đào nói gì sau khi có màn tái ngộ Trấn Thành gây dậy sóng MXH?Luna Đào nói gì sau khi có màn tái ngộ Trấn Thành gây dậy sóng MXH?
14:37:31 20/01/2025
5 thanh niên nằm ngủ giữa nhà và sự xuất hiện của người đàn ông lúc rạng sáng khiến tất cả vùng dậy5 thanh niên nằm ngủ giữa nhà và sự xuất hiện của người đàn ông lúc rạng sáng khiến tất cả vùng dậy
16:48:16 20/01/2025
3 chị đẹp khiến khán giả bất bình khi tiến vào chung kết show 'Đạp gió'3 chị đẹp khiến khán giả bất bình khi tiến vào chung kết show 'Đạp gió'
14:25:03 20/01/2025
Sao Việt 20/1: Hoa hậu Thùy Tiên khoe sắc ở Thụy Sĩ sau khi nhận bằng Thạc sĩSao Việt 20/1: Hoa hậu Thùy Tiên khoe sắc ở Thụy Sĩ sau khi nhận bằng Thạc sĩ
15:56:38 20/01/2025
Động thái gần nhất của Jack: Khiến fan Kpop nổi giận vì loạt hình ảnh "xào nấu"Động thái gần nhất của Jack: Khiến fan Kpop nổi giận vì loạt hình ảnh "xào nấu"
14:58:26 20/01/2025
Ngoại hình gây hoang mang tột độ của Triệu Lộ TưNgoại hình gây hoang mang tột độ của Triệu Lộ Tư
14:46:15 20/01/2025
Dàn sao Running Man phản ứng gượng gạo, gây hoang mang khi xem bộ ảnh nóng bỏng của Song Ji HyoDàn sao Running Man phản ứng gượng gạo, gây hoang mang khi xem bộ ảnh nóng bỏng của Song Ji Hyo
16:04:01 20/01/2025

Tin mới nhất

Mẹ bầu trầm cảm ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Mẹ bầu trầm cảm ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

09:22:48 20/01/2025
Tuy không phải phụ nữ nào có thai cũng sẽ bị trầm cảm nhưng thai phụ và gia đình cần nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh để có biện pháp hỗ trợ, khắc phục trầm cảm khi mang thai hiệu quả.
Top 4 thực phẩm người bệnh ung thư buồng trứng nên ăn

Top 4 thực phẩm người bệnh ung thư buồng trứng nên ăn

09:20:50 20/01/2025
Người bệnh ung thư buồng trứng cũng cần bổ sung các loại rau củ xanh như súp lơ xanh, bông cải, rau cải... để chống lại sự lão hóa của các tế bào, giảm được quá trình phát triển của các tế bào ung thư cũng như khối u buồng trứng.
Cảnh giác với tai nạn bỏng trong dịp Tết

Cảnh giác với tai nạn bỏng trong dịp Tết

09:19:06 20/01/2025
Quan trọng nhất, dù áp dụng cách sơ cứu xử lý vết bỏng trong trường hợp nào mọi người cũng cần tuân thủ thực hiện đúng nguyên tắc và quy trình sơ cứu, điều này giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, tổn thương lan rộng.
Nhiễm sán dây bò dài cả mét vì đam mê món thịt bò sống

Nhiễm sán dây bò dài cả mét vì đam mê món thịt bò sống

09:17:28 20/01/2025
Khi đến ruột non, chúng sẽ bám vào thành ruột và dần dần phát triển thành một con ký sinh trùng trưởng thành. Sán dây bò có thể dài tới 5 - 10m, trong khi sán dây lợn thường chỉ dài tới 2 - 4m.
Điều gì xảy ra với cơ thể nếu ăn sáng bằng cơm?

Điều gì xảy ra với cơ thể nếu ăn sáng bằng cơm?

09:15:18 20/01/2025
Chúng ta nên kiểm soát việc sử dụng glucose để làm nguồn năng lượng cho cơ thể. Nếu quá lạm dụng thì rất có thể có nguy cơ bị ảnh hưởng từ quá trình glycation và oxy hóa của các gốc tự do do glucose tạo ra ở bất cứ mô nào trong cơ thể.
3 thói quen buổi sáng nên từ bỏ càng sớm càng tốt

3 thói quen buổi sáng nên từ bỏ càng sớm càng tốt

09:13:03 20/01/2025
Buổi sáng là thời điểm quan trọng và chuỗi các hoạt động hay thói quen sau khi thức dậy có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và và năng suất cả ngày. Để có một ngày làm việc tuyệt vời, hãy tránh thực hiện những điều dưới đây vào buổi sáng.
Truyền thông Campuchia ấn tượng về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Truyền thông Campuchia ấn tượng về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

19:58:15 19/01/2025
Theo bài viết, xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024 đạt mức tăng trưởng ấn tượng 14,3% so với năm 2023, với tổng kim ngạch 405,53 tỷ USD.
Gia Lai: 2 lần cấp cứu giúp bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp qua cơn nguy kịch

Gia Lai: 2 lần cấp cứu giúp bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp qua cơn nguy kịch

19:35:07 19/01/2025
Riêng trong năm 2025, Khoa Tim mạch sẽ dự kiến triển khai các kỹ thuật mới gồm: Cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn; can thiệp Laser điều trị suy van tĩnh mạch; can thiệp bước đầu cho các tổn thương vôi hóa, tổn thương phức tạp động mạch vành.
Thức uống khoái khẩu của nhiều người hại thận khôn lường

Thức uống khoái khẩu của nhiều người hại thận khôn lường

19:34:27 19/01/2025
Một ly trà sữa trân châu thường chứa lượng đường vượt xa mức khuyến nghị hằng ngày. Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) khuyến cáo phụ nữ không nên tiêu thụ quá 25g đường mỗi ngày, với nam giới là 38g. Trong khi đó, mỗi ly trà sữa có thể chứa 30...
Tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm

Tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm

19:25:07 19/01/2025
Thời gian qua, dịch bệnh CGC đã xảy ra tại 2 xã Ái Thượng (Bá Thước) và Trung Tiến (Quan Sơn). Hiện nay, dịch bệnh đã được khống chế, nhưng đặt ra yêu cầu cao về phòng chống dịch CGC cho các địa phương trên địa bàn tỉnh.
5 loại hạt giúp tăng cường sức khỏe lâu dài

5 loại hạt giúp tăng cường sức khỏe lâu dài

18:50:35 19/01/2025
Quả óc chó được biết là có nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm cả việc cải thiện chức năng mạch máu và chống các gốc tự do gây tổn hại nhờ có hàm lượng cao chất chống oxy hóa.
Thuốc không kê đơn nào giúp trị đầy hơi?

Thuốc không kê đơn nào giúp trị đầy hơi?

18:48:54 19/01/2025
Lactase là một loại enzyme tự nhiên phân hủy lactose có trong các sản phẩm từ sữa. Những người không dung nạp lactose (sữa) thường bị các triệu chứng đầy hơi. Dùng lactase có thể giúp tránh được các triệu chứng này.

Có thể bạn quan tâm

Nữ tỷ phú Madam Pang hiếm hoi lộ diện với chồng đại tá cảnh sát, cuộc sống "dát vàng" khiến ai cũng mơ ước

Nữ tỷ phú Madam Pang hiếm hoi lộ diện với chồng đại tá cảnh sát, cuộc sống "dát vàng" khiến ai cũng mơ ước

Netizen

20:09:46 20/01/2025
Nữ tỷ phú Madam Pang là cái tên không còn xa lạ với người hâm mộ bóng đá Việt Nam. Bà là chủ tịch liên đoàn bóng đá Thái Lan. Ở AFF Cup 2024, bà Madam Pang cũng chiếm luôn spotlight trên khán đài với ngoại hình xinh đẹp, phong thái quyề...
Bị chém trọng thương vì nhậu say, đòi "mây mưa" với bóng hồng

Bị chém trọng thương vì nhậu say, đòi "mây mưa" với bóng hồng

Pháp luật

20:08:16 20/01/2025
Đạt được đưa vào bệnh viện cấp cứu với thương tích 33%. Công an tỉnh Long An truy xét và bắt được 3 đối tượng. Ngoài hình phạt trên, 3 bị cáo còn có trách nhiệm bồi thường cho bị hại số tiền 234 triệu đồng.
Bắt gặp Mạc Hồng Quân và vợ siêu mẫu tình tứ trên sân pickleball, nàng WAG được tổ chức sinh nhật đặc biệt

Bắt gặp Mạc Hồng Quân và vợ siêu mẫu tình tứ trên sân pickleball, nàng WAG được tổ chức sinh nhật đặc biệt

Sao thể thao

19:59:19 20/01/2025
Cứ có thời gian rảnh tiền đạo sinh năm 1992 và vợ lại lên đồ xuống sân pickleball phẩy vợt . Cặp đôi còn không ngần ngại thể hiện tình cảm với nhau trên sân. Vợ chồng chàng cầu thủ cũng tạo thành một cặp đôi kết hợp ăn ý trên sân khi th...
NSND Công Lý từng làm nghề bơm xe đạp ở Cung Thiếu nhi Hà Nội

NSND Công Lý từng làm nghề bơm xe đạp ở Cung Thiếu nhi Hà Nội

Sao việt

19:55:20 20/01/2025
Ít ai biết rằng, cô Đẩu Công Lý từng có tuổi thơ dữ dội khi cùng bố làm nghề bơm xe đạp lúc gia đình còn khó khăn, thiếu thốn.
Bỏ rơi con ruột, Trịnh Sảng bị khán giả tẩy chay, đuổi khỏi làng giải trí

Bỏ rơi con ruột, Trịnh Sảng bị khán giả tẩy chay, đuổi khỏi làng giải trí

Sao châu á

19:52:53 20/01/2025
Từng là diễn viên hạng A của làng giải trí Hoa ngữ, được nhiều nhãn hàng săn đón, Trịnh Sảng hiện bị khán giả tẩy chay, bị đuổi khỏi làng giải trí, đối mặt với khoản đền bù lớn vì bỏ rơi con ruột.
Mệnh danh là "vàng của thế giới thực vật", dùng nấu món ăn cực ngon lại giúp nuôi dưỡng gan, củng cố hệ miễn dịch và đẹp da

Mệnh danh là "vàng của thế giới thực vật", dùng nấu món ăn cực ngon lại giúp nuôi dưỡng gan, củng cố hệ miễn dịch và đẹp da

Ẩm thực

19:48:17 20/01/2025
Món ăn hoàn thành với màu cam, vàng và xanh đan xen, hương vị hòa quyện. Kết cấu của món ăn giòn, ngon, ngọt, đậm đà ăn cùng cơm rất đưa vị.
Minh Tuyết, Đông Nhi "cháy đỉnh nóc kịch trần" tại Tuổi Hồng 29

Minh Tuyết, Đông Nhi "cháy đỉnh nóc kịch trần" tại Tuổi Hồng 29

Nhạc việt

18:27:26 20/01/2025
Đêm nhạc hội Tuổi Hồng Minh Khai 29 có sự góp mặt của loạt nghệ sĩ nổi tiếng, thu hút hơn 4.000 khán giả tham gia, mang đến một đêm khó quên cho tất cả.
Thêm đằm thắm với các trang phục yếm xinh ngày tết

Thêm đằm thắm với các trang phục yếm xinh ngày tết

Thời trang

18:25:03 20/01/2025
Trong không khí xuân rộn ràng, những mẫu áo váy yếm xinh xắn đang trở lại mạnh mẽ, hứa hẹn sẽ là lựa chọn hoàn hảo để các cô gái diện trong dịp tết năm nay.
Vua Charles III và chiến lược ngoại giao với Tổng thống đắc cử Donald Trump

Vua Charles III và chiến lược ngoại giao với Tổng thống đắc cử Donald Trump

Thế giới

18:04:26 20/01/2025
Việc ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng đang đặt ra nhiều thách thức mới cho mối quan hệ đặc biệt giữa Anh và Mỹ.
'Đi về miền có nắng' tập 11: Vân tức điên cho rằng Dương bày trò để ở bên Phong

'Đi về miền có nắng' tập 11: Vân tức điên cho rằng Dương bày trò để ở bên Phong

Phim việt

17:13:33 20/01/2025
Trong Đi về miền có nắng tập 11, Vân cho rằng Dương bày ra chuyến công tác để tranh thủ cơ hội một mình ở bên Phong.
3 điều kiêng kỵ khi thắp hương, gia chủ tránh kẻo "tự rước họa", càng cúng càng mất lộc

3 điều kiêng kỵ khi thắp hương, gia chủ tránh kẻo "tự rước họa", càng cúng càng mất lộc

Trắc nghiệm

16:36:19 20/01/2025
Vào những ngày lễ tết và ngày quan trọng như Tết Nguyên đán, Tết Thanh minh, Tết Đoan ngọ, thắp hương càng trở thành một cách thức quan trọng để bày tỏ lòng thành kính và cầu nguyện.