Hai tập đoàn Nhật Bản sẽ tham gia xây dựng đô thị thông minh tại TP.HCM
Tập đoàn thương mại Mitsubishi và tập đoàn bất động sản Nomura của Nhật Bản sẽ hợp tác với một đối tác của Việt Nam xây dựng khu đô thị thông minh tại TP.HCM.
Ảnh minh họa từ Internet
TTXVN tại Tokyo dẫn nhật báo kinh tế Nihong Keizai ngày 23.1 cho biết, Tập đoàn thương mại Mitsubishi và tập đoàn bất động sản Nomura của Nhật Bản sẽ hợp tác với một đối tác lớn của Việt Nam xây dựng khu đô thị thông minh tại TP.HCM với số vốn đầu tư lên tới 100 tỉ Yen (khoảng 908 triệu USD).
Theo đó, Mitsubishi và Nomura dự kiến sẽ tham gia xây dựng một phần dự án khu đô thị lớn tại phía Tây TP.HCM.
Các tòa nhà thông minh sẽ được ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), nhận diện khuôn mặt để giám sát người ra vào, xe buýt tự hành để giảm thiểu tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm không khí, hệ thống điện phân tán để sử dụng năng lượng hiệu quả hơn và một số công nghệ tiên tiến khác.
Video đang HOT
Mitsubishi và Nomura muốn đi trước các đối thủ cạnh tranh khác khi nhu cầu về xây dựng đô thị đang tăng lên tại khu vực châu Á.
Theo ước tính của Liên hợp quốc, 61% dân số châu Á sẽ tập trung tại các đô thị vào năm 2040, tăng mạnh so với tỷ lệ 47% trong năm 2015.
Các công ty bất động sản quốc tế lâu nay vẫn tập trung vào thị trường Mỹ hoặc Nhật Bản nhưng đang dần hướng sự quan tâm tới các thị trường mới nổi, trong đó có Đông Nam Á.
Đô thị thông minh được kỳ vọng sẽ là một phần quan trọng của sự thay đổi này vì chúng sẽ mang đến lối sống xanh hơn và an toàn hơn.
Tính đến tháng 12.2019, TP.HCM đã triển khai thực hiện các Trung tâm thuộc Đề án xây dựng Đô thị thông minh, gồm: Trung tâm điều hành đô thị thông minh, Trung tâm mô phỏng và dự báo kinh tế – xã hội, Trung tâm an toàn thông tin TP.HCM và xây dựng Kho dữ liệu dùng chung và phát triển Hệ sinh thái dữ liệu mở cho TP, đạt được một số kết quả giai đoạn 1.
Trong đó đã triển khai hệ thống tích hợp và chia sẻ dữ liệu ở nhiều lĩnh vực, vận hành cổng thông tin cung cấp dữ liệu mở (về khám chữa bệnh, dịch vụ giáo dục, dự án đầu tư nước ngoài…); đồng thời trình UBND TP.HCM thông qua Quy chế tích hợp và vận hành Kho dữ liệu dùng chung nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc chia sẻ nguồn dữ liệu này.
Trung tâm điều hành đô thị thông minh (tại UBND TPHCM) đã triển khai thí điểm kết nối, tích hợp dữ liệu hệ thống camera giám sát của Sở GT-VT và UBND một số quận huyện với hơn 1.100 camera; ứng dụng hệ thống GIS quản lý hạ tầng đô thị gồm các lớp dữ liệu bưu chính viễn thông, điện nước, cấp thoát nước, tài nguyên môi trường…
Trung tâm mô phỏng và dự báo kinh tế – xã hội (thuộc Viện Nghiên cứu phát triển) đã có nền tảng vận hành gồm: hệ thống cơ sở dữ liệu kinh tế – xã hội, hệ thống dashboard trực quan hóa dữ liệu và khung báo cáo định kỳ (hàng tháng, giữa năm, cả năm), đề án khoa học xây dựng mô hình, kịch bản dự báo. Từ đó ứng dụng dự báo một số chỉ tiêu kinh tế – xã hội của TP (chủ yếu cho năm 2020), phục vụ Đề án khoa học Nghiên cứu đánh giá kết quả phát triển kinh tế – xã hội TP.HCM giai đoạn 2016-2020 và dự báo kịch bản phát triển giai đoạn 2021-2025″ của TP.
Theo một thế giới
Giải thưởng CNTT-TT 2019: 'Hành trình vươn tới đô thị thông minh'
Sáng 7-8, Tại Trung tâm báo chí TPHCM, Sở TT-TT TPHCM đã chính thức phát động Giải thưởng CNTT-TT TPHCM 2019 với chủ đề 'Hành trình vươn tới đô thị thông minh'.
Ông Dương Anh Đức, Giám đốc Sở TT-TT, chủ trì cuộc họp báo
Giải thưởng sẽ được xét và trao tặng ở 6 nhóm, gồm: Doanh nghiệp có sản phẩm và giải pháp phần mềm tiêu biểu; Doanh nghiệp có phần cứng tiêu biểu; Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng tiêu biểu; Đơn vị có ứng dụng CNTT-TT tiêu biểu; Đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp vào sự phát triển CNTT-TT thành phố; Sinh viên ngành CNTT-TT có thành tích nghiên cứu và học tập xuất sắc.
Các phóng viên tham gia họp báo phát động Giải thưởng CNTT-TT TPHCM 2019
Giải thưởng nhằm phát hiện và tôn vinh các sản phẩm, giải pháp ICT tiêu biểu, có tác động tích cực đến việc thực hiện đề án "Xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025".
Sau 18 tháng triển khai thực hiện Đề án Xây dựng thành phố thông minh, TPHCM đã đạt được một số kết quả bước đầu, diện mạo đô thị thông minh dần hình thành và ngày một rõ nét, nhất là 4 trung tâm được TPHCM đầu tư xây dựng đầu tiên bao gồm: Kho dữ liệu dùng chung và hệ sinh thái dữ liệu mở; Trung tâm điều hành đô thị thông minh; Trung tâm an toàn thông tin thành phố; Trung tâm mô phỏng dự báo kinh tế - xã hội. Tuy nhiên đây chỉ là giai đoạn đầu, nên trong thời gian tới, còn rất nhiều ứng dụng phát triển cho đô thị thông minh, do đó những sản phẩm tham dự cuộc thi có tính ứng dụng, thiết thực phục vụ cho xây dựng đề án Đô thị thông minh sẽ là lợi thế.
Theo Sài Gòn Giải Phóng
Startup này thu thập hàng tỷ hình ảnh từ internet để tạo cơ sở dữ liệu nhận dạng khuôn mặt Và cơ sở dữ liệu này đang được sử dụng bởi hàng trăm cơ quan hành pháp. Một startup về nhận dạng khuôn mặt đang được sử dụng bởi hàng trăm cơ quan hành pháp tại Mỹ nhằm giải quyết các vụ phạm tội, nhưng điều kỳ lạ là chẳng mấy ai nắm được thông tin về phần mềm này - kể cả...