Hai quỹ lớn phủ nhận thông tin ‘đánh sập’ LUNA
BlackRock và Citadel Securities đã lên tiếng, phủ nhận giả thuyết đánh sập dự án Terra ( LUNA).
Sau vụ sập giá của Terra (LUNA), thị trường tiền số xuất hiện các giả thuyết liên quan đến dự án này. Trong đó, một người dùng ẩn danh lan truyền thông tin cho rằng quỹ đầu tư BlackRock và công ty Citadel Securities đánh sập dự án.
Ngày 12/5, BlackRock và Citadel Securities đã phủ nhận thông tin đánh sập Terra. Theo Bloomberg, đại diện Citadel Securities cho biết công ty này không liên quan đến LUNA và chưa bao giờ giao dịch stablecoin UST.
Giả thuyết về việc bán khống UST được nhiều người dùng chia sẻ trên mạng xã hội.
Đồng thời, BlackRock, quỹ đầu tư toàn cầu của Mỹ củng phủ nhận thuyết âm mưu. “Tin đồn BlackRock tham gia trong vụ việc sụp đổ của UST là hoàn toàn sai sự thật. Thực tế, BlackRock không giao dịch UST”, phát ngôn viên của quỹ, Logan Koffler cho biết.
Thuyết âm mưu này cho rằng BlackRock và Citadel Securities đã vay 100.000 BTC ở sàn giao dịch Gemini và sử dụng 25% số tài sản này để mua stablecoin UST. Sau đó, hai “cá voi” nói trên đã liên hệ trực tiếp chủ dự án Terra, Do Kwon để mua UST với giá chiết khấu.
Video đang HOT
Theo giả thuyết, Do Kwon đã đồng ý với thương vụ này và chấp nhận mua lượng BTC của hai “cá voi” bằng UST với giá cao hơn thị trường. Do đó, vốn hóa của UST bị pha loãng. Thương vụ thành công, BlackRock và Citadel Securities đã bán ra toàn bộ BTC và UST vì biết lượng UST đang được stake (khóa lấy lãi) trên nền tảng Anchor là rất lớn.
Thuyết âm mưu cho rằng hành động bán khống của hai “cá voi” là để tạo panic sell (bán tháo), làm stablecoin UST mất điểm neo giá 1 USD. Đồng thời, tạo ra khủng hoảng cho toàn bộ hệ sinh thái LUNA và toàn bộ thị trường tiền số. Từ đó, BlackRock và Citadel Securities có thể mua lại số BTC với giá thấp nhằm trả khoản vay cho sàn Gemini và ăn lãi lớn.
Hôm 11/5, Charles Hoskinson, nhà sáng lập dự án Cardano (ADA) cũng chia sẻ giả thuyết này trên kênh Twitter của ông. Phía sàn giao dịch Gemini cũng phủ nhận các cáo buộc trong thuyết âm mưu.
“Chúng tôi đã nghe về câu chuyện Gemini cho các tổ chức lớn vay 100.000 BTC, dẫn đến việc đồng LUNA bị bán tháo. Gemini không cho vay như vậy”, kênh Twitter chính thức của sàn giao dịch này thông báo.
Sàn giao dịch tiền số Gemini phủ nhận giả thuyết.
Gần đây, stablecoin UST và token quản trị LUNA của Terra chịu lực bán tháo lớn, khiến giá sụt giảm nghiêm trọng. Theo dữ liệu từ CoinMarketCap, vào chiều 12/5 LUNA được giao dịch quanh mốc 0.02 USD, giảm hơn 99,5% so với ngày 8/5, khi vấn đề mất mốc neo 1 USD của UST bắt đầu xuất hiện. Tính từ đỉnh gần 120 USD xác lập vào 5/4, đồng tiền số này đã giảm hơn 99,64% giá trị.
Việc UST và LUNA, 2 token đóng vai trò cán cân cân bằng mức giá neo đều giảm sâu khiến thị trường hoảng loạn. Tối 11/5, Do Kwon, CEO Terraform Labs cho biết sẽ tiếp tục mint (tạo ra) thêm token LUNA để “cứu” UST. Thông tin này khiến giá đồng LUNA giảm thêm 100 lần trong 1 ngày.
Bitcoin lại rơi vào vùng nguy hiểm
Sau một ngày hồi phục về mức trên 40.000 USD, Bitcoin lại tiếp tục giảm sâu về vùng 38.000 USD, thấp nhất trong một tháng qua.
Dữ liệu từ Coinmarketcap cho thấy Bitcoin (BTC) đang được giao dịch quanh mốc 38.200 USD, giảm hơn 2.300 USD, tương đương 5,7 % so với 24 giờ trước đó. Việc sụt giảm của đồng tiền số lớn nhất thế giới bắt đầu từ 20h ngày 26/4, có thời điểm xuống còn 37.800 USD, thấp nhất trong một tháng qua.
Giá Bitcoin biến động liên tục trong giai đoạn vừa qua. BTC lên xuống trong khoảng giá 38.000-42.000 USD. So với đỉnh gần 68.000 USD được xác lập vào tháng 11/2021, đồng tiền số lớn nhất thế giới đã mất hơn 44% giá trị. Tổng giá trị vốn hóa của Bitcoin hiện tại là khoảng 726 tỷ USD.
Bitcoin giảm mạnh về mốc dưới 38.000 USD trong sáng 27/4.
Việc sập giá của Bitcoin hôm nay tiếp tục diễn ra cùng thời điểm mở cửa của sàn giao dịch chứng khoán Mỹ.
"Giá BTC giảm xuống dưới vùng 38.000 USD do cổ phiếu các hãng công nghệ bị bán tháo. Đồng thời, nhà đầu tư đang thận trọng theo dõi xem liệu Bitcoin có giữ được ở 'vùng bảo vệ' hay không", Jordan Finneseth của Cointelegraph nhận định.
Theo đó, việc sụt giảm mạnh là bởi toàn thị trường đang chịu áp lực bán tháo, không riêng tiền số. Đồng thời, những thông tin tích cực quanh việc Elon Musk mua Twitter cũng dần mờ nhạt và lo ngại ở nền kinh tế vĩ mô trở lại.
"Hệ số tương quan giữa giá BTC và cổ phiếu đang ở vùng rất cao, khoảng 0,9 trong 7 tuần qua. Điều đó cho thấy về tổng thể, Bitcoin đang được giao dịch giống như các loại cổ phiếu có vốn hóa lớn. Nó thể hiện mối tương quan giữa các thị trường một cách rõ ràng", tài khoản Twitter @Cryprtobirb, chuyên phân tích về thị trường tiền số chia sẻ.
Đi theo Bitcoin, loạt altcoin cũng chìm trong sắc đỏ.
Theo Alternative, chỉ số cảm xúc của thị trường đầu tư tiền số đang ở 21 điểm, trong vùng "sợ hãi tột độ". Dữ liệu từ Coinglass cho thấy hơn 94.000 tài khoản đã bị thanh lý hợp đồng tương lai trong 24 giờ qua với giá trị khoảng 336 triệu USD.
Việc Bitcoin giảm giá cũng kéo theo loạt altcoin chìm trong sắc đỏ. Ethereum tiếp tục giảm sâu về mức 2.800 USD, mất hơn 6% giá trị. Loạt tiền số trong nhóm 10 dự án lớn nhất (không tính stablecoin) đều sụt giảm. SOL, XRP, LUNA, ADA, AVAX, DOGE đều mất 4-9% giá trị.
Bitcoin chạm mốc 30.000 USD, thị trường sợ hãi tột độ Đồng tiền số lớn nhất thế giới vẫn trên đà giảm mạnh, và đã mất gần 60% giá trị so với đỉnh xác lập vào tháng 11/2021. Dữ liệu từ TradingView cho thấy Bitcoin đã giảm xuống mốc 29.800 USD trong rạng sáng ngày 10/5 rồi tăng nhẹ trở lại. Hiện tại, đồng tiền số lớn nhất thế giới đang được giao dịch...