Hải quân Trung Quốc giới thiệu hàng loạt chiến hạm mới trong dịp kỷ niệm thành lập
Hải quân Trung Quốc đã kỷ niệm 73 năm thành lập ngày 23/4 bằng tuyên bố phiên chế nhiều chiến hạm hùng mạnh mới và hai loại trực thăng tiên tiến hoạt động trên hạm.
Các thủy thủ Trung Quốc dự lễ kỷ niệm 73 năm thành lập Hải quân nước này ngày 23/4 tại tỉnh Sơn Đông. Ảnh: Global Times
Tờ Global Times (Trung Quốc) đánh giá động thái mới này phản ánh sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của Hải quân nước này trong những năm gần đây. Trước đó, truyền thông Trung Quốc tiết lộ rằng có 6 chiến hạm mới được phiên chế gồm một tàu tấn công đổ bộ lớp 075, ba tàu khu trục cỡ lớn lớp 055 cùng hai tàu khu trục lớp 052D.
Ngày 23/4, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin tàu tấn công đổ bộ lớp 075 có tên Quảng Tây sẽ sớm cùng tàu Hải Nam tham gia huấn luyện đội hình hai tàu. Hải Nam là tàu tàu tấn công đổ bộ Lớp 075 đầu tiên được phiên chế vào tháng 4/2021.
Tàu Hải Nam thuộc phiên chế Chiến khu miền Nam Trung Quốc trong khi đó tàu Quảng Tây sẽ trực thuộc Chiến khu miền Đông. CCTV đưa tin tàu Quảng Tây đã bắt đầu huấn luyện cơ bản bao gồm tổ chức điều hướng, cứu hộ chiến đấu và kiểm soát thiệt hại, cũng như thực hành tích hợp với trực thăng, xe bọc thép lội nước và tàu đổ bộ đệm khí.
Video đang HOT
Hải quân Trung Quốc đã công khai tổng cộng 3 tàu khu trục cỡ lớn 10.000 tấn Lớp 055 bao gồm An Sơn, Vô Tích thuộc Chiến khu miền Bắc và Diên An thuộc Chiến khu miền Nam. Như vậy, với 3 tàu mới bổ sung, Hải quân Trung Quốc sẽ sở hữu tổng cộng 6 tàu Lớp 055.
Hải quân Trung Quốc còn thông báo việc đưa vào hoạt động hai tàu khu trục Lớp 052D là Thiệu Hưng và Bao Đầu. Theo thông tin chính thức, tàu Thiệu Hưng đã tham gia các cuộc huấn luyện của Chiến khu miền Đông trong khi tàu Bao Đầu cũng dự cuộc tập trận bắn đạn thật kéo dài 5 ngày tại Hoàng Hải.
CCTV đồng thời đưa tin rằng Hải quân Trung Quốc gần đây cũng thu nhận một số tàu phụ trợ như tàu cung ứng, tàu cứu hộ và máy bay mới.
Dựa trên một bản tin của CCTV ngày 23/4, lần đầu tiên hai trực thăng Z-20 do Trung Quốc sản xuất được hé lộ. Z-20 được đánh giá có năng lực hơn Z-9 và linh hoạt hơn Z-8. Các chuyên gia đánh giá Z-20 có thể thực hiện các nhiệm vụ bao gồm vận tải, tấn công đổ bộ, trinh sát và tìm kiếm cứu nạn. Các chuyên gia cũng dự đoán Z-20 có thể hoạt động trên tàu Lớp 055 cùng tàu Lớp 075 và Lớp 052D…
Tàu sân bay Sơn Đông của Hải quân Trung Quốc tại một cảng ở tỉnh Hải Nam năm 2019. Ảnh: China Military
Nhiều nhà quan sát nhận định Hải quân Trung Quốc đang tự chuyển mình từ các tàu kích cỡ nhỏ sang cỡ lớn, từ vùng ven biển đến vùng biển xa, từ thủy thủ riêng lẻ sang toàn hệ thống, từ sân bay sang tàu sân bay, và từ hàng hải sang mọi địa hình, tạo ra những bước tiến.
Trong thông cáo báo chí gửi tờ Global Times, Hải quân Trung Quốc nhấn mạnh sẽ tiếp tục phát triển hướng tới trở thành lực lượng tầm cỡ thế giới.
Đoạn video chính thức giới thiệu chương trình tàu sân bay của Trung Quốc được công bố ngày 22/4 cũng cho thấy hàng không mẫu hạm thứ ba của nước này sẽ sớm được công bố.
Đại úy Xu Ying, một sĩ quan chỉ huy trên tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc mang tên Sơn Đông phát biểu với Global Times rằng Hải quân nước này sẽ có nhiều phi công hơn, nhiều tàu sân bay hơn và nhiều chiến đấu cơ hoạt động trên tàu sân bay hơn.
Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc COVID-19 mới
Ngày 28/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 27/7, trong đó có 55 ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Kinh, Trung Quốc, ngày 24/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo số liệu của NHC, trong số các ca lây nhiễm trong nước mới được ghi nhận có 48 ca ở tỉnh Giang Tô, 3 ca ở Tứ Xuyên, trong khi Vân Nam và Liêu Ninh mỗi nơi có 2 ca mắc mới. Ngoài ra có 31 ca mắc nhập cảnh, trong đó 16 ca ở Vân Nam; các tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông mỗi nơi có 3 ca và 2 ca ở Tứ Xuyên. Không có thêm trường hợp tử vong vì COVID-19 nào được ghi nhận tại Trung Quốc trong ngày 27/7.
Tính tới ngày 27/7, Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 7.317 ca mắc COVID-19 nhập cảnh, trong đó 6.690 bệnh nhân đã được xuất viện và vẫn còn 627 ca đang được điều trị. Tổng số bệnh nhân COVID-19 đã được ghi nhận tại Trung Quốc là 92.762 người, trong đó 4.636 người đã tử vong và 87.264 bệnh nhân đã bình phục.
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) tính tới cuối ngày 27/7 đã ghi nhận 11.979 ca mắc, trong đó có 212 ca tử vong. Khu hành chính đặc biệt Macao (Trung Quốc) xác nhận 59 ca mắc, trong khi số ca mắc ghi nhận tại Đài Loan (Trung Quốc) là 15.99 ca, bao gồm 787 ca tử vong. Tổng cộng 11.705 bệnh nhân mắc COVID-19 đã được xuất viện tại Hong Kong, trong khi con số này ở Macao và Đài Loan lần lượt là 53 người và 12.664 người.
Cũng trong ngày 28/7, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo số ca mắc COVID-19 tại nước này đã tăng lên 31.484.605, với 43.654 ca mắc mới được ghi nhận trên toàn quốc trong 24 giờ qua. Số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng lên 422.022 người sau khi có thêm 640 bệnh nhân không qua khỏi.
Hiện vẫn còn 399.436 ca mắc COVID-19 đang được điều trị trên cả nước, tăng 1.336 ca trong 24 giờ qua. Nước này cũng ghi nhận thêm 41.678 bệnh nhân mắc COVID-19 được xuất viện, nâng số người được chữa khỏi lên 30.663.147 người.
Anh tặng 9 triệu liều vaccine cho thế giới Ngoại trưởng Anh cho biết quốc gia này sẽ bắt đầu chia sẻ 9 triệu liều vaccine AstraZeneca đầu tiên cho các nước, trong đó có Việt Nam. Ngoại trưởng Dominic Raab hôm nay cho biết Anh sẽ phân phối 5 triệu liều thông qua Covax, sáng kiến vaccine toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu, trong khi...