Hải quân Trung Quốc chuyển đơn vị cho không quân, tập trung phát triển tàu sân bay?
Hải quân Trung Quốc đã hoàn tất việc chuyển giao hầu hết các đơn vị hàng không cho không quân, theo một nghiên cứu mới.
Tờ South China Morning Post hôm nay 2.8 trích dẫn một nghiên cứu mới từ Viện Nghiên cứu Hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASI) thuộc Đại học Hàng không, một hệ thống đại học giáo dục quân sự chuyên nghiệp thuộc Không quân Mỹ, cho rằng quân đội Trung Quốc (PLA) đã bắt đầu chuyển giao các đơn vị hàng không của Hải quân Trung Quốc cho không quân trong đầu năm nay.
Cho đến nay, ít nhất 3 lữ đoàn máy bay chiến đấu, 2 trung đoàn máy bay ném bom, 3 lữ đoàn radar, 3 lữ đoàn phòng không và những trạm sân bay mà từng hoạt động dưới quyền của Hải quân Trung Quốc hiện là một phần của không quân nước này, theo nghiên cứu.
Giới chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng Hải quân Trung Quốc đang trở nên tinh gọn hơn để tập trung tăng cường sức mạnh cho lực lượng tàu sân bay. Ảnh SCMP
Việc chuyển giao trên nằm trong nỗ lực hiện đại hóa một bộ chỉ huy chung về khả năng tấn công trên không, trên biển và thống nhất tất cả các hoạt động phòng thủ trên không dưới quyền chỉ huy của lực lượng không quân thay vì chia tách những hoạt động đó giữa hai quân chủng, theo nghiên cứu.
Mục tiêu là tăng cường sức mạnh cho lực lượng tàu sân bay của Trung Quốc. “Việc tổ chức lại này hỗ trợ các tham vọng dài hạn của PLAN [Hải quân Trung Quốc] nhằm xây dựng một lực lượng hàng không trưởng thành dựa trên tàu sân bay. Bằng cách loại bỏ hàng ngàn chỗ ở tạm cho binh sĩ, nhiều phần cơ sở hạ tầng và nhiều khung máy bay, PLAN hiện có thể tự do theo đuổi một lực lượng lấy tàu sân bay làm trung tâm hơn trong những hạn chế về mức độ nguồn lực hiện tại”, CASI viết trong nghiên cứu mới.
Hải quân Nga – Trung Quốc tập trận chung trên biển gần Nhật Bản
Nghiên cứu mới của CASI còn cho rằng các tài sản được chuyển giao sẽ cung cấp năng lực quan trọng cho Không quân Trung Quốc, nơi các máy bay ném bom H-6 trước đây được vận hành trong Hải quân Trung Quốc cho phép không quân lập thêm các đơn vị máy bay ném bom có khả năng mang tên lửa được trang bị đầu đạn hạt nhân.
Hải quân Trung Quốc đang vận hành hai chiếc tàu sân bay, gồm tàu Liêu Ninh và tàu Sơn Đông. Trong đó, tàu Liêu Ninh là tàu sân bay lớp Kuznetsov thời Liên Xô, được sửa đổi và được đưa vào hoạt động vào năm 2012, còn tàu Sơn Đông, tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc, đã đi vào hoạt động vào năm 2019.
Năm ngoái, Trung Quốc đã hạ thủy tàu sân bay nội địa tiên tiến nhất của nước này mang tên Phúc Kiến, vốn đang trong quá trình thử nghiệm trên biển. Tàu này có hệ thống phóng máy bay bằng điện từ mà sẽ cho phép máy bay phóng thường xuyên hơn, mang theo nhiều nhiên liệu và đạn dược hơn so với hai tàu Liêu Ninh và Sơn Đông, theo South China Morning Post.
NASA cảnh báo Trung Quốc dùng chiến lược 'cắt lát salami' với Mặt trăng
NASA cho rằng Bắc Kinh đang sử dụng chiến lược "cắt lát salami" với Mặt trăng, tương tự như các động thái ở Biển Đông và Hoa Đông.
Trung Quốc và Mỹ đều có kế hoạch lớn cho Mặt trăng nhưng có một số lý do khiến không quốc gia nào thực sự có thể tuyên bố quyền sở hữu bất kỳ vùng đất nào ở đó. Ảnh: Getty Images
Giám đốc NASA Bill Nelson gần đây đã bày tỏ lo ngại về các mục tiêu của Trung Quốc trong không gian, đặc biệt trước viễn cảnh Trung Quốc có thể tuyên bố quyền sở hữu Mặt trăng và ngăn các nước khác khám phá thiên thể này.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn một tờ báo của Đức, ông Nelson cảnh báo: "Chúng tôi rất lo ngại rằng Trung Quốc đang đổ bộ xuống Mặt trăng và nói rằng 'Bây giờ nơi này là của chúng tôi và các bạn tránh ra'".
Lo ngại này của lãnh đạo NASA diễn ra vào thời điểm cả hai quốc gia đều đang tích cực thực hiện các sứ mệnh lên Mặt trăng, và Trung Quốc không hề e ngại về tham vọng Mặt trăng của mình.
Năm 2019, Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên hạ cánh tàu vũ trụ ở "vùng tối" của Mặt trăng. Cùng năm đó, Trung Quốc và Nga công bố kế hoạch chung thám hiểm Cực Nam của Mặt trăng vào năm 2026. Một số quan chức Trung Quốc cũng như các tài liệu chính phủ đã bày tỏ ý định xây dựng một Trạm nghiên cứu Mặt trăng quốc tế thường trực, có phi hành đoàn hoạt động, vào năm 2027.
Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn giữa việc thiết lập căn cứ trên Mặt trăng và thực sự "chiếm" Mặt trăng.
Theo hai học giả nghiên cứu về an ninh không gian và chương trình không gian của Trung Quốc, ông Svetla Ben-Itzhak và R. Lincoln Hines (tại trường Đại học Hàng không - trung tâm huấn luyện của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Mỹ), Trung Quốc và bất kỳ quốc gia nào khác đều không có khả năng tiếp quản Mặt trăng trong tương lai gần. Hành động đó không chỉ là bất hợp pháp mà còn gặp khó khăn về mặt công nghệ - chi phí cho một nỗ lực như vậy sẽ rất cao, trong khi lợi ích tiềm năng chưa rõ là gì.
Luật không gian quốc tế
Về mặt pháp lý, Trung Quốc không thể tiếp quản Mặt trăng vì như vậy sẽ đi ngược lại luật không gian quốc tế hiện hành. Hiệp ước Thượng tầng Không gian, được thông qua vào năm 1967 và được ký bởi 134 quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc, tuyên bố rõ rằng "Không gian bên ngoài, bao gồm Mặt trăng và các thiên thể khác, không là chủ thể cho chiếm đoạt quốc gia, bằng yêu sách chủ quyền, bằng cách sử dụng hoặc chiếm đóng, hoặc bằng bất kỳ hình thức nào khác".
Hiệp ước Thượng tầng Không gian (Outer Space Treaty) năm 1967 nói rằng Mặt trăng không thể bị tuyên bố chủ quyền bởi bất kỳ quốc gia nào. Ảnh: Flickr
Các học giả pháp lý đã tranh luận về ý nghĩa chính xác của khái niệm "sự chiếm đoạt", nhưng ở cách hiểu theo nghĩa đen, hiệp ước chỉ ra rằng không quốc gia nào có thể chiếm hữu Mặt trăng và tuyên bố mở rộng mong muốn và đặc quyền quốc gia của mình. Nếu Trung Quốc cố gắng làm điều này, họ sẽ có nguy cơ bị quốc tế lên án và có thể bị cộng đồng quốc tế phản ứng mạnh.
Mặc dù không quốc gia nào có thể đòi quyền sở hữu Mặt trăng, Điều I của Hiệp ước Thượng tầng Không gian cho phép mọi quốc gia được quyền khám phá và sử dụng không gian cũng như các thiên thể ngoài vũ trụ. Trung Quốc sẽ không phải là du khách duy nhất đến Nam Cực của Mặt Trăng trong tương lai gần.
Hiệp ước Artemis do Mỹ dẫn đầu là một nhóm 20 quốc gia có kế hoạch đưa con người trở lại Mặt trăng vào năm 2025, bao gồm việc thành lập một trạm nghiên cứu trên Mặt trăng và một trạm vũ trụ hỗ trợ trên quỹ đạo được gọi là Gateway với kế hoạch ra mắt vào tháng 11/2024.
Chiến lược "cắt lát salami"
Dù không quốc gia nào có thể tuyên bố chủ quyền một cách hợp pháp đối với Mặt trăng, Trung Quốc, hoặc bất kỳ nước nào khác, vẫn có thể sẽ cố gắng từng bước thiết lập quyền kiểm soát trên thực tế đối với các khu vực chiến lược quan trọng thông qua chiến lược được gọi là "cắt lát salami".
Chiến lược "cắt lát salami" được tiến hành bằng cách thực hiện các bước đi nhỏ, dần dần gia tăng để đạt được thay đổi lớn. Những bước đi nhỏ đó không kích thích phản ứng mạnh mẽ, nhưng tác động tích lũy của chúng sẽ đưa đến sự phát triển đáng kể và tăng khả năng kiểm soát. Trung Quốc được cho là đang sử dụng chiến lược này ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Với diện tích bề mặt gần 39 triệu km vuông - tức gần gấp 5 lần diện tích của Australia - bất kỳ sự kiểm soát nào đối với Mặt trăng sẽ chỉ là tạm thời.
Hợp lý hơn, Trung Quốc có thể cố gắng đảm bảo quyền kiểm soát các khu vực "có giá trị" trên Mặt trăng, hạn như các miệng núi lửa với khối lương băng lớn hơn. Băng trên Mặt trăng rất quan trọng vì nó sẽ cung cấp nước cho con người mà không cần vận chuyển từ Trái đất.
Nước đá cũng có thể đóng vai trò là nguồn cung cấp oxy và hydro quan trọng, có thể được sử dụng làm nhiên liệu cho tên lửa. Nói tóm lại, nước đá rất cần thiết để đảm bảo tính bền vững lâu dài và khả năng sống sót của bất kỳ sứ mệnh nào lên Mặt trăng hoặc xa hơn.
Đảm bảo và thực thi quyền kiểm soát các khu vực chiến lược trên Mặt trăng sẽ đòi hỏi các khoản đầu tư tài chính đáng kể và nỗ lực lâu dài. Và không quốc gia nào có thể làm được điều này mà mọi người không nhận ra.
Trung Quốc có đủ nguồn lực và khả năng?
Biểu đồ gia tăng chi tiêu cho chương trình vũ trụ của Trung Quốc, NASA và ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu) kể từ năm 2009.
Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào chương trình không gian. Năm 2021, nước này dẫn đầu về số lần phóng lên quỹ đạo với tổng số 55 lần so với 51 của Mỹ. Bắc Kinh cũng nằm trong top 3 về triển khai tàu vũ trụ trong năm 2021. Công ty vũ trụ StarNet thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc đang lên kế hoạch cho một siêu chùm vệ tinh gồm 12.992 vệ tinh, và Trung Quốc đã gần hoàn thành việc xây dựng trạm vũ trụ Thiên Cung.
Lên Mặt trăng đã tốn kém, "tiếp quản" Mặt trăng sẽ còn tốn kém nhiều hơn thế nữa. Ngân sách không gian của Trung Quốc - ước tính khoảng 13 tỷ USD vào năm 2020 - chỉ bằng khoảng một nửa so với ngân sách của NASA. Cả Mỹ và Trung Quốc đều tăng ngân sách không gian vào năm 2020, Mỹ tăng 5,6% và Trung Quốc tăng 17,1% so với năm trước.
Nhưng ngay cả khi chi tiêu tăng lên, Trung Quốc dường như chưa đầu tư số tiền cần thiết để thực hiện sứ mệnh tốn kém, táo bạo và không chắc chắn là "tiếp quản" Mặt trăng.
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân "đáng lo ngại nhất" kể từ Chiến tranh Lạnh Hồi tháng 1 vừa qua, các cường quốc hạt nhân thế giới gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp đã ra một tuyên bố chung hiếm hoi, cam kết ngăn chặn việc phổ biến vũ khí hạt nhân và nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân. Tuy nhiên, những số liệu mới công bố về vấn đề này từ Tổ chức...