Hải quân Mỹ sắp trở lại căn cứ Subic ở Biển Đông?
Giữa lúc Khi Trung Quốc ngày càng ngang ngược độc bá Biển Đông, Hải quân Mỹ có nhiều cơ hội trở lại căn cứ Subic đã bị rời bỏ từ năm 1992.
Cách đây hơn hai thập kỷ, Philippines đã đóng cửa căn cứ hải quân khổng lồ của Mỹ ở Vịnh Subic trên Biển Đông và rũ bỏ một quá khứ thuộc địa. Hiện thời, Vịnh Subic một lần nữa chào đón nhân viên quân sự Mỹ và coi đây là đội quân tiên phong chống lại Trung Quốc ngày càng ngạo mạn.
Tàu sân bay USS Enterprise cập cảng Subic.
Năm ngoái, Hải quân Mỹ đã bắt đầu sử dụng các cơ sở ở Vịnh Subic để cung cấp khí tài và nhân sự cho các cuộc tập trận chung hàng năm Mỹ-Philippines. Khoảng 6.000 quân nhân Mỹ đến Vịnh Subic vào tháng 4/2015 và dự kiến sẽ trở lại để tham gia tập trận chung trong năm 2016. Tàu chiến Mỹ hiện đang sử dụng Vịnh Subic làm cảng tiếp tế trong các cuộc thăm viếng thường xuyên.
Ngày 17/11, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đến thăm thủ đô Manila, tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC. Dự kiến, Tổng thống Obama và Tổng thống Philippines Benigno Aquino III sẽ củng cố mối quan hệ quân sự Mỹ-Philippines, bằng cách cho phép Hải quân Mỹ sử dụng căn cứ cũ rộng 60.000 mẫu Anh ở VịnhSubic.
Sự trở lại Subic của người Mỹ diễn ra sau một thỏa thuận với quân đội Philippines mùa xuân năm ngoái. Hiệp định tăng cường hợp tác quốc phòng (EDCA) Mỹ-Philippines được ký kết do việc Trung Quốc ngày càng tiến sát bờ biển Philippines và ngang ngược tuyên bố chủ quyền hơn 80% diện tích Biển Đông.
Video đang HOT
Sau Chiến tranh Thế giới thứ II, Vịnh Subic đã trở thành căn cứ hải quân lớn nhất của Mỹ ở tây Thái Bình Dương. Vịnh nước sâu này vốn là nơi neo đậu, đồn trú, cơ sở hậu cần và sửa chữa cho các tàu chiến Mỹ.
Tuy nhiên trong thời kỳ hoàng kim của Vịnh Subic, Hải quân Mỹ đã biến khu vực này thành một khu vực ăn chơi nổi tiếng và gây ra khá nhiều tệ nạn xã hội, dung dưỡng tội phạm địa phương.
Hiện thời, xung quan căn cứ cũ của Mỹ ở Vịnh Subic đã mọc lên một trung tâm mua sắm Harbor Point với rạp chiếu phim và 200 cửa hàng như Starbucks, TGI Friday”s và Gold’s Gym. Lệnh giới nghiêm ở khu vực xung quanh căn cứ quân sự đã được áp dụng từ nửa đêm đến 5 giờ sáng.
Ông Ramon Casiple, giám đốc điều hành của tổ chức dân sự Viện cải cách chính trị và bầu cử Philippines, nói: “Theo tôi, sự hiện diện của Mỹ trong các căn cứ quân sự Philippines sẽ được cả chính phủ lẫn công chúng ở đây chấp nhận. Tuy nhiên, cần có biện pháp để tránh xảy ra những sự cố liên quan đến tội phạm đối với dân cư địa phương. Đây vốn là lý do khiến công luận Philippines chống lại căn cứ quân sự nước ngoài”.
Kể từ khi Mỹ rời bỏ căn cứ hải quân Subic, khu vực Barrio Barretto đã cắt giảm số câu lạc bộ từ 60 xuống còn 27 câu lạc bộ. Năm ngoái, một thủy quân lục chiến đã bị buộc tội giết chết một người chuyển đổi giới tính trong một căn phòng khách sạn địa phương.
Sau ba thế kỷ cai trị của Tây Ban Nha, Philippines bị Mỹ chiếm đóng từ năm 1898 đến năm 1946. Dân chúng Philippines đã nhiều lần biểu tình phản đối sự hiện diện quân sự Mỹ sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới II vào năm 1945.
Hiện thời, trong con mắt người Philippines, Trung Quốc chính là kẻ bắt nạt trong khu vực. Tàu Trung Quốc đã ngang nhiên đánh bắt cá và khai thác nhiên liệu hóa thạch ở vùng biển tranh chấp ngoài khơi đảo Luzon và Palawan. Philippines cũng lo lắng trước “thái độ hung hăng” của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi mà Bắc Kinh đã ngang nhiên bồi đắp và xây dựng các đảo nhân tạo trên các rạn san hô và bãi đá ngầm ở vùng biển Trường Sa.
Trong năm 2012, tàu Trung Quốc đã đối đầu với tàu Philippines ở bãi cạn Scarborough, một chuỗi rạn san hô ngầm các đảo Luzon 123 hải lý về phía tây (và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines). Sau đó, Trung Quốc đã cưỡng chiếm bãi cạn Scarborough và xua đuổi ngư dân Philippines đánh bắt ở ngư trường truyền thống của họ. Một năm sau đó, Philippines đã đệ đơn yêu cầu một tòa án của Liên Hợp Quốc phán quyết về việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết diện tích Biển Đông và đã được Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague chấp nhận phán xử.
Một số đảng đối lập ở Thượng viện Philippines vẫn phản đối sự trở lại của quân đội Mỹ và Tòa án Tối cao có thể sẽ phán quyết về tính hợp hiến Hiệp định tăng cường hợp tác quốc phòng (EDCA) Mỹ-Philippines.
Thế nhưng, trong những tuần gần đây, Quân đội Philippines đã nhiều lần tuyên bố rằng các điều khoản của EDCA là một phần của Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines hiện này và không phải trải qua một cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện Philippines.
Minh Châu (Theo CSM)
Theo_Kiến Thức
Phản ứng ngang ngược của Trung Quốc đối với yêu cầu từ Indonesia
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 12.11 ngang nhiên tuyên bố: "Phía Indonesia không tuyên bố chủ quyền với quần đảo Nam Sa của Trung Quốc nên Trung Quốc không phản đối chủ quyền của Indonesia đối với quần đảo Natuna".
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tại cuộc họp báo ngày 12.11 - Ảnh: Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Nam Sa là tên Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trong cuộc họp báo chiều 12.11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình đã nhấn mạnh: "Một lần nữa, Việt Nam khẳng định có đầy đủ chứng cứ không tranh cãi về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông. Chúng tôi yêu cầu các bên tôn trọng chủ quyền Việt Nam ở hai quần đảo này của Việt Nam. Các bên không có những lời nói, hành động làm phức tạp thêm tình hình, đóng góp vào nền hòa bình ổn định và lâu dài tại khu vực và trên thế giới".
Ông Hồng Lỗi đưa ra tuyên bố trên trong cuộc họp báo ngày 12.11, một ngày sau khi Bộ trưởng điều phối các vấn đề chính trị, pháp lý và an ninh Indonesia Luhut Panjaitan cảnh báo Jakarta sẽ kiện Bắc Kinh ra tòa án quốc tế nếu họ không giải thích thỏa đáng về đường chín đoạn hay còn gọi là "đường lưỡi bò" ở Biển Đông. Bộ trưởng Luhut lập luận "đường lưỡi bò" liếm trúng vùng biển xung quanh Natuna.
Cách đây gần một tuần, phát ngôn viên Hải quân Indonesia M Zainudin xác nhận rằng lực lượng này đã triển khai 7 tàu chiến đến bảo vệ vùng biển xung quanh Natuna, theo hãng tin ANTARA News.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Nga ngày càng nóng ruột muốn rút khỏi Syria? IS trở về tuyển quân ở Nga trong khi ông Putin đang tìm các giải pháp chính trị trên bàn ngoại giao. Nga đang chịu một sức ép rất lớn từ việc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang thực hiện việc tuyển quân tại một số tỉnh Dagestan, Eduard Urazayev của nước này. Tỉnh Dagestan là điểm nóng bạo...