Hải quân Mỹ-Nhật-Ấn bắt tay nhau, Trung Quốc ‘lạnh gáy’
3 nước Mỹ-Nhật-Ấn đang chuẩn bị tổ chức một cuộc tập trận chung hải quân ở vùng Bắc Thái Bình Dương.
Tạp chí Diplomat đưa tin: Ba nước Ấn Độ – Mỹ – Nhật Bản đang chuẩn bị cho một cuộc tập trận tiếp theo trong loạt kế hoạch tập trận hải quân mang tên Malabar. Địa điểm diễn ra cuộc tập trận tới đây của 3 nước này sẽ diễn ra ở phía Bắc Thái Bình Dương. Tập trận chung được xem là một biểu tượng của phát triển hợp tác an ninh giữa 3 nước.
Cuộc tập trận chung 3 nước dự kiến sẽ diễn ra trước cuộc diễn tập chống khủng bố Yudh Abhyas giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ ở Uttarakhand sẽ diễn ra vào tháng 9 tới. Malabar và Yudh Abhyas là hai hoạt động quân sự quan trọng nhất của quân đội Ấn Độ kể từ khi ông Modi lên cầm quyền ở Ấn Độ.
Theo tin tức của Timesofindia, Hải quân Ấn Độ sẽ gửi 4 hoặc 5 tàu tham gia. Trong đó có tàu khu trục hiện đại nhất Ấn Độ – Rajput và tàu khu trục tàng hình lớp Shivalik. Một quan chức Ấn Độ giấu tên cho biết: “Các tàu chiến Ấn Độ trước tiên sẽ đến Vladivostok tập trận chung với Nga và cuối tháng 7 sẽ từ đây đi đến Bắc Thái Bình Dương tập trận chung với Nhật và Mỹ”. Tuy nhiên chưa có thông tin về các tàu chiến Mỹ và Nhật sẽ tham gia cuộc tập trận.
Video đang HOT
Diplomat bình luận: “Đây được xem như một nỗ lực ngăn chặn Trung Quốc của Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Dù cho năm nay Trung Quốc đã quyết định tham gia cuộc tập trận Hải quân quốc tế do Hoa Kỳ tổ chức thì Malabar vẫn là một lời nhắc nhở về sự hợp tác đang phát triển giữa hai cường quốc châu Á với Mỹ”.
Ấn Độ và Nhật Bản cũng đã tổ chức một cuộc tập trận hải quân chung đầu tiên giữa hai nước vào năm 2012 và có nguồn tin nói rằng cả ông Modi và ông Abe đều muốn tiếp tục xu hướng hợp tác này.
Tuy nhiên Timesofindia cho rằng: “Cả Ấn Độ và Nhật Bản đều thận trọng với hành động quân sự ngày càng liều lĩnh của Trung Quốc trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Tuy nhiên Ấn Độ thích được coi là trung lập trong cuộc tranh giành ảnh hưởng quyền lực trong khu vực giữa một bên là Mỹ – Nhật và bên kia là Trung Quốc.
Về phía Trung Quốc, năm 2007 khi Ấn Độ và Nhật Bản phối hợp với 3 quốc gia khác tổ chức tập trận hải quân ở vịnh Bengal – một nơi khá xa bờ biển Trung Quốc nhưng nước này đã ngay lập tức đã ban hành một ranh giới chính thức – động thái mà Timesofindia gọi là “xù lông”. Do vậy với cuộc tập trận Malabar năm nay ở Bắc Thái Bình Dương, khả năng Bắc Kinh sẽ giận dữ hơn nhiều.
Không rõ cuộc tập trận Malabar đã được lên kế hoạch từ trước hay nó là sự đáp trả của Mỹ, Nhật đối với cuộc tập trận Nga-Trung ở biển Hoa Đông hồi tháng 5 vừa qua. Cũng chưa biết địa điểm chính xác của cuộc tập trận có gần Trung Quốc hay không. Mặc dù vậy các nhà quan sát dự đoán Trung Quốc sẽ làm ngơ cho các “đối thủ” hành động.
Theo Người đưa tin
TQ tung tàu ngầm tuần tra mới, đe dọa Mỹ
Trung Quốc đang chuẩn bị triển khai các tàu ngầm có trang bị tên lửa hạt nhân để tuần tra bắc Thái Bình Dương và ít nhất 2 bang của Mỹ nằm trong tầm bắn của các tên lửa này, báo cáo mới từ hải quân Mỹ cho biết.
Theo Viện hải quân Mỹ (USNI), hải quân thuộc quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAN) đã bàn chuyện đưa tàu ngầm đạn đạo hạt nhân hạng Jin vào tuần tra vào năm 2014. Các tàu ngầm này có thể đem theo tên lửa tầm liên lục địa, loại có tầm xa không thấp hơn 14.000 km và có thể mang một hoặc nhiều đầu đạn.
"Với tầm xa hơn 4.000 hải lý, tàu ngầm JL-2 có thể phóng tên lửa đạn đạo (SLBM), và cho phép JIN tấn công Hawaii, Alaska và có thể là một số khu vực phía tây của CONUS (48 khu vực kề với các bang của Mỹ tại Bắc Mỹ) từ các vùng biển Đông Á", sĩ quan văn phòng tình báo hải quân Jesse Karotkin viết trong báo cáo hồi tháng trước, gửi lên Ủy ban xem xét an ninh kinh tế Mỹ Trung.
Các tàu ngầm mới Type 094 hạng Jin là một tuyệt tác về công nghệ khi so với loại Type 092 mà PLAN vẫn dùng từ trước tới nay. Nặng 11.000 tấn khi chìm hoàn toàn dưới nước, các tàu ngầm này được hải quân Mỹ coi là bằng chứng cho thấy Trung Quốc muốn được ngang tầm với các nước phương Tây.
"Ba tàu ngầm tên lửa đạn đạo JIN hiện đang hoạt động sẽ không đủ để duy trì sự hiện diện thường xuyên trên biển trong một thời gian dài. Tuy nhiên, nếu hải quân Trung Quốc đóng 5 tàu thì - như một số nguồn tin cho biết, sự hiện diện liên tuc trong thời bình sẽ là một lựa chọn hiển nhiên với PLAN", Karotkin viết.
Karotkin giải thích trong báo cáo của mình rằng có một loạt yếu tố buộc Trung Quốc phải hiện đại hóa hải quân, lực lượng hiện có 60 tàu ngầm, 55 tàu lưỡng cư vừa và lớn, gần 77 tàu và 100 tàu nhỏ khác.
Theo VNN