Hải quân Mỹ khoe vũ khí laser ở vịnh Ba Tư
Hệ thống Vũ khí Laser được trang bị cho soái hạm thuộc Hạm đội 5 đồn trú ở vịnh Ba Tư hoạt động trên mức kỳ vọng trong vòng 4 tháng thử nghiệm vừa qua, giám đốc Cơ quan Nghiên cứu hải quân Mỹ (ONR) cho biết.
Tàu vận tải đổ bộ USS Ponce, soái hạm của Hạm đội 5 Hải quân Mỹ – Ảnh: Reuters
Chuẩn đô đốc Matthew Klunder, Giám đốc ONR, ngày 10.12 cho hay Hệ thống Vũ khí Laser 30 kilowatt, trị giá 40 triệu USD, thích ứng hoàn toàn với các hệ thống trên tàu vận tải đổ bộ USS Ponce, soái hạm của Hạm đội 5 Hải quân Mỹ đóng ở vịnh Ba Tư kể từ cuối tháng 8.2014, theo Reuters.
“Đây là lần đầu tiên trong lịch sử hệ thống vũ khí laser được trang bị trên tàu chiến Mỹ”, ông Klunder nói. Một đoạn video của Hải quân Mỹ công bố cho thấy Hệ thống Vũ khí Laser đã bắn hạ một máy bay không người lái nhỏ chỉ trong vòng hai giây.
“Chúng tôi không còn thử nghiệm Hệ thống Vũ khí Laser. Nó đang hoạt động trên tàu ở vịnh Ba Tư. Chúng tôi sử dụng hệ thống này mỗi ngày”, theo ông Klunder.
Video đang HOT
Một lợi thế lớn của Hệ thống Vũ khí Laser là chi phí. Mỗi phát laser bắn ra chỉ tốn khoảng 1 USD, Hải quân Mỹ cho hay. Nhưng Hệ thống Vũ khí Laser cũng có yếu điểm là độ chính xác phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, bụi, hơi nước trong không khí. Và tầm bắn của hệ thống này được Mỹ giữ bí mật.
Ông Klunder cho biết Hệ thống Vũ khí Laser vẫn chưa tiêu diệt được mục tiêu thật sự nào, nhưng chưa hề bắn trượt trong những lần bắn thử nghiệm vừa qua.
Một hệ thống vũ khí laser mạnh mẽ hơn vẫn đang được phát triển và dự kiến sẽ được trang bị cho một tàu chiến Mỹ vào năm 2017, nếu hiệu quả sẽ được sản xuất đại trà, trang bị cho các chiếm hạm, ông Klunder cho biết thêm.
Việc triển khai Hệ thống vũ khí Laser được tiến hành giữa lúc Lầu Năm Góc quan ngại quân đội Mỹ mất lợi thế đứng đầu thế giới về công nghệ quốc phòng, theo Reuters.
Nhiều nước trên thế giới đang chạy đua phát triển các loại vũ khí chính xác, tên lửa tầm xa và những hệ thống vũ khí khác để đối đầu với Mỹ. Trung Quốc, Iran và những nước khác đã phát triển tên lửa chống hạm độ chính xác cao nhằm ép lực lượng Hải quân Mỹ tránh xa bờ biển của họ.
Hải quân Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực vịnh Ba Tư kể từ năm 2011. Với cáo buộc Iran tiến hành chương trình vũ khí hạt nhân, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế nhắm vào ngành công nghiệp dầu mỏ và tài chính của Iran.
Iran từng đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz, một tuyến đường biển chiến lược quan trọng nằm giữa vịnh Oman phía đông nam và vịnh Ba Tư ở tây nam. Và 1/5 dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua eo biển này. Phản ứng trước lời đe dọa của Iran, Washington tuyên bố sẽ điều động Hải quân Mỹ can thiệp nếu Tehran đóng cửa eo biển Hormuz.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Mỹ đưa vũ khí laze tới vịnh Ba Tư
Hải quân Mỹ đã triển khai vũ khí laze tham chiến đầu tiên của nước này. Loại vũ khí mang tính vị lai này bổ sung cho kho vũ khí của tàu chỉ huy thuộc hạm đội số 5 tại vịnh Ba Tư.
Loại vũ khí mới này được cho là rất hữu hiệu trong việc chống lại vô số mục tiêu nhỏ, như các tàu chiến của Iran. Hệ thống vũ khí Laze 30 kilowatt được trang bị cho tàu vận chuyển lưỡng cư USS Ponce từ cuối tháng 8, các quan chức Mỹ nói với Bloomberg.
Thiết bị trên có thể tập trung các tia bức xạ từ 6 tia laze thành một tia mạnh để bắn cảnh cáo hoặc sử dụng như một vũ khí bắn rơi tàu nhỏ hoặc máy bay không người lái.
Để tạo nên vũ khí này, các kỹ sư của Bộ chỉ huy hệ thống biển của hải quân Mỹ mất 7 năm nghiên cứu và 40 triệu USD.
Những tiến bộ về công nghệ là một lợi thế lớn trong hành động vì bắn một phát bằng loại súng này chỉ tốn 1 USD, hải quân Mỹ nhấn mạnh. Tuy nhiên, loại vũ khí này cũng có những điểm đặc biệt, nó hoạt động hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, sự hiện diện của sương mù và hơi nước trong không khí cũng như các yếu tố khác. Tầm bắn của vũ khí laze, vốn bị hạn chế bởi các yếu tố trên, hiện vẫn được giữ bí mật.
Phó đô đốc hạm đội 5 John Miller cho hay, việc USS Ponce đóng tại vịnh Ba Tư đã tạo ra một nền tảng độc nhất vô nhị để triển khai vũ khí laze ở khu vực.
Hải quân Mỹ đang tăng cường sự hiện diện trong vùng kể từ 2011 trong bối cảnh Mỹ và Iran căng thẳng vì chương trình hạt nhân của quốc gia này. Khi căng thẳng gia tăng, Iran dọa đóng cửa eo biển Hormuz tại Vịnh Ba Tư và Washington thề sẽ dùng tàu hải quân để ngăn chặn việc đó.
Tuy nhiên, trong một cuộc trả lời phỏng vấn đầu năm nay, đô đốc phụ trách các chiến dịch của hải quân Mỹ là Jonathan Greenert nói, vũ khí laze không phải nhằm vào Iran.
Theo Hoài Linh
Vietnamnet
Không kích IS, Mỹ có thể tốn 10 tỉ USD Theo các chuyên gia, cuộc chiến mở rộng của Mỹ chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria và Iraq sẽ khiến Mỹ tiêu tốn nhiều tiền của hơn cuộc xung đột Libya năm 2011 và chi phí này có thể tăng đến con số một tỉ USD một tháng. Máy bay F-18E Super Hornets của hải quân Mỹ...