Hai phụ nữ bị tàu hỏa tông chết
Khoảng 9 giờ ngày 28.3, trên tuyến đường sắt bắc nam đoạn qua thôn Trung (xã Hải Trường, huyện Hải Lăng, Quảng Trị) đã xảy ra một vụ tai nạn làm hai người chết.
Hiện trường vụ tai nạn – Ảnh: Hưng Văn
Vào thời điểm trên, chị Nguyễn Thị Tuyết (45 tuổi) cùng chị Nguyễn Thị Thương (47 tuổi) chở nhau trên xe máy biển kiểm soát 74D1-000.22 băng qua đường ngang dân sinh không có rào chắn thì bị tàu SE1 chạy hướng bắc – nam đâm vào. Ngay sau cú va chạm, tàu hỏa tiếp tục kéo lê xe máy về phía trước một đoạn chừng 200 m.
Hậu quả, chị Tuyết và chị Thương tử vong tại chỗ, chiếc xe máy bị nát toàn bộ. Lực lượng CSGT Công an tỉnh Quảng Trị và Công an huyện Hải Lăng đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường, giải quyết vụ tai nạn.
Được biết, ngày 11.3, trên đoạn đường sắt bắc nam qua xã Hải Thượng (huyệnHải Lăng) cũng xảy ra một vụ tai nạn tàu hỏa đâm xe chở đá, làm lái tàu chết tại chỗ, 3 toa tàu văng ra khỏi đường ray, đường sắt bị ách tắc gần 1 ngày.
Nguyễn Phúc
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Đắm phà HQ: Học sinh liên tiếp gọi điện cầu cứu
Một cậu học sinh trên phà Sewol mới là người gọi điện cầu cứu đầu tiên.
Ngày 22/4, các điều tra viên Hàn Quốc tiết lộ rằng cuộc gọi cầu cứu đầu tiên từ chiếc phà xấu số Sewol không phải là do thủy thủ trên phà thực hiện mà là từ một cậu bé gọi đến một trạm cứu hỏa với giọng nói đầy run rẩy và sợ hãi chỉ 3 phút sau khi chiếc phà thực hiện cú rẽ định mệnh.
Ngay lập tức, các nhân viên cứu hỏa đã chuyển cuộc gọi đó đến cho lực lượng thường trực của cảnh sát biển Hàn Quốc, và chỉ vài phút sau, khoảng 20 học sinh khác cũng liên tiếp gọi điện đến đường dây của trạm cứu hỏa để thông báo tình hình.
Chiếc phà khổng lồ Sewol nặng hơn 6.800 tấn đã bị đắm ở ngoài khơi biển Hoàng Hải hôm thứ Tư tuần trước trong một chuyến hành trình từ cảng Incheon tới đảo du lịch Jeju. Chiếc phà này chở theo 476 người, trong đó có 339 học sinh và giáo viên của một trường trung học. Chỉ có 174 người được cứu thoát sau thảm kịch này, những người còn lại đều được cho là đã chết đuối.
Các nạn nhân chờ được giải cứu bằng trực thăng
Cậu học sinh họ Choi đã thực hiện cuộc gọi cầu cứu đầu tiên cũng nằm trong số các nạn nhân mất tích. Khi gọi cho đội cứu hỏa, giọng cậu bé này nghe run rẩy và đầy gấp gáp, khiến họ phải mất một lúc mới xác định được rằng cậu đang gọi từ phà Sewol.
Choi đã thông báo với giọng đầy khẩn thiết: "Xin hãy cứu chúng cháu! Chúng cháu đang ở trên phà và cháu nghĩ nó đang chìm!"
Khi nhân viên cứu hỏa yêu cầu cậu học sinh này đưa điện thoại cho thuyền trưởng, cậu đã hỏi lại: "Ý chú là giáo viên phải không?"
Trong tiếng Hàn Quốc, từ "thuyền trưởng" và "giáo viên" có cách phát âm gần giống nhau.
Thuyền trưởng Lee Joon-seok của chiếc phà cùng một số thành viên thủy thủ đoàn khác đã bị bắt giữ với nhiều tội danh, trong đó có hành vi bỏ mặc người gặp nạn. Ông Lee cũng bị truy tố vì đã thực hiện "việc chuyển hướng phà mà không giảm tốc độ".
Một số thủy thủ, trong đó có cả thuyền trưởng đã rời khỏi phà ngay lúc chiếc phà bắt đầu đắm, trong khi họ lại ra lệnh cho hành khách ở nguyên vị trí trong cabin. Hôm thứ Hai, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã gọi hành động này là "không khác gì hành vi sát nhân".
Theo văn hóa thứ bậc tôn trọng bề trên của Hàn Quốc, nhiều học sinh không bao giờ thắc mắc về mệnh lệnh của người lớn. Các em đã thực hiện đúng theo những gì thuyền trưởng ra lệnh, và các em đã phải trả giá bằng mạng sống của mình vì điều đó.
Đoạn liên lạc giữa thủy thủ phà Sewol và trạm giao thông đường biển Jindo cho thấy hành khách trên phà liên tục được yêu cầu ở nguyên vị trí trong cabin "để tránh nguy hiểm".
Trong suốt nửa giờ đồng hồ, các thủy thủ trên tầng thứ ba của chiếc phà 5 tầng này liên tục sử dụng bộ đàm để hỏi buồng điều khiển rằng họ có nên phát lệnh sơ tán rời khỏi phà hay không, thế nhưng họ không nhận được câu trả lời nào.
Thợ lặn của hải quân Hàn Quốc tham gia tìm kiếm nạn nhân trong phà Sewol
Một thủy thủ kể lại: "Lúc đó, chúng tôi không thể biết điều gì đang diễn ra trên buồng lái. Chúng tôi cố gắng tìm hiểu nhưng vì không có lệnh từ phía thuyền trưởng nên các thủy thủ ở tầng 3 vẫn tuân thủ hướng dẫn và ở nguyên tại vị trí. Chúng tôi đã hỏi lại ít nhất 3 lần, thế nhưng vẫn không có ai trả lời."
Thuyền trưởng Lee không có mặt ở buồng lái khi chiếc phà chuyển hướng. Quyền điều khiển chiếc phà lúc đó được giao cho một nữ thuyền phó mới 26 tuổi, người đầu tiên cầm lái chiếc phà đi trên hành trình này.
Hôm nay, chính phủ Hàn Quốc cũng đã thông báo về những diễn biến xảy ra đối với chiếc phà Sewol trong những thời khắc cuối cùng. Chiếc phà rẽ phải theo lộ trình lúc 8:49, và bắt đầu bị nghiêng chỉ một phút sau đó. Đến 8:55, chiếc phà bắt đầu trôi dạt trong khi chìm dần.
Thuyền trưởng Lee khai rằng ông này không ra lệnh cho hành khách rời khỏi phà vì sợ rằng những dòng hải lưu chảy xiết sẽ cuốn họ ra xa gây nguy hiểm cho tính mạng của họ. Tuy nhiên ông này không giải thích được vì sao chính ông lại rời bỏ phà.
Theo Khampha
Hà Nội: Sập lò gạch thủ công, một người tử vong Vụ sập lò gạch nghiêm trọng đã làm 1 người chết và một số người khác bị thương nhập viện. Khoảng 10h sáng qua (21/4), một vụ sập lò gạch xảy ra tại xã Văn Khê, huyện Mê Linh, Hà Nội. Vào thời điểm trên, nhiều người dân ở thôn Khê Ngoại (xã Văn Khê) giật mình vì tiếng động lớn. Nhiều người...