Hải Phòng: Trải nghiệm thực tế từ Chuyên đề cấp thành phố môn Công nghệ lớp 3
Chiều 16/9, Sở GD&ĐT tổ chức chuyên đề cấp thành phố: Dạy học môn Công nghệ lớp 3 theo Chương trình GDPT 2018.
Chuyên đề cấp thành phố môn Công nghệ lớp 3
Dự chuyên đề có ông Bùi Văn Kiệm- Giám đốc Sở GD&ĐT TP Hải Phòng; PGS.TS Lê Huy Hoàng- Chủ biên chương trình môn Công nghệ, Tổng chủ biên SGK Công nghệ lớp 3, Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Cô giáo Lê Thị Thanh Mai cùng học sinh lớp 3A5, Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, quận Hồng Bàng lên lớp bài 3: Sử dụng quạt điện (tiết 2).
Học sinh cùng nhau thực hành sử dụng quạt điện đúng cách, an toàn.
Phát biểu đề dẫn chuyên đề, bà Hoàng Thị Minh Hương- Phó Phòng GD&ĐT quận Hồng Bàng cho hay: Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng SGK môn Công nghệ 3 được biên soạn trên cơ sở tiếp cận xu hướng quốc tế và được biên soạn dựa trên quan điểm: bám sát chương trình GDPT 2018; phát triển năng lực, phẩm chất; kết nối thực tiễn; nhẹ nhàng, hấp dẫn, thiết thực.
Xác định tầm quan trọng của môn Công nghệ 3, Sở GD&ĐT Hải Phòng tổ chức Chuyên đề chuyên môn Dạy học môn Công nghệ lớp 3 theo Chương trình GDPT 2018 để giúp giáo viên có những trải nghiệm thực tế.
Video đang HOT
Cô giáo Lê Thị Thanh Mai cùng học sinh lớp 3A5, Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, quận Hồng Bàng lên lớp bài 3: Sử dụng quạt điện (tiết 2).
Bước vào bài học, cô Mai giúp học sinh ôn lại kiến thức về tác dụng và các bộ phận của quạt máy qua phần trò chơi “Vệ sinh lớp học”.
Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh lớp 3A5 cùng nhau học cách sử dụng quạt điện đúng cách, thực hành sử dụng quạt an toàn; học sinh cùng nhau khắc sâu kiến thức bài học qua phần trò chơi “Bé làm phóng viên”. Học sinh thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi tình huống để tìm hiểu về cách sử dụng quạt an toàn; bảo vệ quạt.
Cô Mai sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực để thiết kế hoạt động học tập thu hút sự hào hứng của học sinh.
Cô Mai kiểm tra phần thực hành sử dụng quạt đúng cách của học sinh.
Bà Hoàng Thị Hương- Phó trưởng phòng GD&ĐT quận Kiến An nhận xét: Công nghệ lớp 3 là một môn mới nhưng qua cách dạy của cô giáo Mai cho thấy rằng môn học rất gần gũi, nhẹ nhàng.
Thầy Lê Văn Vững- Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Văn Tám, quận Lê Chân chia sẻ: Qua tiết dạy cho thấy cô giáo sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy. Học sinh được hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, cùng giao tiếp, tương tác với cô giáo, với các bạn để phát triển phẩm chất, năng lực. Học sinh diễn đạt lưu loát, trình bày hiểu biết về kiến thức bài học, kiến thức thực tế. Tiết học thành công bám sát mục tiêu của môn học và Chương trình GDPT 2018.
Bà Hoàng Thị Hương- Phó trưởng phòng GD&ĐT quận Kiến An nhận xét về tiết dạy Chuyên đề.
Tiết Chuyên đề được lãnh đạo Sở GD&ĐT và PGS.TS Lê Huy Hoàng- Chủ biên chương trình môn Công nghệ, Tổng chủ biên SGK Công nghệ lớp 3, Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống đánh giá cao.
PGS.TS Lê Huy Hoàng cho rằng, giờ dạy của cô giáo Mai chỉ là bối cảnh để các thầy cô cùng nhau sinh hoạt chuyên đề nhưng rất thành công. Giờ dạy của cô Mai gây ấn tượng ngay từ đầu với với hoạt động khởi động gắn với vấn đề bảo vệ môi trường. Cô giáo dùng các câu hỏi dẫn dắt, triển khai các hoạt động sáng tạo.
Khi hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm, cô Mai đi từng nhóm để lắng nghe học sinh, đặt câu hỏi và nhấn mạnh những nội dung kiến thức. Cô cũng sáng tạo khi: dùng video thực tiễn để giáo dục học sinh; cho học sinh đóng vai phóng viên để đặt các câu hỏi với các kiến thức bài học…giúp học sinh phát triển năng lực, phẩm chất.
PGS.TS Lê Huy Hoàng nhận xét giờ dạy của cô giáo Mai rất thành công
PGS.TS Lê Huy Hoàng nhấn mạnh 6 tiêu chí giờ dạy môn Công nghệ tiểu học mà giáo viên cần nắm vững: bám sát mục tiêu; đa dạng các hoạt động; gắn với thực tiễn; khai thác trải nghiệm của học sinh; tích hợp; vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Tại buổi thảo luận, PGS.TS Lê Huy Hoàng giải đáp những băn khoăn của giáo viên các nhà trường về xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, kiểm tra đánh giá, học liệu số, bồi dưỡng giáo viên bộ môn.
Thiếu người đứng lớp, TP.HCM cho phép giáo viên được 'chạy sô'
Trong thời gian chưa tuyển đủ, ngành giáo dục TP sẽ triển khai hợp đồng ngắn hạn với các giáo viên Tin học ở bậc trung học cơ sở.
Các giáo viên này sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở trường sẽ thực hiện hợp đồng ngắn hạn tại các trường tiểu học.
Ông Hồ Tấn Minh - Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã chia sẻ như thế với báo chí vào chiều 15.9 về cách xử lý tình trạng thiếu giáo viên trong năm học 2022- 2023 này.
Theo ông Minh, trong năm học 2022- 2023, ngành giáo dục sẽ bắt đầu thực hiện những nội dung mới, tiếng Anh và Tin học sẽ là môn học bắt buộc của bậc tiểu học bắt đầu từ lớp 3. Chương trình phổ thông lớp 10 sẽ có những môn Âm nhạc và Mỹ thuật sẽ được nới. Nguyên nhân của tình trạng trên là do Sở đang bị thiếu giáo viên, nguồn tuyển giáo viên gặp nhiều khó khăn, trong đó giáo viên Tin học và tiếng Anh ở bậc tiểu học đang rất thiếu nhiều nhưng chưa có giải pháp xử lý.
Giáo viên tiếng Anh và tin học tại TP.HCM đang thiếu trầm trọng - Ảnh: PV
Sở đã có chỉ đạo các đơn vị công khai nhu cầu cần tuyển giáo viên bị thiếu. Riêng cấp trung học phổ thông sẽ tuyển 2 lần để đảm bảo số lượng. Các quận huyện sẽ tuyển để bù vào số lượng giáo viên bị thiếu.
Trong thời gian chưa tuyển đủ, ngành giáo dục sẽ triển khai hợp đồng ngắn hạn với các giáo viên Tin học ở bậc trung học cơ sở sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở trường sẽ thực hiện hợp đồng ngắn hạn tại các trường tiểu học, để thực hiện nội dung giảng dạy trên cơ sở đảm bảo đủ các chế độ liên quan.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường nội thành chia sẻ nguồn giáo viên với các trường ở ngoại thành, đặc biệt là xã đảo Thạnh An thuộc huyện Cần Giờ.
Để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, ngành giáo dục đã thiết lập chương trình kết nối trực tuyến, dạy học trực tuyến với các em học sinh ở các trường vùng sâu, vùng xa thiếu giáo viên để tăng cường năng lực tiếng Anh, Tin học nhằm tiếp cận được nền tảng kiến thức.
Đối với xã đảo Thạnh An thuộc huyện Cần Giờ, hàng tuần sẽ có những giáo viên trong thị trấn của huyện sẽ di chuyển ra xã đảo trực tiếp tổ chức các tiết dạy học sinh. "Chúng tôi cho rằng, đây là các giải pháp có thể khả thi trong khi chờ tuyển giáo viên các trường đang thiếu. Sở đã đặt hàng với Đại học Sài Gòn và Đại học Sư phạm TP.HCM về lượng giáo viên để những năm tới đáp ứng đủ giáo viên cho thành phố", ông Minh nhấn mạnh.
Liên quan đến sách giáo khoa năm học 2022-2023, ông Minh cho biết, toàn TP có hơn 7.000 học sinh bị thiếu sách giáo khoa. Sở đã làm việc trực tiếp với các đơn vị trường để xảy ra tình trạng thiếu sách và các nhà xuất bản, nhà cung ứng sách. Đến hết ngày 14.9, Sở đã có báo cáo gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND TP. Theo đó, trên địa bàn TP, bậc trung học cơ sở đã cung cấp đủ sách giáo khoa, bậc trung học phổ thông còn 2 đơn vị trường do đăng ký nhầm số lượng dẫn tới việc mua sách giáo khoa chưa đủ cho các em học sinh.
Ngoài ra, một trung tâm giáo dục thường xuyên chưa đăng ký số lượng học viên cho đơn vị cung ứng sách giáo khoa. Do đó, đến hết ngày 15.9, Sở đã yêu cầu các đơn vị cung ứng chuyển sách về cho các đơn vị. Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã chỉ đạo các đơn vị đảm bảo cung ứng đủ sách giáo khoa cho học sinh để đáp ứng việc học tập của trẻ.
Trong thời gian không có sách, Sở đã gửi file PDF đến các trường để chia sẻ cho những học sinh chưa được trang bị sách. Phần lớn học sinh chưa trang bị sách là học sinh đến từ các trường ngoài công lập, học sinh phải di chuyển từ các tỉnh về TP.HCM nên khả năng đăng ký và mua được sách gặp nhiều khó khăn.
Hơn 7.000 học sinh tại TP.HCM vẫn chưa có sách giáo khoa cho năm học mới Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết hiện TP.HCM vẫn còn 7.053 trường hợp chưa có sách giáo khoa, đều ở các khối lớp thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Sở GD&ĐT TP.HCM vừa có báo cáo gửi đến Bộ GD&ĐT và UBND TP.HCM về việc tình hình sau khai giảng năm học 2022-2023. Theo Sở GD&ĐT TP.HCM, năm học 2022-2023, số...