Hải Phòng, nhọc nhằn vì thiếu y tế học đường
Không còn cơ chế tuyển dụng nhân viên y tế trong trường học, nhiều năm qua, hệ thống giáo dục công lập ở Hải Phòng phải đối mặt với nhiều khó khăn về y tế học đường.
Nhân lực y tế học đường vừa thiếu, vừa yếu
Vài năm trở lại đây, cơ chế tuyển dụng nhân viên y tế học đường trong hệ thống giáo dục công lập không còn, đã khiến cho công tác chăm sóc sức khỏe học đường gặp nhiều khó khăn, bất cập.
Tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng vị trí nhân viên y tế học đường trong hệ thống giáo dục công lập gần như bỏ trắng gần 10 năm nay. Có trường may mắn được 1 nhân viên y tế thì chỉ sau thời gian ngắn lại chuyển công tác do thù lao không đủ nuôi mình; có trường phải dùng cán bộ, nhân viên phòng hành chính tham gia kiêm nhiệm.
Cả huyện Thủy Nguyên có 113 trường giáo dục công lập từ Mầm non -Tiểu học – THCS đều không có nhân viên y tế
Tại trường Tiểu học Dương Quan, huyện Thủy Nguyên, khoảng 10 năm bị trống nhân viên y tế học đường dù cơ sở hạ tầng, trang thiếu bị của phòng y tế được nhà trường lắp đặt sạch sẽ, đầy đủ công năng.
Thầy Trần Bá Giàu, hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: ” Cách đây hơn chục năm, trường có nhân viên y tế riêng chuyên biệt, nhưng chỉ sau vài năm thì nhân viên y tế xin chuyển ra trạm y tế xã Hoa Động trong huyện công tác. Kể từ đó, suốt 10 năm, nhà trường bị trống y tế học đường. Mới đây, đầu năm 2022, khi kế toán nhà trường học xong lớp trung cấp y sĩ nên nhà trường đã giao thêm mảng y tế học đường cho cô này đảm nhiệm. Nguồn chi trả cho nhân sự kiêm nhiệm được trích từ nguồn % từ thẻ BHYT chi trả lại cho nhà trường.
Phòng Y tế của trường học vẫn hoạt động nhưng chủ yếu làm nơi cho học sinh nằm nghỉ theo dõi khi có dấu hiệu ốm
Video đang HOT
Chị Vũ Thị Thu Hương, SN 1984 – kế toán nhà trường và kiêm thêm công việc nhân viên y tế học đường của trường Tiểu học Dương Quan chia sẻ: “Suốt thời gian dài trường không có người chuyên trách mảng y tế nên việc chăm sóc sức khỏe, sơ cứu ban đầu cho học sinh vất vả vô cùng. Có em bị xô ngã, xây xước mặt mũi cần sơ cứu, có em đau bụng hay sốt cũng cần được hỗ trợ ngay trong khi không ai rành về chuyên môn y tế nên hầu hết đều lúng túng. Trường lại khá xa Trạm Y tế mà công việc Trạm hầu như ai vào việc nấy nên để gọi tới hỗ trợ cũng mất khá nhiều thời gian. Những lúc như vậy, nhà trường lại cắt cử nhân viên văn thư, thư viện hay kế toán đưa các em xuống phòng y tế nằm theo dõi, chờ nhân viên của Trạm tới”.
Theo lời kế toán Hương, dù được học qua lớp trung cấp y sĩ để có những kiến thức tối thiểu trong chăm sóc sức khỏe, song việc đảm đương 2 nhiệm vụ, nhiều lúc khiến cô thấy áp lực vì quá tải. Từ lúc kiêm nhiệm, gần như ít có ngày nào Hương được về sớm trước 18 giờ. Có hôm bận lo việc đưa học sinh đi cấp cứu, công việc kế toán phải gác lại nên khi về lại phải ôm theo sổ sách để làm tới khuya.
“Mỗi tháng, tôi được phụ cấp hơn 1 triệu, trích từ nguồn phụ cấp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh của BHYT. Với con số này, rất khó tìm nhân lực đáp ứng công việc này”, kế toán Vũ Thị Hương tâm tư.
Theo đánh giá của thầy hiệu trưởng Trần Bá Giàu, cả trường Tiểu học Dương Quan có với 22 lớp và 818 học sinh nhưng so với trường khác cũng có được 1 y tế không chuyên trách. Với đặc thù của một trường tiểu học, học sinh rất hiếu động, nô đùa, sức đề kháng cũng yếu, hay ốm vặt rồi gây tai nạn cho nhau… việc có nhân viên y tế chuyên trách là rất cần thiết. Đỉnh điểm trong đợt đại dịch, có nhiều cháu bị sốt cao, thầy cô vô cùng lúng túng vì không biết cháu sốt do bị mắc COVID-19 hay ốm sốt do bệnh lý khác để còn cách ly kịp thời. Ngay việc sử dụng que test cũng rón rén vì chỉ sợ lỡ chọc que chệch đi gây tổn thương cho các em thì cũng khó ăn khó nói với phụ huynh. Biết là có y tế Trạm, y tế huyện thực hiện chống dịch là chính nhưng thời điểm đó, nhân lực y tế đều căng mình làm nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 nên không thể sát sao bằng có nhân viên y tế túc trực tại trường, xử lý những bước ban đầu.
Giáo viên, quản lý phải kiêm nhiệm y tế học đường chỉ là giải pháp tình thế
Không chỉ khối tiểu học mà y tế học đường ở hệ thống Mầm non của huyện Thủy Nguyên cũng bị “trắng” Cô Đào Thị Tâm – Hiệu trưởng trường Mầm non Thủy Sơn, huyện Thủy Nguyên chia sẻ: “Cả trường hiện có 438 bé, biên chế của trường là 29 giáo viên, 10 cô nuôi, 1 nhân viên kế toán và không có nhân viên y tế. Việc thiếu chuyên môn này kéo dài quá nhiều năm khiến BGH, các cô giáo và nhân viên đều phải kiêm nhiệm thêm công việc này để chăm sóc sức khỏe cho các bé”.
Ở độ tuổi hiếu động, việc xô xát giữa các học sinh hoặc ốm đau là khó tránh khỏi nên rất cần nhân viên y tế chuyên trách túc trực, xử lý kịp thời
Cô Bạch Thu Hiền – Phó hiệu trưởng nhà trường giãi bày: “Hầu hết các trường mầm non đều thiếu nhân viên y tế. Theo quy định, trường có liên kết với trạm y tế xã để chăm sóc sức khỏe học sinh. Tuy nhiên, việc của Trạm thì nhiều, không phải lúc nào gọi là có ngay, chưa kể có lúc nhiều trường cùng có học sinh gặp chuyện thì lấy đâu ra người xử lý kịp”.
Theo cô Hiền, vì trạm y tế huyện ở xa trường lại không phải lúc nào cũng có nhân viên túc trực nên rất khó khăn trong việc đi lại cũng như khám chữa bệnh kịp thời cho các cháu. Nguồn kinh phí dành cho y tế của nhà trường cũng rất hạn hẹp chủ yếu từ BHYT nên chỉ đủ để đầu tư một tủ thuốc nhỏ với các trang thiết bị như bông băng, nẹp và một số loại thuốc thông thường để phục vụ cho việc sơ cứu. Ngoài ra, nhà trường cũng dùng nguồn kinh phí đó để tố chức khám sức khỏe 2 lần/năm cho các cháu, chứ không đủ để phụ cấp thêm cho công tác kiêm nhiệm về y tế của các cô giáo.
Về vai trò của y tế trong học đường, hiệu trưởng Đào Thị Tâm cho rằng cần có định biên cho vị trí này trong mỗi trường, đặc biệt với Mầm non và Tiểu học vì tầm tuổi này sức đề kháng yếu, các em rất hay mắc những bệnh vặt. Việc để cô giáo kiêm nhiệm nhiều công việc chỉ là giải pháp tình thế chứ không thể kéo dài bởi cần người có chuyên môn về y tế. Hiện, tất cả giáo viên trong trường đều phải kiêm nhiệm từ khám sức khỏe đến chăm nôi, dạy dỗ các con nên khá áp lực. Có lúc học sinh cảm, ốm, giáo viên lại phải gián đoạn việc dạy để lo chăm sóc sức khỏe học sinh”.
Cần quan tâm hơn nữa y tế học đường
Liên quan công tác quản lý y tế học đường trên địa bàn huyện Thủy Nguyên, bác sỹ Bùi Vi Thế – Giám đốc Trung tâm y tế huyện Thủy Nguyên cho hay: ” Từ năm 2020, nhân sự y tế trong các trường học công lập được bàn giao về các Trạm y tế xã làm việc. Cả huyện Thủy Nguyên lúc đó, chỉ có duy nhất 1 nhân viên y tế từ trường học chuyển sang. Sau khi bàn giao, Trạm y tế sẽ kiêm thêm công việc y tế học đường từ quản lý hồ sơ sức khỏe cho học sinh, khám sức khỏe thường kỳ, sơ cấp cứu…Đấy là thuận lợi. Tuy nhiên, khó khăn cũng rất nhiều.
Thứ nhất, vì nhiều trường xa trạm y tế nên công tác sơ cấp cứu nhanh là bất khả thi. Một trạm y tế xã có 5-6 cán bộ kiêm nhiệm vừa mảng y tế công cộng, vừa lo y tế học đường mà một nhân viên phụ trách y tế học đường phải chăm lo, đảm đương cho cả 3 trường học trên địa bàn (Tiểu học, THCS và Mầm non). Vì đây là các vị trí kiêm nhiệm nên nhiều khi cán bộ y tế sẽ không thể túc trực tại điểm trường. Họ phải đi thực hiện các nhiệm vụ y tế cộng đồng trong huyện dẫn đến việc chậm trễ trong công tác sơ cứu.
Thứ hai, là thuốc trong trường học là thuốc không mất tiền nhưng khi đưa học sinh sang cấp cứu tại TTYT thì sẽ áp dụng bằng thẻ BHYT cho các cháu. Nếu bệnh nhẹ thông thường thì không sao nhưng nếu liên quan tới khâu hay thuốc đặc trị khác thì có chút vướng mắc vì nguồn thuốc tại các Trạm Y tế khá hạn chế, không đủ chủng loại.
Thứ ba, chi phí quản lý, in ấn hồ sơ sức khỏe học sinh cũng rất tốn kém gây khó khăn về kinh tế cho các trạm y tế tuyến xã/huyện.
Hoạt động y tế học đường không đơn giản chỉ là sơ, cấp cứu mà còn là tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe; triển khai các chương trình phòng, chống dịch bệnh cho học sinh; xây dựng khung dinh dưỡng hợp lý, góp phần cải thiện sức khỏe, tinh thần cho các em. Do đó, y tế học đường có vai trò quan trọng trong mỗi trường học.
‘Dù hằng năm, lãnh đạo ngành giáo dục có tổ chức tập huấn công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường học cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục song cũng chỉ là giải pháp tình thế, trước mắt. Về lâu dài, cần có sự đầu tư đồng bộ, bài bản cùng sự chung tay của các cấp, ngành…’, Bác sĩ Vỹ cho hay.
Né triều cường, Cần Thơ tiếp tục cho học sinh học tại nhà thêm 2 ngày
Cần Thơ - Do tình hình triều cường vẫn còn diễn biến phức tạp, cao hơn mức báo động 3 nên Sở GDĐT TP Cần Thơ đã yêu cầu các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố linh hoạt lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp.
Ngày 13.10, Giám đốc Sở GDĐT TP Cần Thơ Trần Thanh Bình ký ban hành Công văn số 2991/SGDĐT-CTTT về việc chủ động, tăng cường chỉ đạo công tác chống ngập lụt trong đợt triều cường vào tháng 9 Âm lịch.
Trước đó, ngày 10.10, Sở GDĐT thành phố đã ban hành công văn về việc cho trẻ em, học sinh, học viên tự học tại nhà để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do ảnh hưởng của các đợt triều cường Rằm tháng 9 Âm lịch.
Theo đó, học sinh tự học tại nhà theo sự hướng dẫn của giáo viên trong 3 ngày, từ 11 - 13.10.
Triều cường Rằm tháng 9 dâng cao, học sinh Cần Thơ phải dắt xe lội nước đến trường.
Tuy nhiên, do tình hình triều cường vẫn còn diễn biến phức tạp, cao hơn mức báo động 3, dự báo thời tiết xấu và mưa nhiều, nên Sở đề nghị các cơ sở giáo dục trực thuộc, Trung tâm GDNN - GDTX quận, huyện; phòng GDĐT quận, huyện chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn:
Trong 2 ngày từ 14 - 15.10, căn cứ tình hình thực tế của địa phương, đơn vị và nhu cầu của phụ huynh học sinh, Thủ trưởng các đơn vị linh hoạt lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp (trực tuyến hoặc hướng dẫn học tập tại nhà hoặc dạy học trực tiếp) đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ mầm non, học sinh, học viên, giáo viên.
Nhiều tuyến đường nội ô TP Cần Thơ bị ngập nặng.
Sở GDĐT đề nghị các đơn vị khẩn trương thực hiện các nội dung nêu trên. Khi có sự cố liên quan đến tình hình mưa, lũ, triều cường xảy ra, báo cáo kịp thời về Sở để có giải pháp xử lý.
Tính đến thời điểm này, mưa nhiều kết hợp triều cường Rằm tháng 9 Âm lịch dâng cao đã gây ngập một số bệnh viện, trường học cùng nhiều tuyến đường nội ô của TP Cần Thơ; gây khó khăn cho việc đi lại của các em học sinh và phụ huynh khi đưa đón con đến trường, cùng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, kinh doanh của người dân.
Riêng trong tối 12.10, mực nước cao nhất tại trạm Cần Thơ trên sông Hậu đo được vào lúc 19h tối là 2,27m; vượt mức báo động 3 là 0,27m; chính thức vượt đỉnh triều cường lịch sử năm 2019 (2,25m).
TP.HCM rà soát thu chi của ban đại diện cha mẹ học sinh Đoàn kiểm tra Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ rà soát các cơ sở giáo dục xảy ra những bất cập trong thu chi đầu năm học mới, trong đó có các khoản thu chi của ban đại diện cha mẹ học sinh. Trẻ lớp 1 tại TP.HCM trong ngày khai trường năm học 2022-2023. Ảnh: Duy Hiệu. Trả lời trong buổi họp báo thông...