Hải Phòng: Một nông dân thu 1 tỷ đồng mỗi năm nhờ trồng hoa hồng cổ
Tuy “đi sau” trong việc trồng giống hoa hồng cổ, song nhờ nắm bắt tốt thị trường, anh Phạm Viết Toản, sinh năm 1981 ở thôn Kiều Trung (xã Hồng Thái, huyện An Dương, TP Hải Phòng) sớm thành công, trở thành gương sản xuất giỏi để nhiều nông dân học tập.
Sinh ra và lớn lên tại Tiên Lãng, năm 2009, anh Toản lấy vợ ở thôn Kiều Trung và lập nghiệp tại đây. Trong một lần tình cờ sang nhà người thân chơi, anh thấy ông trồng nhiều hoa hồng. Qua tìm hiểu, anh biết trên thị trường nhiều người đang thích chơi hoa hồng nên bắt đầu nghiên cứu về loại hoa này.
Anh Phạm Viết Toản, xã Hồng Thái, huyện An Dương, TP Hải Phòng đam mê với nghề trồng hoa hồng cổ.
Đầu năm 2017, anh vận động gia đình chuyển 2 sào trồng đào sang trồng hoa hồng. Lúc đầu, do chưa có kinh nghiệm, anh Toản trồng tràn lan nhiều loại hồng khác nhau. Sau phát hiện thấy giống hoa hồng cổ Hải Phòng có nhiều ưu điểm nên anh tập trung chuyên trồng giống hồng này.
Khác với những hộ dân trong xã, anh Toản tìm hướng phát triển thị trường riêng. Thay vì bán cây như nhiều hộ dân khác, anh chiết cành để bán giống. Mỗi cành hồng chiết giá thấp nhất là 25.000 đồng.
Cách làm này không tốn chi phí vận chuyển, lại nhanh có thu nhập. Cứ sau 20 ngày chiết cành là được bán. Bên cạnh đó, anh Toản lập các trang facebook và zalo để quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Hằng ngày, cùng với việc chăm sóc hồng, anh chụp ảnh, quay video đăng lên mạng xã hội để quảng cáo.
Ngoài trang facebook cá nhân, anh cũng lập trang xã hội tập hợp những người có sở thích trồng hoa hồng cổ. Cách làm này không chỉ giúp thị trường tiêu thụ hoa hồng của gia đình mở rộng, còn giúp thương hiệu hoa hồng cổ Kiều Trung được nhiều người biết đến.
Hiện nay, ngoài diện tích trồng hồng tại thôn Kiều Trung, anh Toản đầu tư trồng 2 mẫu hồng tại thôn Xuân Hưng, xã Tây Hưng (huyện Tiên Lãng). Mỗi tháng anh bán ra thị trường 6.000 cành chiết, hằng năm vườn hồng cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng.
Theo ông Bùi Đức Chữ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hồng Thái, anh Toản thành công nhờ cách làm hiện đại trong việc tiếp cận thị trường, mở ra một hướng mới cho nhiều người làm nghề nông trên địa bàn huyện học hỏi, làm theo.
Đà Lạt: Dâu tây và quả hồng vẫn cạnh tranh gay gắt với hàng nhập từ Trung Quốc
Vừa qua, dâu tây và quả hồng ăn của TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu.
Điều này giúp nông sản của địa phương giảm bớt sự cạnh tranh gay gắt với hàng Trung Quốc, giúp người dân địa phương phát triển kinh tế.
Video đang HOT
Sáng ngày 3/7, UBND TP.Đà Lạt đã tổ chức Lễ công bố quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận "Dâu tây Đà Lạt" và "Hồng Đà Lạt". Tại buổi lễ, UBND TP.Đà Lạt đã trao quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận "Dâu tây Đà Lạt" và "Hồng Đà Lạt" cho 26 cá nhân và đơn vị. Trong đó, có 10 cá nhân và đơn vị trồng, kinh doanh dâu tây, 16 cá nhân, đơn vị về trồng, sản xuất hồng ăn trái.
Các cá nhân, đơn vị nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận "Dâu tây Đà Lạt".
Ông Nguyễn Đức Cứ - Trưởng Phòng Kinh tế TP.Đà Lạt cho biết, hiện nay diện tích dâu tây Đà Lạt biến động trong khoảng 120 - 130ha. Diện tích này tập trung chủ yếu tại khu vực phường 7 và rải rác tại các phường, xã trên địa bàn thành phố Đà Lạt với sản lượng bình quân cung cấp cho thị trường khoảng 1.500 tấn/năm.
Ông Chủ tịch Hội Nông dân "rủ" 500 hộ trồng khoai tây lạ xuất khẩu sang Hàn Quốc
Dâu tại Đà Lạt vào khoảng tháng 8 - 9. Mùa thu hoạch chính từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với năng suất bình quân thấp 7 - 10 tấn/ha.
Trong những năm trở lại đây, việc ứng dụng công nghệ sinh học trong trồng dâu tây như canh tác giống mới, trồng trong nhà mái che, hệ thống thủy canh, trồng phủ nylon trên mặt luống, cung cấp nước, phân bón qua hệ thống nhỏ giọt...đã làm tăng năng suất dâu tây lên gấp 2 - 3 lần.
Đặc biệt, dâu tây có thể trồng quanh năm nhưng diện tích này vẫn còn rất hạn chế do chí phí đầu tư ban đầu cao.
Việc trồng dâu tây bằng các phương pháp tiên tiến đã giúp năng suất tăng gấp 2-3 lần so với cách làm truyền thống.
Ông Nguyễn Văn Sơn - Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Lạt nhận định: "Hiện nay, sản phẩm dâu tây trên địa bàn chưa có thương hiệu và phần lớn diện tích sản xuất chưa được áp dụng theo quy trình tiên tiến. Công tác thu hoạch và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch chưa được quan tâm, quy mô sản xuất tập trung hình thức hộ gia đình... Nhìn chung, do chưa có chính sách về giá, sản phẩm chưa có thương hiệu nên sản phẩm dâu tây thường bị tư thương ép giá.
Đà Lạt: Dâu tây bạch tuyết giá "trên trời" vẫn không đủ hàng bán
Mặt khác, sản phẩm dâu tây khi tiêu thụ trên thị trường chưa được kiểm duyệt, công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, chế biến, bảo quản sau thu hoạch chưa được chú trọng ...
Vì vậy, đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý người mua và thu nhập người dân trồng dâu tây. Việc giả mạo, lạm dụng địa danh Đà Lạt đối với sản phẩm cây ăn trái Đà Lạt xảy ra tương đối phức tạp, làm giảm uy tín cũng như thương hiệu của sản phẩm.
Trước những đòi hỏi của thị trường về chất lượng và nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, người nông dân canh tác theo hướng truyền thống chưa áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến và đóng gói sản phẩm.
Vì vậy, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dâu tây, hồng Đà lạt là hết sức cần thiết".
Việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản Đà Lạt là hết sức cần thiết hiện nay.
Trong khi đó, hồng ăn trái của Đà Lạt cũng phải cạnh tranh gay gắt với hồng Trung Quốc. Trái hồng tại Đà Lạt tiêu thụ trên thị trường 85% dưới hình thức hồng ăn quả tươi (hồng giòn hoặc hồng chín) nên thời gian sử dụng chỉ được 5 - 6 ngày.
Vì vậy, khi diện tích trồng hồng ăn trái tại Đà Lạt và các vùng phụ cận gia tăng "cung vượt cầu" trái hồng từ cây xóa đói giảm nghèo trước những năm 2000 đến thời điểm hiện nay giá rất thấp. Nguồn thu nhập từ hồng ăn trái bấp bênh.
Do đó, hồng ăn trái trong sản xuất không được chăm sóc, một số diện tích đã bị chặt bỏ dẫn đến diện tích hồng ăn trái tại Đà Lạt ngày càng thu hẹp.
Hiện nay, diện tích hồng ăn trái tại Đà Lạt và các vùng lân cận đang bị suy giảm mạnh do giá bán thấp.
Đến nay, Đà Lạt và vùng lân cận cung cấp cho thị trường tiêu thụ khoảng hơn 4.000 tấn. Trong đó, hồng trứng chiếm khoảng 55%, hồng vuông 25%, hồng chén 10%, hồng bom 5%.
Hiện, hồng được các nhà vườn bán khoảng 5.000 đồng/kg tươi và đạt 12.000-14.000 đồng vào cuối vụ. Thị trường chủ yếu là TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh miền trung. Hồng tươi được tập kết về các chợ đầu mối sau đó phân phối về chợ nhỏ trước khi bán cho người tiêu dùng.
Hiện nay, người dân Đà Lạt đang áp dụng công nghệ sấy hồng Nhật Bản để nâng cao giá thành cho quả hồng ăn trái.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, Chính phủ Nhật Bản tài trợ cho Việt Nam thông qua tổ chức JICA đã tiến hành chuyển giao kỹ thuật chăm sóc và chế biến Hồng sấy khô theo công nghệ mới.
Đến nay sản phẩm Hồng sấy khô theo công nghệ Nhật Bản đã có mặt trên thị trường và đang từng bước hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu thị hiếu ngày càng cao và đa dạng của người tiêu dùng. Giá sản phẩm Hồng sấy khô từ 250.000 - 400.000 đ/kg.
Chị Nguyễn Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Công ty TNHH Sinh Học Sạch Biofresh, một đơn vị được cấp quyền sử dụng chứng nhận nhãn hiệu "Dâu tây Đà Lạt" cho biết: "Khi người dân được cấp quyền sử dụng chứng nhận nhãn hiệu thì sẽ rất yên tâm. Đặc biệt là những người đi theo hướng hữu cơ, nông nghiệp sạch. Điều này cũng làm cho khách hàng, du khách khi mua dâu tây, hồng ăn trái sẽ yên tâm, không lo lắng về chất lượng nông sản của các đơn vị, cá nhân được cấp quyền...".
Nông sản được cấp chứng nhận nhãn hiệu sẽ giúp khách hàng yên tâm về chất lượng.
Hơn nữa, chứng nhận này sẽ giúp cho nông sản của Đà Lạt cạnh tranh được với hàng Trung Quốc. Tránh được tình trạng giả mạo, hàng nhái, hàng giả khác, nâng tầm nông sản Đà Lạt".
Thừa Thiên Huế: Vì sao thanh trà rớt giá mà nông dân vẫn vui? Phải hơn tháng rưỡi nữa mới đến thời điểm thu hoạch, nhưng hiện 22ha (gần 5.300 gốc) thanh trà cho quả đại trà trong tổng số 49,5ha thanh trà trên địa bàn xã Dương Hòa (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã được thương lái đặt mua tại vườn từ trước. Nếu như năm 2019, giá mỗi quả thanh trà thương...