Hải Phòng kiến nghị xây sân bay vùng thủ đô ở Tiên Lãng
UBND TP Hải Phòng đề xuất Bộ GTVT bổ sung sân bay Tiên Lãng vào quy hoạch tổng thể sân bay trên toàn quốc đến năm 2050.
Trong công văn vừa gửi Bộ GTVT, UBND TP Hải Phòng cho biết Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Hải Phòng đến năm 2035, tầm nhìn 2050 (đang được Bộ Xây dựng thẩm định) có quy hoạch sân bay Tiên Lãng vào giai đoạn sau năm 2045.
Quy hoạch này được xây dựng đồng bộ cùng các quy hoạch đường bộ, đường sắt đô thị kết nối sân bay.
TP Hải Phòng mong muốn có 2 sân bay trong tương lai. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Video đang HOT
Do đó, UBND TP Hải Phòng đề nghị Bộ GTVT xem xét xác định sân bay Tiên Lãng là cảng hàng không quốc tế số 2 của Vùng Thủ đô trong Quy hoạch hệ thống cảng hàng không thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2030.
Đối với sân bay Cát Bi đang hoạt động, TP đề nghị xem xét nâng công suất để phù hợp với công suất dự kiến tại đồ án. Theo đó, công suất sân bay Cát Bi đến năm 2030 là 13 triệu hành khách/năm, đến năm 2045 là 27,6 triệu hành khách/năm.
Ngoài đề xuất với 2 sân bay dân dụng lớn, Hải Phòng kiến nghị Bộ GTVT xem xét bổ sung quy hoạch các sân bay taxi tại Cát Bà, Bạch Long Vỹ để phục vụ du lịch và cứu hộ.
Trước đó, Cục Hàng không Việt Nam đã công bố dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Dự thảo xác định đến năm 2050, Việt Nam có 30 sân bay.
Trong dự thảo, một sân bay được quy hoạch trong Vùng thủ đô Hà Nội, hoạt động cùng với sân bay Nội Bài, nghiên cứu xây dựng sau năm 2040. Bên cạnh đề xuất xây sân bay này tại Hải Phòng, các chuyên gia đang cân nhắc một số vị trí khác như tại Ứng Hòa (Hà Nội) hoặc Hải Dương.
Chuyên gia kiến nghị sớm có sân bay thứ 2 cho vùng thủ đô
Chuyên gia đề nghị chỉ phát triển sân bay Nội Bài 50 triệu khách/năm và sớm xây sân bay thứ 2 cho vùng thủ đô ở phía nam Hà Nội để năm 2045 đón khách dự kỷ niệm 100 năm thành lập nước, thay vì năm 2040 mới nghiên cứu vị trí sân bay này.
Chuyên gia đề nghị chỉ nên nâng công suất sân bay Nội Bài lên 50 triệu khách thay cho 100 triệu khách/năm và sớm làm sân bay thứ 2 cho vùng thủ đô, thay vì đến năm 2040 mới nghiên cứu vị trí - Ảnh: TUẤN PHÙNG
Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính - chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam - đề xuất như vậy tại Hội thảo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức ngày 3-3.
Theo ông Chính, sân bay Nội Bài (công suất hiện tại 25 triệu khách/năm) nên phát triển đến 50 triệu khách/năm như quy hoạch cũ. Nếu nâng công suất Nội Bài lên 100 triệu khách/năm sẽ phải làm thêm metro tới sân bay, đường vành đai 3,5, làm thêm đường trên cao ở đường Võ Nguyên Giáp..., phá vỡ quy hoạch trục đô thị, tập trung giao thông quá dày đặc vào khu vực bắc sông Hồng trong khi quy hoạch thủ đô tính toán cả phía nam sông Hồng.
Ông Chính đề xuất có sân bay thứ 2 ở phía nam Hà Nội để có cơ sở kết nối các tuyến giao thông từ Hà Nội về, không bỏ quên khu vực phía nam để khu vực này phát triển bền vững hơn.
"Dự thảo quy hoạch đề cập sân bay thứ 2 cho vùng thủ đô đến năm 2040 mới nghiên cứu vị trí, nhưng nên làm sớm để năm 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập nước khách quốc tế sẽ đến dự lễ qua sân bay thứ 2 hiện đại ở phía nam thủ đô.
Chúng tôi đề xuất vị trí ở Ứng Hòa (Hà Nội), Thanh Miện (Hải Dương), Phủ Lý (Hà Nam). Không nên so sánh các vị trí này với Tiên Lãng (Hải Phòng) vì chúng tôi đề nghị Tiên Lãng là sân bay thứ 2 của Hải Phòng thay cho sân bay Cát Bi quá tải", ông Chính bày tỏ.
Trước ý kiến này, ông Nguyễn Bách Tùng - phó cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông vận tải) - đồng tình việc xem xét vị trí sân bay thứ 2 của vùng thủ đô.
"Tìm một vị trí sân bay rất nan giải, chứ không phải khoanh 2.000 - 3.000ha là làm được sân bay. Sân bay Long Thành chúng tôi được giao nghiên cứu từ năm 1997. Sân bay làm trên vùng bằng phẳng nhưng chúng tôi phải tìm luận chứng từ năm 1997 đến 2003 mới được Thủ tướng phê duyệt vị trí, nay mới khởi công là gần 25 năm", ông Tùng dẫn chứng.
TP.HCM: Hơn 17.000 người trong cộng đồng được lấy mẫu xét nghiệm ngẫu nhiên Theo ngành Y tế, Thành phố đã lấy mẫu xét nghiệm giám sát ngẫu nhiên tại sân bay, bến xe, ga tàu 17.168 trường hợp, trong đó 16.441 âm tính và 727 đang chờ kết quả. Sáng ngày 28/2, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Thành phố. Theo đó, trong...