Hải Phòng: Đầu vào ‘chính quy’, đầu ra… té ngửa
Các sinh viên lớp Luật 5A3 của Trường ĐH Thái Bình, Hải Phòng được tuyển sinh đầu vào hệ chính quy nhưng khi tốt nghiệp lại là hệ “vừa làm vừa học”.
Liên quan tới việc 33 sinh viên lớp Luật 5A3 được tuyển sinh đầu vào hệ chính quy, tới khi tốt nghiệp lại thuộc hệ vừa làm vừa học, Trường ĐH Thái Bình cho biết trường này đã kỷ luật thầy giáo chủ nhiệm, đồng thời đang xem xét trách nhiệm những người liên quan.
Đầu vào “chính quy”, đầu ra “vừa làm vừa học”
Trước đó, ngày 25-8, Trường ĐH Thái Bình tổ chức phát bằng tốt nghiệp cho sinh viên lớp ĐH Luật A5A3 tại địa điểm học của lớp này tại Trường Trung cấp Khu kinh tế Hải Phòng (huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng).
Khi được đại diện Trường ĐH Thái Bình phát bằng, các sinh viên lớp Luật này rất bất ngờ vì bảng kết quả học tập (bảng điểm) kèm bằng tốt nghiệp (ký cấp ngày 16-7-2020) thể hiện trình độ đào tạo của họ là “vừa làm vừa học” trong khi tuyển sinh đầu vào của họ là hệ chính quy.
Theo anh PBK, sinh viên lớp Luật 5A3 Trường ĐH Thái Bình, năm 2016, Trường ĐH Thái Bình phối hợp với một trường trung cấp tại Hải Phòng tổ chức tuyển sinh đào tạo đại học chuyên ngành luật, hệ chính quy. Hình thức tuyển sinh là xét tuyển học bạ lớp 12 đối với thí sinh có điểm tổ hợp 3 môn Văn, Sử, Địa đạt từ 18 điểm trở lên.
Nhiều sinh viên lớp Luật 5A3 bức xúc vì tuyển sinh hệ chính quy nhưng tốt nghiệp lại là hệ vừa làm vừa học.
Tháng 7-2016, Trường ĐH Thái Bình ban hành quyết định trúng tuyển công nhận 42 thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển vào đại học chính quy ngành luật. Trong giấy báo nhập học do Phó hiệu trưởng ĐH Thái Bình gửi cho thí sinh cũng ghi rõ thí sinh đã trúng tuyển và đủ điều kiện học tập bậc đại học chính quy ngành luật.
Video đang HOT
Trường ĐH Thái Bình tổ chức thành lớp Luật 5A3 với 42 thí sinh học tại địa điểm là Trường Trung cấp Khu Công nghiệp Hải Phòng (huyện Thuỷ Nguyên). Lớp Luật được học 8 học kỳ với 126 tín chỉ. Trong quá trình học, có một số người vắng nên lớp chỉ còn 33 người theo học đến cuối.
Theo anh K, trong suốt quá trình học tới khi kết thúc, nhà trường không hề có một thông báo nào cho sinh viên biết họ học theo hình thức vừa làm vừa học. Các sinh viên vẫn tin tưởng mình đang theo học hệ chính quy. Ngay cả khi truy cập thông tin trên trang web của trường vẫn thể hiện họ học hệ chính quy. Chỉ tới khi được cấp bằng, kèm theo bảng điểm, họ mới biết trình độ đào tạo của mình chỉ là hệ vừa làm vừa học.
Anh K và một số sinh viên đã không nhận bằng, không nhận bảng điểm, một số người khác nhận bằng nhưng không nhận bảng điểm. Tập thể sinh viên lớp Luật 5A3 cũng đã có đơn đề nghị nhà trường cấp đúng bảng điểm hệ chính quy theo đúng như thông tin tuyển sinh ban đầu. “Tới nay chúng tôi vẫn chưa nhận được thông tin phản hồi chính thức từ phía nhà trường” – anh K nói.
Cảnh cáo giáo viên chủ nhiệm
Bà Nguyễn Thị Kim Lý, Hiệu trưởng Trường ĐH Thái Bình, cho biết Trường này cấp bằng, bảng điểm cho các sinh viên lớp Luật 5A3 theo hệ vừa học vừa làm vì không đáp ứng quy định về hình thức đào tạo chính quy theo Luật giáo dục đại học.
Bảng điểm của sinh viên thể hiện hệ vừa làm vừa học.
Theo đó, sau khi tuyển sinh, xuất phát từ tình hình thực tế sinh viên của lớp đa số đi làm, không thể về cơ sở chính để học, chỉ có thể học ngoài giờ hành chính nên trường phải tìm địa điểm phù hợp để tổ chức đào tạo. Trường ĐH Thái Bình đã thống nhất với sinh viên chọn Trường Trung cấp Khu kinh tế Hải Phòng làm địa điểm tổ chức giảng dạy vào các ngày cuối tuần.
Tới năm 2017, sau khi kiện toàn tổ chức, Trường ĐH Thái Bình đã tổ chức rà soát, kiểm tra đối với hoạt động đào tạo của lớp Luật 5A3 vì không đáp ứng yêu cầu đào tạo chính quy. Hội đồng tuyển sinh của Trường đã nhất trí chuyển hình thức đào tạo của lớp Luật 5A3 học tại Trường Trung cấp Khu kinh tế Hải Phòng từ chính quy sang giáo dục thường xuyên (vừa làm vừa học).
Ngày 28-10-2017, Trường ĐH Thái Bình đã ra thông báo về việc chuyển hình thức đào tạo và đề nghị giáo viên chủ nhiệm triển khai thông báo, giải thích cho sinh viên lớp Luật 5A3. Tuy nhiên, Trường ĐH Thái Bình thừa nhận thầy chủ nhiệm chỉ thu hồi giấy báo nhập học của các sinh viên mà không phổ biến thông báo cho toàn bộ sinh viên của lớp về việc chuyển hệ này.
Bằng tốt nghiệp của sinh viên thể hiện hệ vừa làm vừa học (ký hiệu C)
Liên quan tới trách nhiệm trong vụ việc, ngày 3-9, Trường ĐH Thái Bình đã ra quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với Tiến sĩ Nguyễn Đức Long, giáo viên chủ nhiệm lớp Luật 5A3. Trường này đang tiếp tục rà soát, xem xét kỷ luật các tập thể, cá nhân liên quan tới việc tham mưu tổ chức tuyển sinh lớp Luật 5A3 hệ chính quy trái quy định của Bộ GD&ĐT.
Khi được hỏi sai sót này lỗi do nhà trường hay sinh viên, bà Nguyễn Thị Kim Lý, Hiệu trưởng Trường ĐH Thái Bình chỉ đáp: “Trường đã thực hiện theo đúng quy định của pháp luật”.
Tuy nhiên, luật sư Nguyễn Thanh Tùng, Đoàn Luật sư TP Hải Phòng cho rằng việc Trường ĐH Thái Bình khi phát hiện ra lớp Luật 5A3 đào tạo hệ chính quy không phù hợp quy định nhưng chỉ ra thông báo là không đúng quy định. Theo luật sư Tùng, trường hợp này cần phải có quyết định sửa đổi hoặc thu hồi, bãi bỏ, thay thế quyết định tuyển sinh ban đầu.
Giáo viên cấp 2 Lại Xuân, Hải Phòng đề nghị làm rõ kiến nghị của phụ huynh
Nhiều giáo viên Trường Trung học cơ sở Lại Xuân (Hải Phòng) ký đơn kiến nghị các cơ quan chức năng làm rõ những kiến nghị của phụ huynh nhà trường.
Trường THCS Lại Xuân - Ảnh minh họa
Như Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đưa tin, nhiều phụ huynh có con, em đang học tập tại Trường Trung học cơ sở Lại Xuân (huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) cho rằng, một số khoản thu chi tại trường chưa công khai, minh bạch và đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ.
Cụ thể, các phụ huynh kiến nghị làm rõ về các khoản thu như: dạy thêm học thêm; quỹ hỗ trợ xét tốt nghiệp, thu chi tiền làm hồ sơ học sinh thi vào lớp 10, việc cắt xén chương trình...
9 giáo viên Trường Trung học cơ sở Lại Xuân ký đơn kiến nghị các cấp có thẩm quyền đề nghị làm rõ những nội dung phản ánh của phụ huynh (Ảnh: Lã Tiến)
Khi các kiến nghị của phụ huynh gửi tới cơ quan chức năng và một số cơ quan báo chí đã khiến nhiều giáo viên Trường Trung học cơ sở Lại Xuân hoang mang, lo lắng.
Để sự việc được sáng tỏ, các giáo viên đã cùng nhau viết đơn đề nghị gửi các cấp có thẩm quyền.
Theo đơn kiến nghị của 9 giáo viên nhà trường ký, ngày 17/7/2020, hòm thư cá nhân của một số giáo viên nhận được một đơn kiến nghị của phụ huynh và một đoạn ghi âm đề nghị các cơ quan chức năng xem xét những nội dung như trên.
"Sau khi xuất hiện đơn kiến nghị này, ngày 22/7, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thủy Nguyên đã cử bà Phan Thị Lúy (Phó trưởng phòng) và ông Phùng Mạnh Hùng (chuyên viên) về trường Trung học cơ sở Lại Xuân tìm hiểu và nắm bắt tình hình.
Tuy nhiên, đến thời điểm này tập thể giáo viên nhà trường vẫn chưa nhận được ý kiến giải đáp cụ thể nào từ Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thủy Nguyên.
Vì vậy, chúng tôi viết đơn kiến nghị này đề nghị Ban chấp hành công đoàn nhà trường, các cấp có thẩm quyền kiểm tra, xác minh làm rõ những nội dung xuất hiện trong đơn kiến nghị của phụ huynh để bảo vệ hình ảnh của nhà trường và uy tín, danh dự, đạo đức nghề nghiệp giáo viên.
Qua đó giúp chúng tôi yên tâm công tác và hoàn thành nhiệm vụ trong những năm học tiếp theo", đơn kiến nghị nêu rõ.
Câu chuyện nhập trường Những ngày gần đây, dư luận quan tâm tới câu chuyện Trường Đại học (ĐH) Thái Bình đề xuất được trở thành một thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Về vấn đề này, ông Nguyễn Hiệu,Trưởng ban Tổ chức Cán bộ ĐHQGHN cho biết, một chủ trương lớn như vậy cần phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng các...