Hải Phòng: Công an vào cuộc vụ chi sai 51,9 tỷ làm công viên Tam Bạc
Kiểm toán Nhà nước vừa có văn bản đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an Hải Phòng làm rõ các sai phạm trong việc thực hiện dự án công viên cây xanh từ Bến xe Tam Bạc (cũ) đến chân cầu đường bộ Tam Bạc.
Theo văn bản của Kiểm toán Nhà nước gửi Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an Hải Phòng, qua công tác kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước khu vực VI đã phát hiện có dấu hiệu vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý dự án đầu tư dự án công viên cây xanh từ Bến xe Tam Bạc (cũ) đến chân cầu đường bộ Tam Bạc do UBND quận Hồng Bàng làm chủ đầu tư. Nhiều hạng mục được nghiệm thu không đúng khối lượng so với thi công thực tế. Những sai phạm này dẫn đến chi sai 51,9 tỷ đồng ngân sách.
Dự án công viên cây xanh từ Bến xe Tam Bạc (cũ) đến chân cầu đường bộ Tam Bạc.
Cụ thể: Nghiệm thu biện pháp thi công tường chắn bê tông cốt thép bằng cừ lasen nhưng thực tế không thi công, giá trị 16,3 tỷ đồng; chưa thi công 86m tường chắn do vướng giải phóng mặt bằng nhưng vẫn nghiệm thu, giá trị 4,4 tỷ đồng; nghiệm thu không đúng khối lượng và định mức hao hụt vật tư công tác lát đá vỉa hè 17,2 tỷ đồng; chưa lắp đặt nhưng vẫn nghiệm thu vật tư điện (cột điện, đèn, cáp điện) 4,9 tỷ đồng; nghiệm thu công tác vận chuyển đất đổ đi 25km không có hồ sơ, chưa được UBND TP.Hải Phòng phê duyệt vị trí đổ thải, giá trị 9,1 tỷ đồng.
Ngoài ra, dự án trên ở giai đoạn 1 với các đơn vị thiết kế, nhà thầu thi công, đơn vị quản lý dự án cũng có những dấu hiệu sai phạm tương tự nhưng hiện trường thi công không còn dấu vết. Vì vậy, kiểm toán yêu cầu cơ quan cảnh sát điều tra làm rõ các sai phạm của dự án đầu tư xây dựng công viên cây xanh cả giai đoạn 1 và giai đoạn 2.
Sáng nay 23.2, trao đổi với Dân Việt, ông Dương Đình Ổn – Phó Chủ tịch UBND quận Hồng Bàng cho biết: “Kiểm toán Nhà nước đã chuyển toàn bộ hồ sơ sang Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Hải Phòng nên chúng tôi đợi kết luận điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra”.
Video đang HOT
Theo Danviet
Triệt phá đường dây bán hóa đơn khống hơn 10.000 tỷ đồng
Ước tính, số lượng hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) các đối tượng đã mua bán trái phép với số lượng tiền hàng hóa, dịch vụ ghi khống lên đến hơn 10.000 tỷ đồng.
Chiều 6.2, Đại tá Ngô Quang Tuyến, Trưởng phòng An ninh điều tra (ANĐT) Công an TP.Hải Phòng cho biết, đơn vị đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 8 đối tượng về hành vi mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT).
Theo báo CAND, các đối tượng bị khởi tố gồm: Lê Thanh Phong, 43 tuổi, ĐKTT xã Tân Tiến, Giám đốc Công ty TNHH Vận tải Duy Mạnh, trụ sở tại xã Hồng Phong, huyện An Dương, TP.Hải Phòng (Phong đã có 1 tiền án về tội mua bán trái phép hóa đơn GTGT); Trần Thị Ly, 49 tuổi; Nguyễn Văn Tiến, 49 tuổi; Phạm Văn Trường, 40 tuổi; Lưu Văn Hoàn, 34 tuổi, cùng trú ở xã An Hưng; Đỗ Thị Phương, 31 tuổi, ở thôn Hà Nhuận, xã An Hoà; Nguyễn Thị Thu Phương 27 tuổi, trú thôn Hạ Đỗ, xã Hồng Phong, cùng huyện An Dương và Phạm Thị Uyến, 49 tuổi, ở tổ dân phố Đồng Tử 5, phường Phù Liễn, quận Kiến An.
Cơ quan điều tra đã tạm giam 4/8 đối tượng gồm: Phong, Tiến, Trường, Hoàn. 4 đối tượng còn lại cho tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú.
Hai trong số các đối tượng bị tạm giam.
Theo tài liệu điều tra, từ năm 2015 - 2017, sau khi Phòng ANĐT Công an TP phá thành công một số vụ án mua bán trái phép hóa đơn GTGT, từ đó phát hiện một ổ nhóm có nhiều nghi vấn hoạt động mua bán hóa đơn GTGT trái phép.
Ngay sau đó Phòng ANĐT đã xác lập chuyên án đấu tranh. Các trinh sát dày dạn kinh nghiệm phá loại án này đã được tung vào cuộc. Sau thời gian thu thập chứng cứ, tài liệu, Ban chuyên án đã xác định được Lê Thanh Phong chính là đối tượng cầm đầu, chỉ đạo các hoạt động phi pháp.
Sau khi ra tù về chính tội này, Phong lập tức thành lập, đồng thời mua lại chức danh của hàng loạt công ty, thuê người đứng tên giám đốc để thực hiện hành vi mua bán hóa đơn GTGT. Tham gia thực hiện hành vi phạm pháp núp bóng các công ty "ma" cùng với Phong có nhiều đối tượng là người thân tín của Phong. Trong đó Tiến là trợ thủ đắc lực nhất.
Trần Thị Ly (em dâu Phong) là đối tượng chuyên nhận số liệu mua hóa đơn GTGT của khách hàng và chỉ đạo các kế toán phân sổ, viết khống nghiệp vụ kinh tế vào hóa đơn, đồng thời tập hợp lượng hàng, tiền khống đã viết trên hóa đơn để làm căn cứ thu tiền bất chính.
Phạm Văn Trường (em rể của Phong) là đối tượng trực tiếp thực hiện các giao dịch ngân hàng để hợp thức hóa hành vi mua bán trái phép hóa đơn, chỉ đạo các đối tượng khác trong ổ nhóm giao nhận, đóng dấu hóa đơn trái phép.
Lưu Văn Hoàn làm nhiệm vụ nhận, giao hóa đơn GTGT từ các kế toán cho đối tượng mua hóa đơn và giữ các bộ con dấu, đóng dấu vào hóa đơn.
Các đối tượng: Phạm Thị Uyến, Đỗ Thị Phương, Nguyễn Thị Thu Phương là các kế toán làm nhiệm vụ nhận giữ hóa đơn, viết khống số liệu trên hóa đơn, làm báo cáo thuế theo chỉ đạo của Phong...
Sau khi đã thu thập đủ các chứng cứ, ngày 19.1, khi Lưu Văn Hoàn và Phạm Thị Uyến đang chuẩn bị giao nhận hóa đơn GTGT cho nhau và Lê Thanh Phong; Nguyễn Văn Tiến vừa đi du ngoạn ở Phú Quốc trở về Hải Phòng, Ban chuyên án quyết định phá án.
Không để cho các đối tượng kịp trở tay, chỉ đạo đồng bọn tẩu tán tang vật, Ban chuyên án phối hợp với một số đơn vị nghiệp vụ an ninh Công an TP đồng loạt bắt giữ cả 8 đối tượng.
Khám xét chỗ ở của các đối tượng, đã thu giữ tang vật gồm: 3 khẩu súng ngắn (loại súng công cụ hỗ trợ, thu tại nhà Phong và nhà Tiến) và 29 viên đạn; 13 bộ con dấu của các công ty; 35 quyển hóa đơn GTGT đã và đang sử dụng; 790 triệu đồng và nhiều tài liệu, chứng từ có liên quan khác. Phòng ANĐT đã làm rõ, từ năm 2007, Lê Thanh Phong cùng đồng bọn đã tổ chức thành lập và mua lại con dấu, hóa đơn, chứng từ của các công ty "ma", để hoạt động thu lợi bất chính.
Mỗi khi công ty nào có dấu hiệu bị lộ, Phong lập tức chỉ đạo đồng bọn "đóng cửa" công ty này, sau đó tiếp tục thành lập hoặc mua lại các công ty khác. Theo trình tự "đào thải và phát triển" này đến nay, Phong và đồng bọn đã có khoảng 50 công ty "ma". Phong đều thuê người đứng tên giám đốc các công ty này để che mắt lực lượng chức năng, tạo bình phong cho các hành vi phạm tội.
Ngoài việc thành lập Công ty TNHH Vận tải Duy Mạnh, các công ty "ma" trong hệ thống được Phong cùng đồng bọn tổ chức hoạt động rất chặt chẽ, có tính chất chuyên nghiệp với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Đặc biệt là lôi kéo người thân trong gia đình tham gia để đối phó với cơ quan Công an khi bị phát hiện.
Theo ước tính, số lượng hóa đơn GTGT các đối tượng đã mua bán trái phép với số lượng tiền hàng hóa, dịch vụ ghi khống lên đến hơn 10.000 tỷ đồng.
Chỉ thống kê sơ bộ 16 trong khoảng 50 công ty "ma" của Phong tại cơ quan thuế cho thấy, đến ngày 29/1/2018, số hóa đơn GTGT xuất bán của các công ty này đã là 16.273 hóa đơn (tương ứng hơn 325 quyển hóa đơn), số tiền hàng hóa, dịch vụ ghi khống trên hóa đơn là hơn 5.600 tỷ đồng, tương ứng với số tiền thuế VAT là hơn 560 tỷ đồng.
Vụ án đang được Phòng ANĐT phối hợp với các cơ quan chức năng thành phố khẩn trương đấu tranh, làm rõ để xử lý nghiêm trước pháp luật.
Theo P.V (Baochinhphu.vn)
Bị "tạm giam" tại bệnh viện tâm thần, người đàn ông treo cổ tự vẫn Ông Nguyễn Văn Xìu (SN 1966, trú tại tổ dân phố 23, phường Lam Sơn, quận Lê Chân, Hải Phòng) - nghi phạm trong vụ dùng dao chém trọng thương ông Nguyễn Quang Huy (SN 1976, cùng trú tại tổ dân phố 23 phường Lam Sơn), đã chết tại Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng trong tư thế treo cổ vào chiều tối...