Hải Phòng chủ động dạy và học trong thời gian chống dịch Covid-19
Ngành Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đang tập trung triển khai nhiều giải pháp chuyên môn, xây dựng kế hoạch dạy và học hiệu quả khi học sinh trở lại trường.
Tập trung cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông
Theo thầy giáo Phạm Quốc Hiệu, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Vĩnh Bảo (Hải Phòng), thời gian nghỉ học kéo dài như hiện nay sẽ khiến học sinh không có sự liên tục trong việc học và không chuẩn bị tốt về kiến thức, tâm lý cho các kỳ thi.
Do đó, Ban giám hiệu nhà trường đã yêu cầu giáo viên chủ nhiệm chủ động kết nối, thông báo đến từng phụ huynh, học sinh về kế hoạch, chương trình học của nhà trường trong thời điểm chống dịch.
Ngành giáo dục Hải Phòng đang triển khai các giải pháp cho học sinh ôn tập, tự học, đặc biệt là chương trình học để thi tốt nghiệp trung học phổ thông. (Ảnh: LT)
Cụ thể, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn, tổ chuyên môn sẽ phối hợp, xây dựng kế hoạch hướng dẫn tự học cho từng môn; thông qua công nghệ thông tin để kết nối với học sinh trong quá trình hướng dẫn, giao bài tập, chuyển tải tài liệu.
“Giáo viên, tổ chuyên môn nhà trường giao bài qua email từng lớp; yêu cầu học sinh vào email nhận thông báo, bài tập và hoàn thành trong thời gian quy định.
Những kiến thức chuyên sâu hay khó tiếp nhận, học sinh sẽ trao đổi trực tiếp với giáo viên bộ môn hoặc tham khảo trên những trang web tự học do nhà trường cung cấp.
Quá trình này sẽ được giáo viên giám sát chặt chẽ và có báo cáo thường xuyên với Ban giám hiệu, phụ huynh.
Nhờ vậy, học sinh của trường đã duy trì, nâng cao kiến thức dù thời gian nghỉ kéo dài”, thầy giáo Phạm Quốc Hiệu cho biết.
Các địa phương có đầy đủ về phương tiện đã tập trung hướng dẫn học sinh tự học qua mạng hoặc dạy online.Theo lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, ngay từ khi ban hành thông báo cho học sinh nghỉ học tránh dịch Covid-19, Sở đã yêu cầu hiệu trưởng các trường trên địa bàn thành phố khẩn trương họp hội đồng sư phạm, nhanh chóng triển khai các giải pháp cho học sinh ôn tập, tự học, đặc biệt là chương trình học để thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Các địa phương còn khó khăn thì giáo viên chủ động trong việc chuyển tải tài liệu học tập đến các em, kèm theo hướng dẫn cụ thể.
Video đang HOT
Trong thời gian nghỉ học, sở đã tập trung đội ngũ giáo viên giỏi của thành phố cùng làm việc với các chuyên viên của Sở để tìm các phương pháp dạy hiệu quả trong từng bài giảng cho chương trình học lớp 12, từ đây đến kết thúc năm học.
Ổn định nền nếp
Tại Trường Tiểu học Nguyễn Đức Cảnh (quận Lê Chân), trong những ngày qua, nhà trường đã có kế hoạch dạy và học trong thời gian học sinh trở lại trường, đảm bảo khung thời gian học do Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Theo cô giáo Nguyễn Thị Mai Hương, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (quận Hải An), khi học sinh trở lại, điều đầu tiên là trường sẽ tập trung ổn định lại nền nếp, kỷ luật;
Tổ chức dạy học hiệu quả theo phương pháp riêng của từng bộ môn để đảm bảo chất lượng cho kỳ thi cuối kỳ.
Bên cạnh đó, nhà trường sẽ tiếp tục tuyên truyền đến học sinh về công tác chống dịch Covid-19 nhằm tuyên truyền rộng rãi hơn đến với cộng đồng.
Trong thời gian nghỉ học phòng, chống dịch Vovid-19, học sinh tại Hải Phòng tích cực, chủ động ôn tập bài (Ảnh: CTV)
Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng cho biết, hết ngày 29/2, nếu thành phố có chủ trương cho học sinh đi học trở lại, sở sẽ yêu cầu các đơn vị giáo dục thực hiện tốt công tác dọn vệ sinh, tiêu độc khử trùng, đảm bảo môi trường an toàn để phụ huynh an tâm đưa con đến trường.
Đồng thời không chủ quan, tiếp tục phòng chống, tuyên truyền đến học sinh bằng các giải pháp mà Bộ Y tế đã ban hành.
“Chúng tôi đã quán triệt các hiệu trưởng, đội ngũ giáo viên xây dựng kế hoạch dạy chi tiết, tạo được sự hứng khởi; tránh việc nhồi nhét kiến thực, gây áp lực cho học sinh.
Đặc biệt, sẽ theo dõi chặt chẽ học sinh, ổn định được nền nếp trường lớp sau thời gian nghỉ học dài ngày”, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng nói.
LÃ TIẾN
Theo giaoduc.net.vn
"Ngôi nhà khăn quàng đỏ" - Lan tỏa hành động đẹp
Năm học vừa qua, ngành Giáo dục Hải Phòng có nhiều đổi mới, sáng tạo trong giáo dục đạo đức và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.
Từ tấm gương thầy cô giáo đến các hoạt động thiết thực và những buổi trải nghiệm sáng tạo đã góp phần lan tỏa hành động đẹp, tác động tích cực đến sự hình thành nhân cách học trò.
Cô và trò Trường THCS Ngô Quyền dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ tại Đài tưởng niệm Liệt sĩ thành phố nhân kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1945 - 27/7/2019)
Trường học nhân văn
Em Bùi Thành Vinh (HS lớp 6D1, Trường THCS Ngô Quyền, quận Lê Chân) là một học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Cả gia đình em sống trong một căn nhà nhỏ ở ngách 36, ngõ 30 đường Trần Nguyên Hãn đã xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão.
Với mong muốn giúp học sinh vơi bớt khó khăn, có nghị lực vươn lên trong cuộc sống, hưởng ứng cuộc vận động "Ngôi nhà khăn quàng đỏ" của Quận đoàn Lê Chân, Hội đồng Đội quận Lê Chân, Ban Giám hiệu Trường THCS Ngô Quyền đã chỉ đạo Liên đội nhà trường vận động, kêu gọi mạnh thường quân trao tặng số tiền và phần quà khoảng 100 triệu đồng cho gia đình em Vinh xây nhà mới.
Ngôi nhà được hoàn thành vào tháng 7/2019 giúp gia đình em Vinh ổn định cuộc sống là nguồn động viên tinh thần giúp Vinh có thêm sức mạnh vươn lên trong học tập.
Cô Nguyễn Thị Thu Hương - Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Quyền chia sẻ: Ngôi nhà khăn quàng đỏ mà Trường THCS Ngô Quyền tặng cho gia đình em Vinh được trích từ quỹ "Thắp sáng ước mơ" do phụ huynh học sinh, các nhà hảo tâm ủng hộ. Đây thực sự là một việc làm ý nghĩa, mang tinh thần tương thân, tương ái, "lá lành đùm lá rách" .
Thời gian tới nhà trường sẽ tiếp tục giúp đỡ, hỗ trợ và xây mới những ngôi nhà tình nghĩa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, người có công với cách mạng trên địa bàn quận Lê Chân. "Đó là những việc làm nhân văn mà chúng tôi luôn đau đáu. Những việc làm thiết thực đó không chỉ góp sức, chung tay thực hiện hiệu quả công tác an sinh xã hội trên địa bàn mà còn là dịp để giáo dục học sinh mình về lòng nhân ái trong một môi trường giáo dục nhân văn", Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Quyền khẳng định.
Trong những năm qua, Trường THCS Ngô Quyền có nhiều hoạt động thiết thực nhằm giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh như: Xuân gắn kết yêu thương, đêm hội trăng rằm, thăm và tặng quà các gia đình có công với cách mạng nhân ngày 27/7, trao tặng 50 thẻ bảo hiểm y tế, quần áo, sách giáo khoa cho học sinh nghèo...
Bên cạnh đó, nhà trường xây dựng thành công nhiều chuyên đề: Phòng chống tai nạn thương tích, xâm hại tình dục; xây dựng tình bạn đẹp và phòng chống bạo lực học đường. Các hoạt động trải nghiệm như: Tham quan Bảo tàng Hải quân, Bến tàu không số, Vương triều nhà Mạc, Núi voi... Những hoạt động trên được hơn 2.300 học sinh của nhà trường hưởng ứng nhiệt tình, tạo sức lan tỏa rộng lớn tới các em. Từ đó, học sinh được giáo dục đạo đức, tình yêu thương song hành với những kiến thức, kỹ năng bảo vệ bản thân và bạn bè trước những tình huống ngoài cuộc sống.
Đại diện Sở GD&ĐT Hải Phòng cùng lãnh đạo UBND quận Lê Chân, Trường THCS Ngô Quyền, gia đình em Vũ Thành Vinh tại Ngôi nhà khăn quàng đỏ
Học trò tích cực
Nhận thức vai trò, tầm quan trọng của các hoạt động trải nghiệm trong giáo dục kỹ năng sống góp phần thay đổi nhận thức tích cực cho học sinh, những năm qua Trường THCS Chu Văn An (quận Ngô Quyền) triển khai nhiều hoạt động giáo dục hiệu quả.
Năm học 2018 - 2019, nhà trường tập trung thực hiện mô hình "Giờ ra chơi trải nghiệm sáng tạo", với việc tổ chức cho các em nhảy flashmob trong giờ ra chơi, tạo những khoảng sân để các em được chơi những môn thể thao mình yêu thích như: Bóng rổ, bóng bàn, cầu lông... Trong giờ ra chơi thứ 3, 5, 7 hằng tuần, Chi đoàn giáo viên phân công các đoàn viên tổ chức các hoạt động trải nghiệm, thực hành về góc vật lý, góc hóa học, góc sinh học, góc công nghệ cho các em học sinh theo lịch đăng ký của các Chi đội trong tháng...
Bên cạnh đó, nhà trường chú trọng giáo dục các kỹ năng học tập, làm việc, vui chơi giải trí thông qua triển khai kế hoạch "Trải nghiệm sáng tạo ngoài nhà trường" tới tất cả chi đội, theo bốn chủ đề, phù hợp tâm lý lứa tuổi học sinh 4 khối lớp.
"Khối 6 tham gia ủng hộ hơn 151 triệu đồng, tổ chức 4 buổi đi thăm, tặng quà Làng trẻ Hoa Phượng, Trại dưỡng lão An Lão, Làng trẻ SOS, người bệnh đang điều trị tại Bệnh viện Việt Tiệp. Khối 7 thăm Bảo tàng Quân khu 3, Bảo tàng Hải quân, Bảo tàng thành phố, Doanh trại quân đội, thăm viếng nghĩa trang liệt sỹ quận.
Khối 8 thăm các làng nghề như: Làng nghề gốm tại khu trải nghiệm Vương triều nhà Mạc, Làng nghề tranh Đông Hồ tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh... Khối 9 tổ chức các hành trình về nguồn, thăm các địa chỉ đỏ như đền thờ thầy giáo Chu Văn An, đền thờ trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Văn miếu Quốc Tử Giám, tham gia hoạt động tư vấn hướng nghiệp", cô Nguyễn Thị Thu Hương cho biết.
Ông Phạm Văn Quân - Hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An chia sẻ: Không chỉ tham gia các hoạt động trải nghiệm do nhà trường tổ chức, học sinh THCS Chu Văn An còn tham gia các cuộc thi và giành nhiều giải thưởng cấp quốc gia và thành phố như "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai", "Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng". Đó là những hoạt động bổ ích, giúp học sinh trau dồi thêm kiến thức về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống từ đó nhận thức của các em được thay đổi tích cực.
Vai trò quan trọng của người thầy
Theo thông tin từ Sở GD&ĐT Hải Phòng, năm học 2018 - 2019, các đơn vị giáo dục tổ chức được 600 chuyên đề về công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, trải nghiệm sáng tạo. Nhiều hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh theo hướng mở, mang lại hiệu quả ngày càng tốt hơn, đáp ứng yêu cầu của giáo dục toàn diện trong điều kiện mới. Hiện, 100% trường học của thành phố thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học.
Bà Đỗ Thị Hòa - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng nêu quan điểm: Để việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh đạt hiệu quả rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường và xã hội. Trong nhà trường, vai trò của người giáo viên là vô cùng quan trọng. Người thầy là hình mẫu để học sinh noi theo. Từ hành vi, cử chỉ, cách sống và nói cao hơn là nhân cách của thầy cô sẽ tác động và hình thành trong học sinh những giá trị đạo đức, lối sống. Vì vậy, mỗi thầy cô hãy là những tấm gương sáng tạo sức lan tỏa rộng lớn tác động đến sự hình thành nhân cách của học trò.
"Những tác động trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là tác động có chủ đích của giáo viên theo mục tiêu giáo dục và các giá trị của cuộc sống. Các tác động này không diễn ra một lúc mà phải tác động thường xuyên, lâu dài mới có hiệu quả", bà Hòa cho hay.
Nguyễn Dịu
Theo giaoducthoidai
Cô giáo 25 bám đảo Thổ Chu: Tết dù ở đâu cũng là tết sum vầy Gắn bó với đảo Thổ Chu đã 25 năm, cô giáo Hà Thị Oanh không hề hối hận với quyết định năm xưa. "Đảo tuy xa, nhưng cũng rất gần gũi vì người dân trên đảo sống chan hòa, yêu thương gần gũi như một gia đình lớn", cô giáo Hà Thị Oanh, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học-THCS Thổ Châu trên đảo...