Hải Phòng: Cận cảnh những tà áo dài tô sắc học đường
Khi biết công đoàn ngành Sở GD&ĐT Hải Phòng triển khai Tuần trang phục áo dài – di sản văn hóa Việt Nam, rất nhiều trường hào hứng tham gia.
Đây cũng là một trong những bước để ngành giáo dục hướng tới lựa chọn áo dài làm trang phục lên lớp thường nhật cho giáo viên toàn thành phố.
Trong sáng 11/5, nhiều trường trên toàn thành phố Hải Phòng đã bắt đầu triển khai vận động nữ giáo viên mặc áo dài tới lớp.
Một tiết chào cờ đầu tuần tại trường THPT Lê Hồng Phong
Cứ vào thứ 2 đầu tuần, nữ sinh trường THPT Lê Hồng Phong sẽ mặc áo dài trắng tới lớp
Là một trong những trường ở Hải Phòng tiên phong và duy nhất đến thời điểm này đưa áo dài vào làm trang phục tới lớp cho nữ sinh và giáo viên, trường THPT Lê Hồng Phong ( quận Hồng Bàng) đã nhận được sự ủng hộ và khen ngợi từ phía học sinh và phụ huynh nhà trường.
Cô và trò trường THPT Lê Hồng Phong trong ngày gặp mặt sau giãn cách
Trong các buổi họp, trang phục áo dài luôn được các giáo viên lựa chọn.
Học sinh như ý thức hơn trong mọi hành xử khi mang trên mình bộ áo dài truyền thống.
Nữ sinh trường THPT Lê Hồng Phong như đẹp hơn khi diện trang phục áo dài tới lớp.
Video đang HOT
Chị Nguyễn Thị Thanh – phụ huynh học sinh lớp 11B1 bày tỏ: “Tôi vô cùng ấn tượng cách làm của nhà trường khi quyết định đưa áo dài làm trang phục đến lớp mỗi tuần. Tôi cũng đã để ý và thấy, khi diện trang phục này, mọi hành xử, ăn nói của con gái mình cũng ý tứ và bớt nghịch ngợm hơn”.
Nhớ lại những ngày đầu quyết định đưa áo dài vào làm trang phục tới lớp, cô giáo Nguyễn Thị Lệ – Hiệu trưởng trường THPT Lê Hồng Phong cho biết: “Việc chọn và vận động học sinh, cô giáo trong trường mặc áo dài tới lớp được BGH tuyên truyền và triển khai từ năm 2015. Thời kỳ đầu, ai cũng lo ý tưởng này khó thực hiện được, song không ngờ, các em học sinh đều rất hào hứng, phấn khởi. Qua triển khai, nhà trường cũng đã đánh giá và ghi nhận ý thức học tập của các em khác hẳn, nghiêm túc hơn, hành xử đẹp hơn để xứng y phục”.
THPT Lê Hồng Phong là ngôi trường duy nhất của Hải Phòng khởi xướng mặc áo dài đến lớp
Cũng trong sáng nay, tại trường THPT Hàng Hải, các cô giáo đã diện trang phục áo dài tới lớp trong sự trầm trồ, khen ngợi của các đồng nghiệp và nam sinh nhà trường.
Các nam sinh không khỏi trầm trồ khen ngợi khi thấy cô giáo đến lớp trong trang phục áo dài.
Trang phục áo dài của giáo viên trường THPT Hàng Hải
Tại trường THCS Lê Hồng Phong (quận Ngô Quyền), Tiểu học Cát Bi (quận Hải An), Tuần lễ Áo dài – Di sản văn hóa Việt Nam cũng được triển khai trong sáng 11/5.
Cô và trò trường THCS Lê Hồng Phong trong giờ sinh hoạt.
Cô và trò cùng tạo dáng chụp ảnh hưởng ứng Tuần lễ Trang phục áo dài – di sản văn hóa Việt Nam
Với mong muốn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của trang phục dân tộc Việt Nam, giáo viên trường Tiểu học Cát Bi (quận Hải An) thường hay diện áo dài tới lớp mỗi khi trường có sự kiện quan trọng.
Cán bộ trường THCS Đằng Hải với tà áo dài truyền thống khi tới trường
Việc vận động nữ giáo viên, cán bộ… các trường trong toàn ngành mặc áo dài tới trường, Công đoàn Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng mong muốn qua đó khơi dậy niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam của cán bộ mình. Theo đó, công đoàn ngành giáo dục cũng hướng tới việc chọn áo dài truyền thống làm trang phục tới lớp của các nữ giáo viên,
Phê bình Hiệu trưởng, giáo viên Trường tiểu học Hùng Vương
Hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm lớp 1A8 Trường tiểu học Hùng Vương bị phê bình vì không thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của Ủy ban nhân dân quận Hồng Bàng.
Ủy ban nhân dân quận Hồng Bàng (Hải Phòng) đã có thông báo về việc xử lý vi phạm thực hiện các khoản thu đầu năm học 2019-2020 của Trường tiểu học Hùng Vương.
Trước đó, ngày 9/10/2019, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam thông tin, phụ huynh có con học lớp 1 tại Trường tiểu học Hùng Vương bức xúc vì phải nộp nhiều khoản thu đầu năm.
Cụ thể, theo phụ huynh tên Q. (đề nghị được giấu tên), từ khi con chị vào học tại nhà trường, chị Q. được thông báo phải đóng nhiều khoản như: quản lý cuối buổi (180.000 đồng/học sinh), học tăng cường tiếng Anh với người nước ngoài (160.000 đồng/tháng);
Cùng với đó là các khoản thu như: tiền đồng phục 385.000 đồng (gồm 2 bộ); quỹ cha mẹ học sinh thu 500.000 đồng/cháu; sách giáo khoa, bảng, phấn 380.000 đồng; bảo hiểm y tế 700.000 đồng; nước uống 50.000 đồng...
Hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm lớp 1A8 Trường tiểu học Hùng Vương bị Ủy ban nhân dân quận Hồng Bàng phê bình vì vi phạm thực hiện các khoản thu đầu năm học (Ảnh: Lã Tiến)
Đặc biệt, có 2 khoản thu với số tiền tương đối lớn như: tiền đồ dùng bán trú là 1.180.000 đồng/học sinh; tiền mua điều hòa và bình nước nóng dùng trong lớp học là 1 triệu đồng/học sinh.
Phụ huynh cũng chỉ rõ lớp 1A7 và 1A8 là 2 lớp đi đầu nên phải nộp tiền mua điều hòa, bình nước nóng; các lớp khác không phải nộp khoản này.
Sau khi báo đăng, ngày 10/10, lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận Hồng Bàng đã tổ chức họp, yêu cầu hiệu trưởng Trường tiểu học Hùng Vương báo cáo giải trình.
Đồng thời chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo quận kiểm tra, xác minh các nội dung báo phản ánh.
Qua kiểm tra thực tế tại nhà trường, Ủy ban nhân dân quận Hồng Bàng chỉ rõ: Trường tiểu học Hùng Vương thu tiền đồ dùng, vật dụng bán trú trực tiếp cho cá nhân học sinh bán trú, nhà trường thỏa thuận với phụ huynh mức thu là 1.180.000 đồng/học sinh.
Theo bà Hoàng Thị Nhẫn, Phó chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân quận Hồng Bàng, mức thu này quá cao, chưa đúng với hướng dẫn 1254 ngày 16/9/2019 của Ủy ban nhân dân quận và không phù hợp với mức thu nhập bình quân của người dân tại phường Hùng Vương.
Trong danh mục mua sắm có 2 loại dụng cụ huy động thu tiền của phụ huynh là chưa hợp lý gồm: xe đẩy thức ăn và bàn ăn.
Một số phụ huynh đã ứng tiền ra mua và báo cho giáo viên chủ nhiệm. Qua xem xét thực tế đã thu tiền của 24 phụ huynh để trang bị cho lớp.Cùng với đó, tại lớp 1A8 do cô giáo T.T.L.C làm chủ nhiệm, trong cuộc họp Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp đã thống nhất mua 2 bộ điều hòa và 1 cây nước nóng lạnh phục vụ học sinh.
Ủy ban nhân dân quận Hồng Bàng đã phê bình hiệu trưởng, tập thể Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm lớp 1A8 Trường tiểu học Hùng Vương không thực hiện nghiêm túc công văn 1254 ngày 16/9/2019 của quận về thực hiện các khoản thu năm học 2019-2020.
Ủy ban nhân dân quận Hồng Bàng cũng chỉ rõ: Công tác tuyên truyền của nhà trường chưa hiệu quả, công tác quản lý chưa thật sâu sát nên xảy ra hiện tượng giáo viên chủ nhiệm để Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp 1A8 tự ý quyên góp mua sắm cơ sở vật chất trang bị cho lớp học.
Việc làm này vi phạm Khoản 4, Điều 10 Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Do đó, quận yêu cầu bà Vũ Thị Tuyết, Hiệu trưởng Trường tiểu học Hùng Vương rút kinh nghiệm đối với các giáo viên chủ nhiệm, Ban đại diện cha mẹ học sinh trong công tác.
Qua đó đảm bảo công khai, minh bạch, có sự thống nhất, đồng thuận của phụ huynh học sinh.
Vi phạm thực hiện các khoản thu, Hiệu trưởng Trường tiểu học Hùng Vương chỉ bị phê bình (Ảnh: Lã Tiến)
Ngay sau khi xử lý vi phạm về thực hiện các khoản thu đầu năm học tại Trường tiểu học Hùng Vương, ngày 15/10/2019, Ủy ban nhân dân quận Hồng Bàng tổ chức họp giao ban với hiệu trưởng các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở thuộc quận.
Đến ngày 24/10, Ủy ban nhân dân quận Hồng Bàng đã có thông báo kết luận của bà Hoàng Thị Nhẫn, Phó chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân quận sau cuộc họp giao ban này.
Theo đó, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2019-2020, Ủy ban nhân dân quận Hồng Bàng yêu cầu Phòng Giáo dục và Đào tạo đặc biệt quan tâm quản lý hiệu quả các nội dung như:
Công tác thu, chi tại các nhà trường thực hiện nghiêm túc Công văn số 1254 ngày 16/9/2019 của Ủy ban nhân dân quận về thực hiện các khoản thu năm học 2019-2020 trong trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở thuộc quận.
Theo bà Hoàng Thị Nhẫn, Phó chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân quận Hồng Bàng, các trường chỉ triển khai công tác tài trợ giáo dục khi đã được Ủy ban nhân dân quận phê duyệt, chú ý cách thức thực hiện, tránh tình trạng gây hiểu lầm dẫn đến những ý kiến thắc mắc từ phụ huynh học sinh.
Về đồ dùng, vật dụng bán trú trực tiếp cho cá nhân trẻ mầm non, học sinh tiểu học, học phẩm mầm non, yêu cầu các nhà trường phải thỏa thuận với phụ huynh về chủ trương;
Trên cơ sở rà soát, kiểm đếm, đề xuất từ các lớp, nhà trường xây dựng kế hoạch thu, sử dụng kinh phí; công khai danh mục, giá cả, mức thu;
Nội dung chi đảm bảo đúng nhu cầu các lớp đề xuất, tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với thu nhập bình quân của người dân theo địa bàn;
Các nhà trường khuyến khích các bậc phụ huynh trực tiếp mua sắm, nộp hiện vật về trường cho học sinh.
LÃ TIẾN
Theo giaoduc.net
20 năm dạy học nơi vùng sâu giờ mới có điều kiện mặc áo dài lên lớp Bao nhiêu năm cô thây ơ Vam Rây đên trương vơi chân đât, quân xăn, dep bo vao căp đê vươt qua nhưng đoan đương trơn như đô mơ. Cô giao Trân Thi Lan Anh la giao viên Trương Trung hoc Cơ sơ Vam Rây, Binh Sơn, Hon Đât, Kiên Giang co hơn 20 năm day hoc vung sâu, vung xa, vung đăc...