Hai “ông lớn” Việt cùng làm máy bay không người lái
Cả Viettel và Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đang nghiên cứu, chế tạo máy bay không người lái, sử dụng ngân sách nhà nước.
Máy bay không người lái do Viettel chế tạo. Ảnh nguồn ICT News
Trong lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang vừa qua, Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel vừa thông báo, họ đang nghiên cứu, chế tạo máy bay không người lái.
Đại tá Đỗ Văn Lập, Viện nghiên cứu và phát triển Viettel cho biết, đề tài này được giao từ năm 2011 và chỉ một năm sau, những chiếc máy bay không người lái hoàn chỉnh đầu tiên do Viettel sản xuất đã được bay thử nghiệm trên bầu trời Việt Nam.
Video đang HOT
Không chỉ bay ở đồng bằng, máy bay còn hoạt động dọc sườn núi trong thời tiết khắc nghiệt, mây mù, gió mạnh.
Định hướng sản phẩm khí cụ bay trước mắt của Viettel chính là sản xuất ra những chiếc máy bay quân sự không người lái tầm trung với thời gian bay từ 15 đến 24 giờ phục vụ cho trinh sát cấp chiến dịch, chiến lược, phát hiện cháy rừng…
Xa hơn nữa là các thiết bị tối tân khác như vệ tinh địa tĩnh, máy bay không người lái tầm xa để nhằm tăng cường khả năng phòng thủ và góp phần phát triển kinh tế- xã hội đất nước.
Tuy nhiên, hồi tháng 5/2013, Liên hiệp Khoa học sản xuất công nghệ cao Viễn thông-tin học (HTI), thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ (KH&CN) Việt Nam cũng thử nghiệm thành công đề tài “Nghiên cứu chế tạo tổ hợp máy bay không người lái phục vụ nghiên cứu khoa học.
Trả lời BizLIVE về vấn đề này, PGS.TS. Đỗ Trường Thiện,Trưởng Ban ứng dụng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam cho biết, hai nhiệm vụ trên không thuộc cùng một đề tài. Tuy nhiên ông Thiện chưa trả lời về việc có “trùng” nhau không.
Hiện nay, Bộ KH&CN đang tiến hành dự thảo các nghị định và thông tư hướng dẫn Luật KH&CN. Trong đó yêu cầu các đơn vị phải báo cáo các đề tài cho bộ, để tránh trùng lặp, lãng phí ngân sách.
Theo BizLIVE
Bài viết về vi mạch TP.HCM đạt giải nhất báo chí KH&CN 2013
"Nhà sáng chế" của Đài truyền hình Việt Nam và "Chương trình vi mạch TP HCM: Đặt nền móng cho những giá trị mới " của báo Sài Gòn giải phóng là 2 tác phẩm đoạt giải nhất.
Sáng 16/01, tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ (Trần Duy Hưng, Hà Nội) đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng báo chí về KH&CN năm 2013. Giải thưởng do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN (Bộ KH&CN) và Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan (IPP) phối hợp thực hiện.
23 tác phẩm và nhóm tác phẩm được trao giải bao gồm 2 giải nhất, 4 giải nhì, 8 giải ba, 9 giải khuyến khích ở các thể loại báo chí: báo in, truyền hình, phát thanh và báo điện tử.
Tác giả, nhóm tác giả được tặng Giải thưởng Báo chí về KH&CN năm 2013 được nhận được nhận số tiền thưởng 25 triệu đồng đối với Giải Nhất, 12 triệu đồng đối với Giải Nhì, 7 triệu đồng đối với Giải Ba và 3 triệu đồng đối với Giải Khuyến khích.
Ông Nguyễn Quân (Phía ngoài cùng bên phải) - Bộ trưởng Bộ KH&CN trao giải cho 2 tác giả đoạt giải nhất.
Theo đánh giá của Hội đồng bình chọn, nhìn chung các tác phẩm đã phản ánh khá tốt về mọi mặt hoạt động KH&CN của các nhà khoa học, các địa phương, doanh nghiệp cũng như của người dân; đi vào các nội dung cấp bách, phổ biến và thực tiễn của đời sống kinh tế- xã hội.
Trên cơ sở kết quả đạt được của năm 2013, Giải thưởng Báo chí KH&CN năm 2013 tiếp tục được phát động. Điều này góp phần tôn vinh những tập thể, nhà báo, tác giả có tác phẩm báo chí xuất sắc về KH&CN. Từ đó, tạo động lực, khuyến khích các phóng viên, cơ quan báo chí tích cực tham gia tuyên truyền về KH&CN.
Theo Khampha
DN phần mềm đầu tiên cán mốc doanh thu 100 triệu USD Chiều 13.1, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng đã trao bằng khen cho FPT Software vì những đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của ngành công nghệ phần mềm, góp phần đưa VN vào bản đồ công nghệ thế giới. Công ty này cũng đã nhận được bằng khen của Bộ Khoa học Công nghệ...