Hai nữ sinh nghèo nhập học Trung cấp Y
Vượt qua gần 400km từ Nghệ An vào TP Huế, sáng nay 15/9, hai em La Thị Hoài và Bùi Thị Thảo đã làm thủ tục nhập học lớp đào tạo y sỹ đa khoa, Trường Trung cấp Nghề Âu Lạc
Thầy giáo hướng dẫn các em ghi lịch học tập.
Hôm qua, sau khi vượt qua chặng đường dài đặt chân tới Huế cũng là lúc trời xế chiều, hai mẹ con em La Thị Hoài và chị em Bùi Thị Thảo đã nhận được sự đón tiếp ân cần, thân thiết của bác sĩ Nguyễn Thị Quang Hiền – giám đốc bệnh viện Hoàng Viết Thắng (nơi nhận tài trợ, nuôi dưỡng các em trong thời gian học tại Huế).
9 giờ sáng ngày 15/9, trời xứ Huế mưa tầm tã, bác sĩ Nguyễn Thị Quang Hiền đã cùng chồng là Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Viết Thắng – giảng viên Trường ĐH Y khoa Huế đưa hai em Hoài và Thảo đến trường Trung cấp Nghề Âu Lạc để làm thủ tục nhập học. Tại đây, bác sĩ Hiền đã làm việc với Ban giám hiệu trường trung cấp Âu Lạc để các em được theo học lớp đào tạo y sỹ đa khoa.
Tại buổi làm việc, bác sĩ Hiền chia sẻ: Trước đây gia đình chị cũng giúp đỡ cho nhiều cháu có hoàn cảnh khó khăn được đến trường, nhưng hôm đọc báo điện tử Dân trí thấy hai trường hợp cháu Thảo và Hoài chị rất thương. Cảm động trước tinh thần hiếu học, thương cảm với hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà các em vấn có ý chí quyết tâm học hành khiến chị không thể ngồi yên nhìn các em dang dở việc học tập. Sau khi bàn bạc, chị đã cùng gia đình nhất trí nhận nuôi dạy, tài trợ cho các em học tập. Gia đình chị không chỉ mong muốn Hoài thực hiện giấc mơ của mình mà sau này khi Hoài ra trường trở về bản làng của mình sẽ giúp nhiều người thoát khỏi cảnh bệnh tật. Còn với cháu Thảo khi học xong sẽ tự lập được cuộc sống của mình”.
Hoài và mẹ cũng em Thảo và Chiên tại Huế. Thế là từ hôm nay Thảo và Hoài phải xa mẹ, xa chị trong môi trường mới.
Cũng theo bác sĩ Hiền, nếu các em học tốt, ngoan ngoãn, gia đình chị sẽ tạo điều kiện và giúp đỡ hai em học liên thông lên bác sỹ.
Tại buổi nhập học, hiệu trưởng Trường trung cấp Âu Lạc – TS Dương Phúc A chia sẻ: “Qua xem xét hồ sơ của hai em chúng tôi thấy các em đủ điều kiện học lớp Y sĩ đa khoa. Và thứ hai tới các em sẽ học buổi đầu tiên. Nhà trường cũng sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho các em học tập”.
Mẹ em Hoài và chị gái của Thảo rất xúc động trước tấm lòng nhân hậu của bác sĩ Nguyễn Thị Quang Hiền: “Chúng tôi rất biết ơn đến nhà hảo tâm Nguyễn Thị Quang Hiền, Trường trung cấp Âu Lạc và báo điện tử Dân trílà cầu nối và đã tạo điều kiện cho hai em Hoài và Thảo viết tiếp ước mơ của mình, được đến trường học tập. Mong sao cho các cháu học tập tốt không phụ lòng tốt của bác sĩ Hiền”.
Video đang HOT
Hai em Hoài và Thảo làm thủ tục nhập học.
Vợ chồng bác sĩ Nguyễn Thị Quang Hiền chụp ảnh lưu niệm cùng hai em Hoài, Thảo cùng thầy hiệu trưởng và các thầy trong trường.
Chia sẻ niềm vui với hai em Hoài và Thảo, chúng tôi cũng hy vọng hai em trong môi trường mới sẽ vượt lên những thử thách và học tập tốt.
Tâm Nhi – Nguyễn Duy
Theo dân trí
Trường học không có "tự nguyện bình quân"
Lần đầu tiên Bộ GD-ĐT đề cập tới chuyện tài trợ trong trường học và tiếp nhận các khoản thu tự nguyện bằng một thông tư (chứ không chỉ ra văn bản hướng dẫn đơn thuần). Những bức xúc trong thực tế sẽ được điều chỉnh như thế nào? Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ GD-ĐT) Bùi Hồng Quang trao đổi với báo giới.
- Thưa ông, vào đầu năm học đã có nhiều khoản thu tự nguyện do các cơ sở giáo dục đưa ra. Bộ GD-ĐT đã có giám sát, kiểm kê việc thực hiện giải ngân hiệu quả đến đâu hay không?
Từ năm 2010 đến nay, đầu năm học mới nào, Bộ GD-ĐT cũng có văn bản gửi UBND, Sở GD-ĐT đề nghị kiểm tra các cơ sở giáo dục trên địa bàn, tăng cường quản lí thu chi, chấm dứt tình trạng lạm thu. Tuy nhiên hướng dẫn, quản lý sử dụng các khoản thu tự nguyện chưa đầy đủ cho nên mới ban hành các quy định tiếp.
Năm 2011, Bộ cũng có văn bản đề nghị kiểm tra các khoản thu chi trong trường học trên địa bàn, chấn chỉnh tình trạng lạm thu. Sau đó, ban hành văn bản yêu cầu kiểm tra việc thực hiện quy định về học phí mới và nhiều địa phương thời điểm này chưa ban hành.
Ông Bùi Hồng Quang
Bộ cũng yêu cầu báo cáo tình hình thực hiện học phí mới vì chính vấn đề này cũng có tác động nhất định thu góp ở trong các đơn vị trường học. Thực tế, học phí quá thấp.
Bộ cũng đã thanh kiểm tra vấn đề lạm thu. Nhiều địa phương có động thái, xử lí tích cực như Thanh Hóa, Đà Nẵng...
Ngoài văn bản hướng dẫn, Bộ yêu cầu các địa phương phải có trách nhiệm kiểm tra, chỉ đạo, giám sát. Riêng năm nay, Bộ GD-ĐT đặt vấn đề, sau khi thông tư có hiệu lực thanh tra Bộ sẽ đi kiểm tra. Trong đó, đặc biệt ưu tiên những trường có địa chỉ mà báo chí đã nêu để chấn chỉnh. Chắc chắn hình thức xử lí sẽ được làm nghiêm chứ không chỉ ngồi nghe báo cáo.
Kế hoạch cụ thể sẽ gặp từng lớp, từng trường, gặp gỡ cha mẹ học sinh để xem lạm thu đến đâu, hình thức trường vận động đóng góp kiểu gì. Do đó, cách thức kiểm tra năm nay sẽ cụ thể hơn.
- Thưa ông, thông tư ban hành đầu năm học mới có phải là động thái hợp thức hóa các khoản thu được nhiều phụ huynh phản ánh "bị ép tự nguyện" đang gây tranh cãi hiện nay?
Theo tôi, không nên đặt vấn đề "hợp thức hóa". Trách nhiệm của cơ quan quản lí nhà nước là phải ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh tất cả những hoạt động thuộc lĩnh vực mình quản lí.
Nguyên tắc xuyên suốt của tất cả các văn bản từ trước đến nay là "tự nguyện", nhưng tự nguyện như thế nào - là vấn đề các cơ sở giáo dục, các cơ quan quản lí giáo dục phải chỉ đạo giám sát.
Còn tự nguyện theo kiểu truyền nhau kí tên thì đó chưa phải.
Là người trực tiếp làm công tác tài chính, tôi hết sức trăn trở khâu học phí, học bổng, chấn chỉnh lạm thu.
- Như ông trao đổi thì vấn đề lạm thu diễn ra nhiều năm nay và trước mỗi năm học đều có bức xúc, tại sao không giải quyết được tận gốc?
Thực tế, Bộ đã ban hành một loạt văn bản để quản lí, giám sát trong đó có hướng dẫn chi tiết. Gần đây nhất, Bộ đã ban hành 4 văn bản.
Và đến bây giờ, việc quản lí và sử dụng cũng như quy định về tài trợ sẽ thành thông tư, tính pháp lí sẽ cao hơn. Còn sau đây có giải quyết được triệt để vấn đề lạm thu hay không thì cần phải có rất nhiều biện pháp tiếp theo.
Ngoài việc phổ biến điều lệ cha mẹ học sinh, phụ huynh cũng cần từ chối những khoản thu ngoài quy định.
Đồng thời, tăng cường kiểm tra giám sát các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Nơi nào có vấn đề thì ông trưởng phòng GD, GĐ Sở phải chịu trách nhiệm.
Cùng với đó sẽ xử lí nghiêm. Đơn vị nào thu sai sẽ yêu cầu người đứng đầu trả lại tiền và xin lỗi PHHS.
- Quy định cho phép các cơ sở giáo dục nhận tài trợ tiền, vàng, kim cương...Thực tế, đã có "Mạnh Thường Quân" nào ngỏ ý tài trợ vàng, kim cương chưa?
Bây giờ mà nói ngay thì cũng khó, nhưng sắp tới, chúng tôi có một hội nghị vinh danh các nhà hảo tâm có đóng góp cho giáo dục. Hội nghị sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 12. Tài trợ trên tinh thần tự nguyện chứ không có tự nguyện bình quân.
- Cảm ơn ông!
Theo VNN
Chuyển sang tài trợ sẽ hết lạm thu? Các khoản thu tự nguyện sẽ được hiểu là khoản tài trợ cho giáo dục theo đúng tinh thần của thông tư "Quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân". Đó là khẳng định của ông Bùi Hồng Quang, phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch - tài chính (Bộ GD-ĐT), về khái niệm...