Hai nữ sinh lớp 12 chế tạo máy cấy lúa không động cơ chi phí 2 triệu, đạt năng suất bằng 5 thợ cấy
Máy cấy lúa không dùng động cơ của 2 em học sinh Nam Định đã được nông dân Giao Thủy tiếp nhận với lời khẳng định: máy hoạt động tốt, cây lúa thẳng hàng, khoảng cách đều nhau. Máy không cần dùng nguyên liệu nên không gây ô nhiễm môi trường.
Hai nữ sinh chế tạo máy cấy lúa không động cơ này là em Nguyễn Thị Hoài Giang và Hoàng Thị Phượng (học sinh lớp 12 trường THPT Giao Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định). Hai em cũng là gương mặt gây ấn tượng trong nhiều cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên và nhi đồng toàn quốc trong 2 năm 2018 và 2019.
Theo chia sẻ, chiếc máy cấy không động cơ được làm bằng sắt có kết cấu vững chắc, thiết kế bộ phận truyền động đơn giản, nhỏ gọn với trọng lượng chưa đến 25kg. Máy không dùng động cơ mà vận hành bằng sức kéo, dễ vận hành, nguyên liệu chủ yếu bằng thép hộp nên khá nhẹ.
Hai em học sinh lớp 12 ở Nam Định Nguyễn Thị Hoài Giang và Hoàng Thị Phượng chế tạo thành công máy cấy lúa không động cơ. (Ảnh: Dân Việt)
Máy cấy lúa không động cơ được hoạt động trên nguyên tắc kết hợp dùng lực đàn hồi của lò xo và lực giật của tay cùng trọng lực tác dụng lên hệ thống lấy mạ. Máy để được 4 khay mạ, mỗi khi hết mạ, có thể tiếp mạ một cách dễ dàng và đặc biệt thao tác sử dụng đơn giản nhưng lại rất hiệu quả.
Video đang HOT
Kết quả sau những buổi thử nghiệm máy cấy có năng suất đúng theo ý tưởng đề ra. Mỗi một phút máy cấy được hơn 100 khóm, 1 giờ cấy được 200 m2 đến 270 m2 (tùy theo độ thành thạo của người sử dụng), công suất này bằng 5 người cấy thủ công.
Với bốn mỏ cấy, một giây máy cấy được 4 hàng lúa, mật độ hàng cách hàng 180 mm – 200 mm và máy có hệ thống gạt bùn nên không phải mất thời gian xoa vết chân người đi lại trong quá trình cấy như cấy thủ công.
Được biết, chi phí sản xuất máy cấy lúa không động cơ chỉ khoảng hơn 2 triệu đồng. Trả lời báo chí, các em cho biết thêm: ‘Dù đã có bản vẽ khá chi tiết nhưng thợ cơ khí ở địa phương không đọc hiểu được, đây chính là những khó khăn nhất khi chế tạo ra chiếc máy cấy này. Sau đó, thầy giáo dạy Lý đã hỗ trợ chúng em để giải thích cho người thợ đó hiểu, dẫn đến mất một thời gian dài mới hoàn thiện được’.
Hai em học sinh cùng người thầy Nguyễn Thủy Anh (40 tuổi, giáo viên Vật lý trường THPT Giao Thủy) của mình có mong muốn cải tiến và nâng cấp thêm một số tính năng khác để việc cấy lúa được đều hơn. Ngoài ra, sẽ thay thế một số chi tiết giúp máy nhẹ hơn, đơn giản hơn, dễ dàng di chuyển dưới ruộng… Còn xa hơn, cả hai mong muốn đưa chiếc máy này vào sản xuất hàng loạt, với giá thành rẻ để phục vụ nhu cầu của người dân.
Cả ba thầy trò mất một khoảng thời gian dài để chiếc máy cấy lúa này hoàn chỉnh. Ảnh Dân Việt
Vũ Linh (TH)
Theo baodatviet
Học sinh lớp 8 chế tạo máy cấy lúa, năng suất bằng 6 người cấy tay
Em Nguyễn Đức Dương, lớp 8A, Trường THCS thị trấn Tân Dân, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) mới đây đã chế tạo thành công chiếc máy cấy lúa, năng suất lao động bằng 6 người cấy tay.
Tại Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên và nhi đồng toàn quốc vừa được tổ chức cách đây ít ngày, sản phẩm máy cấy lúa của em Nguyễn Đức Dương đã đoạt giải Ba. Trước đó, ở Cuộc thi cấp tỉnh, mô hình đoạt giải Nhì.
Em Dương cho biết, làm mạ, cấy lúa là khâu hết sức vất vả, nặng nhọc. Khi cấy, nông dân phải cúi gập, lội xuống bùn nước trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Công đoạn này tốn nhiều thời gian, chi phí khi sản xuất lúa, trong khi lao động nông nghiệp ngày càng thiếu, giá nhân công cao.
Em Dương thuyết trình về máy cấy lúa tại cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên và nhi đồng tỉnh Bắc Giang năm 2019. Ảnh: Báo Bắc Giang.
Ngoài ra, ở trên thị trường đã có một số loại công cụ, máy cấy đơn giản hoạt động nhờ lực của con người tác động nhưng chưa đạt được mục tiêu về kỹ thuật và cơ giới hóa, giá thành lại cao, đó là ý tưởng để Đức Dương chế tạo chiếc máy cấy chi phí rẻ, năng suất lao động cao.
Theo tính toán, 1 phút máy cấy được khoảng 120 khóm, 1 giờ cấy được 180 m2 (tức 0,5 sào bắc bộ), công suất này bằng 6 người cấy thủ công. Máy cấy cùng lúc 2 hàng lúa, mật độ hàng cách hàng 200 mm - 230 mm.
Máy có kết cấu máy vững chắc, thiết kế đơn giản, gọn nhẹ, trọng lượng từ 22-23 kg, dễ di chuyển ở mọi địa hình. Đặc biệt, máy không dùng nhiên liệu nên rất thân thiện với môi trường, tiết kiệm đáng kể chi phí cho nông dân. Các chi tiết của máy đơn giản, dễ thay thế phụ tùng khi hỏng, thuận lợi trong quá trình bảo trì.
Sản phẩm máy cấy lúa của em Đức Dương được thầy giáo Nguyễn Đức Quỳnh dạy môn Vật lý tại Trường THCS Tân An là người trực tiếp tư vấn, giúp đỡ, ngoài ra còn nhận được sự góp ý của các chuyên gia Trường Cao đẳng nghề công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang về kỹ thuật.
Doir (TH)
Theo baodatviet
'Cô gái vàng' Vật lý Với số điểm cao nhất cuộc thi, Nguyễn Khánh Linh (SN 2000, học sinh trường THPT Chuyên Lam Sơn) đã vượt qua 360 thí sinh đến từ 78 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đoạt Huy chương Vàng Olympic Vật lý quốc tế năm 2019. Nguyễn Khánh Linh thường tự học các môn tại nhà, đặc biệt là môn Vật...