Hai nữ sinh Anh mở trung tâm cứu hộ nhím
Bắt đầu giúp đỡ những con nhím có vấn đề về sức khỏe từ khi 9 tuổi, sau bốn năm hai nữ sinh Anh đã cứu sống 400 con nhím.
Sophie Smith và Kyra Barboutis, cùng 13 tuổi, sở hữu một trung tâm cứu hộ nhỏ ở vườn sau nhà tại Stratford-On-Avon, Warks, Anh. Các bác sĩ thú y địa phương thậm chí còn nhờ hai em chăm sóc cho những con nhím của họ.
Kyra Barboutis (trái) và Sophie Smith (phải) chụp ảnh bên ngoài trạm cứu hộ của mình. Ảnh: Dissanayake/Caters News
Năm 9 tuổi, hai nữ sinh ban đầu chăm sóc nhím với tư cách người nuôi dưỡng với một vài chiếc lồng. Sau đó, hai em tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn nên quyết định mở trung tâm cứu hộ, mang tên Thành phố nhím thân thiện. Cả hai tự xoay xở để có được các thiết bị thông qua việc gây quỹ, vì chúng rất tốn kém. Người dân địa phương cũng cung cấp nguồn thực phẩm cho trung tâm.
Sau bốn năm, Sophie và Kyra đã cứu sống 400 con nhím và hiện chăm sóc cho 15 con. Hai cô bé phải dành cả ngày ở trường, thời gian rảnh rỗi còn lại sẽ lo cho lũ nhím. “Cả hai rất tận tâm vì còn thức dậy giữa đêm để chăm nhím”, Helen Barboutis, 42 tuổi, mẹ của Kyra, cho biết.
Các em cũng phối hợp chặt chẽ với các bác sĩ thú y địa phương, người đã dạy cách chăm sóc động vật đúng cách. Giờ đây, cả hai có đủ điều kiện và kỹ năng để tiêm cho những con nhím nếu có mặt người lớn.
Video đang HOT
Bên trong trung tâm cứu hộ nhím của Sophie và Kyra. Ảnh: Dissanayake/Caters News
Trung tâm cứu hộ có những thiết bị theo dõi lũ nhím đang làm gì, cần loại thuốc gì. Mỗi con thường ở với hai em một đến vài tháng và luôn được trả về với tự nhiên nếu đảm bảo sức khỏe. Vì thế, trong thời gian chăm sóc, Sophie và Kyra cố gắng không dành tình cảm quá sâu sắc với bất kỳ con nào.
Sau những nỗ lực của mình, hai nữ sinh 13 tuổi đã nhận được giải thưởng từ Dame Jane Goodall – sứ giả hòa bình của Liên Hợp Quốc, nhà linh trưởng học, tập tính học và nhân chủng học người Anh. Sir David Attenborough, nhà tự nhiên học người Anh, đã gửi thư khen ngợi hai nữ sinh.
Sắp tới, Sophie và Kyra có kế hoạch vận động 5.000 bảng để mua các thiết bị như máy ảnh nhiệt, dụng cụ chuyên sâu và giường sưởi điện. Những thiết bị này sẽ giúp nâng cao hơn chất lượng chăm sóc của trung tâm cứu hộ.
Tú Anh
Theo Story Trender
Bữa ăn bán trú an toàn - Bài 1: Kiểm soát chặt nguồn gốc thực phẩm
Việc đảm bảo an toàn từ nguồn thực phẩm đến khâu chế biến cho bữa ăn bán trú là điều đặc biệt quan trọng.
Bếp ăn Trường mầm non Bình Trị Đông (quận Bình Tân). Ảnh: TTXVN phát
Nguồn gốc thực phẩm rõ ràng
Trường Mầm non Bình Trị Đông (quận Bình Tân) đang tổ chức bếp ăn bán trú tại trường với khoảng 430 suất cho trẻ mỗi ngày. Để đảm bảo an toàn thực phẩm, cô Nguyễn Thị Thanh Thanh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Bếp ăn được tổ chức theo đúng quy trình một chiều, từ khâu tiếp phẩm đến chế biến và chia thức ăn. Nguồn thực phẩm cung cấp cho bếp ăn được đảm bảo nguồn gốc rõ ràng từ công ty được kiểm định. Trường cũng thành lập Ban An toàn thực phẩm gồm ban giám hiệu nhà trường, 1 cấp dưỡng, 1 kế toán và 1 nhân viên y tế để thực hiện các khâu từ tiếp phẩm, giám sát chế biến, lưu nghiệm... Cùng với đó, 7 cấp dưỡng của trường được tập huấn thường xuyên kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, kỹ thuật nấu ăn.
Còn Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (quận Bình Tân) đang thực hiện phương thức ký hợp đồng với đơn vị bên ngoài đến nấu ăn tại trường. Thầy Lê Thành Dũng, Hiệu trưởng nhà trường cho rằng, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngành giáo dục, trong đó, trách nhiệm của nhà trường là rất lớn. Để thực hiện công tác này, nhà trường thành lập Ban Chỉ đạo về công tác an toàn thực phẩm trong trường, phân công rõ ràng nhiệm vụ cho từng thành viên. Cùng với kiểm soát thực phẩm đầu vào, quá trình chế biến theo quy trình bếp ăn một chiều đảm bảo vệ sinh. Trường cũng lắp camera để hiệu trưởng theo dõi thường xuyên quá trình chế biến thức ăn, phân chia thức ăn và các hoạt động diễn ra trong bếp ăn, nhà ăn.
Ông Ngô Văn Tuyên, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Bình Tân chia sẻ, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm trong trường học, ngay từ đầu năm học Phòng đã triển khai nghiêm túc nhiệm vụ đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn bán trú trong nhà trường. Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, tạo nguồn lực để củng cố, nâng cấp cơ sở vật chất và các điều kiện, đáp ứng nhu cầu gửi bán trú của phụ huynh học sinh, nâng cao chất lượng công tác bán trú. Trong đó, tại các trường học đều thành lập Ban An toàn thực phẩm, thường xuyên kiểm tra giám sát các đơn vị cung cấp thực phẩm, căng - tin trường học. Các trường hợp đồng với cơ sở cung cấp thức ăn sử dụng nguồn nguyên liệu thực phẩm tươi sống thuộc chuỗi thực phẩm an toàn hoặc chứng nhận VietGAP, GlobalGAP để chế biến món ăn.
Cùng với hình thức tổ chức bếp ăn bán trú, ở hầu hết các trường đều có căng - tin phục vụ nhu cầu của học sinh. Trường Trung học phổ thông Nguyễn Du (Quận 10) cũng đang ký hợp đồng với một công ty để cung cấp thực phẩm cho căn tin trong trường. Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, mặc dù không tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh nhưng để đảm bảo an toàn thực phẩm trong căng - tin của trường, nhà trường chỉ ký hợp đồng với đơn vị cung cấp thực phẩm chất lượng, được kiểm định. Cùng với cam kết của đơn vị cung cấp đảm bảo nguồn thực phẩm rõ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, trường cũng thường xuyên giám sát...
Cân bằng dinh dưỡng
Khâu chia thức ăn tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (quận Bình Tân). Ảnh: Thu Hoài/TTXVN
Song song với việc phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, việc cung cấp bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ cũng cần được chú trọng với thực đơn khoa học, đảm bảo cho trẻ phát triển khỏe mạnh. Theo ông Trần Nguyên Thục, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh, thực đơn bữa ăn bán trú cho học sinh được quy định rõ ràng theo phần mềm dinh dưỡng do Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Dinh dưỡng Quốc gia xây dựng. Sở đã triển khai phần mềm dinh dưỡng này đến các địa phương từ năm 2016. Những trường không thực hiện theo phần mềm dinh dưỡng này sẽ có một bộ phận phụ trách cấp dưỡng chịu trách nhiệm chính về việc lên thực đơn cho học sinh hàng ngày.
Thầy Lê Thành Dũng, Hiệu trưởng trường Tiểu học Lê Quý Đôn (quận Bình Tân) cho biết, việc đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong thực đơn mỗi bữa ăn rất quan trọng nhằm đảm bảo cho trẻ phát triển khỏe mạnh. Trường đang thực hiện theo phần mềm bằng dinh dưỡng với thực đơn thay đổi hàng ngày. Trong đó, Hiệu trưởng có trách nhiệm giám sát, ký duyệt thực đơn hàng tuần, hàng tháng.
Thực tế, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tiếp tục lan rộng khiến nhiều phụ huynh lo lắng về sự an toàn trong mỗi bữa ăn của trẻ tại trường. "Cả tuần nay, rất nhiều phụ huynh đến trường và bày tỏ mong muốn nhà trường loại bỏ thịt lợn trong thực đơn bữa ăn hàng ngày tại trường, do lo sợ dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nhà trường không chủ trương "bài trừ" loại thực phẩm này, mà yêu cầu đơn vị đối tác phải cam kết, đảm bảo cung cấp thực phẩm vào trường có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, để phụ huynh yên tâm. Bởi trẻ vẫn cần thực đơn đa dạng để cân bằng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn" - cô Nguyễn Thị Thanh Thanh, Hiệu trưởng Trường Mầm non Bình Trị Đông (quận Bình Tân) bày tỏ.
Trong khi đó, trước yêu cầu của nhiều phụ huynh, một số trường tư thục đã linh hoạt loại bỏ thịt lợn trong thực đơn bán trú. Về vấn đề này, ông Trần Nguyên Thục, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cho biết, ngành giáo dục và đào tạo thành phố tăng cường chỉ đạo công tác kiểm soát nguồn thực phẩm vào các bếp ăn ở các trường học, đồng thời đề nghị các trường học chú ý trong việc lựa chọn nguồn thực phẩm an toàn. Tuy nhiên, Sở không chỉ đạo loại bỏ hoàn toàn thịt lợn trong bữa ăn bán trú mà khuyến cáo các đơn vị chú trọng lựa chọn nguồn thực phẩm đạt chuẩn và đảm bảo truy xuất được nguồn gốc rõ ràng để tránh tình trạng ngộ độc cho học sinh.
Bài 2: Phối hợp chặt chẽ trong quản lý, giám sát
Thu Hoài - Đinh Hằng
Theo TTXVN
Góc nhìn đại biểu: Cần siết chặt quản lý an toàn thực phẩm trong trường học Vừa qua, các vụ việc mất ATTP trong trường học liên tiếp xảy ra. Gần đây nhất, vụ hàng trăm học sinh nhiễm sán lợn ở Bắc Ninh do nghi vấn nguồn thực phẩm không đảm bảo đã khiến dư luận vô cùng phẫn nộ. Những thiệt hại do mất ATTP trong trường học là vô cùng nghiêm trọng, kéo theo nhiều hậu...