Hai nguồn lực cần tận dụng để nắm bắt cơ hội trong chuyển đổi số
CEO Công ty VINADES Nguyễn Thế Hùng cho rằng, tận dụng được 2 nguồn lực có sẵn là công nghệ mở và dữ liệu mở chính là cách thức để chúng ta có thể nắm bắt cơ hội, tạo ra cuộc cách mạng trong chuyển đổi số ở Việt Nam.
Lời tòa soạn: Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10, Báo VietNamNet mở mục “Đóng góp ý tưởng Chuyển đổi số”, góp phần lan tỏa những kinh nghiệm tốt, những bài học hay, các nhân vật tiêu biểu và những câu chuyện cả thành công và chưa thành công của các cơ quan, tổ chức, địa phương, doanh nghiệp cũng như người dân trong hành trình chuyển đổi hoạt động lên môi trường số.
Sau đây, VietNamNet xin giới thiệu bài viết của ông Nguyễn Thế Hùng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nguồn mở Việt Nam – VINADES.
Chuyển đổi số đang là chủ đề được Chính phủ, các cơ quan ban ngành cùng đông đảo doanh nghiệp và người dân quan tâm. Thời gian qua, nhiều hoạt động đã được thúc đẩy. Tuy vậy, từ quan sát của bản thân, tôi thấy rằng các diễn đàn và cuộc thảo luận chủ yếu đi vào xu hướng công nghệ mới, nóng như Blockchain (công nghệ chuỗi khối), AI (trí tuệ nhân tạo)… hoặc đơn thuần là việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động bình thường mà quên đi các yếu tố mang tính cốt lõi và đi vào bản chất.
Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nguồn mở Việt Nam Nguyễn Thế Hùng. (Ảnh NVCC)
Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin đề cập đến 2 thứ mà chúng ta đang còn yếu và thiếu, đó là khả năng làm chủ công nghệ lõi và năng lực khai thác dữ liệu.
Ứng dụng công nghệ mở để tăng khả năng làm chủ công nghệ lõi
Nói đến khả năng làm chủ các công nghệ lõi, chúng ta đo lường bằng số phát minh, sáng chế. Chúng ta hiện có rất ít phát minh, sáng chế. Với cách mua công nghệ và hoàn toàn phụ thuộc vào bên bán, chúng ta sẽ phải tốn rất nhiều chi phí. Một cách khả dĩ hơn là khai thác công nghệ mở – những công nghệ được cung cấp cùng các tài liệu gốc, có giấy phép sử dụng miễn phí. Ví dụ như phần mềm nguồn mở được cung cấp cùng mã nguồn cùng giấy phép sử dụng miễn phí, tự do, cho phép sử dụng để phát triển các ứng dụng khác mà không bị ngăn cấm vì lý do bản quyền.
Video đang HOT
Chính phủ đã nhận ra điều này từ lâu và có những động thái từ rất sớm cho việc thúc đẩy ứng dụng phần mềm nguồn mở cho cơ quan nhà nước. Từ đầu những năm 2000 và cho đến nay, chúng ta đã tổ chức rất nhiều hội thảo, ra nhiều văn bản chính sách khuyến khích, thúc đẩy phần mềm nguồn mở.
Đáng tiếc là, chúng ta vẫn chưa thành công trong việc làm chủ công nghệ thông qua việc ứng dụng phần mềm nguồn mở. Các chính sách vẫn chủ yếu nằm trên giấy tờ, văn bản; chưa tạo ra được một thị trường đúng nghĩa để thúc đẩy doanh nghiệp tham gia.
Blockchain hay AI là 2 trong số ít các loại công nghệ mở/ phần mềm nguồn mở mà Việt Nam chúng ta sớm ứng dụng vào các dự án công nghệ. Đó là hai loại phần mềm mang tính xu hướng, nhưng còn rất nhiều phần mềm nguồn mở khác chúng ta đã bỏ qua.
Thậm chí, ngay cả những phần mềm nguồn mở mang tính xu hướng cao như Blockchain và AI nhưng người Việt chưa đóng góp nhiều vào các công nghệ này, việc này cũng phản ánh một cách khách quan là chúng ta chưa đủ năng lực đóng góp phát triển công nghệ.
Vì vậy, tôi cho rằng, thay vì chỉ đơn thuần cổ vũ chạy theo các xu hướng, nhà nước cần tạo ra môi trường thúc đẩy việc làm quen, ứng dụng và từng bước phát triển các công nghệ mở như phần mềm nguồn mở. Có như vậy, Việt Nam mới nhanh chóng làm chủ các công nghệ lõi, làm căn cứ để thúc đẩy chuyển đổi số lên tầm cao mới.
Dữ liệu: Nguồn tài nguyên vẫn chưa được khai thác hiệu quả
Các công nghệ như AI đều cần rất nhiều dữ liệu để được “huấn luyện”. Nếu không có dữ liệu, phần mềm AI giống như một đứa trẻ sơ sinh, và nếu không được dạy dỗ và huấn luyện, nó vĩnh viễn sẽ không làm được gì cả.
Dữ liệu được coi là nhiên liệu cho chuyển đổi số, là mỏ dầu của nền kinh tế. Thế nhưng, đáng tiếc là quá trình chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ, các doanh nghiệp lại đang rất thiếu “nhiên liệu” này.
Ngân hàng Thế giới (WorldBank) đã sớm có khuyến nghị rất rõ ràng với về việc cần hỗ trợ doanh nghiệp tự do khai thác nhiều nguồn dữ liệu mà Chính phủ đang quản lý thông qua hình thức mở dữ liệu và cấp phép các dữ liệu đó thành dữ liệu mở.
Tuy nhiên, quá trình này còn đang bị chậm trễ. Theo số liệu của Bộ TT&TT, tỷ lệ cơ quan nhà nước cung cấp dữ liệu mở mới chỉ đạt 3%, còn xa so với mục tiêu Chính phủ đặt ra là đạt 100% vào năm 2025.
Nguyên nhân của tình trạng chậm trễ nêu trên, theo tôi, một phần là do các cơ quan quản lý thiếu động cơ thúc đẩy việc mở dữ liệu. Bên cạnh đó, việc hiểu sai cách thức mở dữ liệu và đối tượng dữ liệu cần mở để khai thác khiến việc mở dữ liệu cũng trở thành hình thức, không tạo ra nhiều giá trị cho xã hội.
Theo chuyên gia Nguyễn Thế Hùng, Chính phủ cần thúc ép các cơ quan đang nắm giữ dữ liệu phải mở dữ liệu cho người dân, doanh nghiệp khai thác. (Ảnh minh họa: congthuong.vn)
Không giống như các tài nguyên tự nhiên, bị khai thác là sẽ mất. Dữ liệu được khai thác không những không mất mà càng tạo ra nhiều giá trị. Vậy nên nó được coi là nguồn tài nguyên vô tận nếu biết cách khai thác. Chính phủ cần tận dụng nguồn tài nguyên này bằng cách mau chóng thúc ép các cơ quan đang nắm giữ dữ liệu phải mở dữ liệu này ra cho người dân và doanh nghiệp khai thác.
Chuyển đổi số là một quá trình liên tục, trong quá trình đó chúng ta sẽ cần rất nhiều nguồn lực. Tận dụng được hai nguồn lực có sẵn là công nghệ mở – có sẵn trên thế giới, và dữ liệu mở – có thể làm cho nó có sẵn tại Việt Nam, chính là cách thức mà chúng ta có thể nắm bắt cơ hội để tạo ra cuộc cách mạng trong chuyển đổi số ở Việt Nam.
Nên cẩn trọng khi nhảy vào thị trường tiền số lúc này
Thị trường tiền số lao dốc khiến nhiều người tận dụng cơ hội 'bắt đáy', song những người chơi mới cần cẩn trọng khi nhảy vào giai đoạn này.
Thị trường tiền số đang giảm mạnh so với tuần trước và chưa có dấu hiệu dừng lại. Trong khi những nhà đầu tư cũ ngậm bồ hòn làm ngọt thì những người mới lại manh nha nhảy vào.
Chị Đoan (quận 7, TP.HCM) chưa từng cài đặt ứng dụng theo dõi thị trường tiền mã hoá nhưng vẫn hay nghe ngóng từ bạn bè về sự lên xuống của những đồng coin phổ biến. Mấy ngày gần đây, khi đồng Ethereum (ETH) xuống giá mạnh, chị đang định nhảy vào mua.
"Đã muốn mua thời điểm ETH xuống dưới 1.000 USD hồi tháng 6 nhưng cứ lần lựa mãi đến nay", chị Đoan tâm sự. Đến hôm qua 23/8, khi ETH ở vùng giá dưới 1.600 USD, chị vẫn đang tiếc nuối vì không nhảy vào ở thời điểm đồng mã hoá này chỉ ở 2/3 mức giá hiện nay.
Trong vòng một tháng nay, ETH - chỉ đứng sau Bitcoin (BTC) về giá trị thị trường - nhiều lần khiến người chơi "đau tim". Cuối tháng 7, đồng coin này còn ở mức 1.380 USD, sau đó lên vùng ổn định 1.600 USD, và bất ngờ nhảy vọt lên trên 2.000 USD cách đây một tuần. Sau đó giảm mạnh trở lại về mức 1.629 USD vào sáng nay 23/8.
Với biên độ giá thay đổi lớn như vậy, những người chơi lướt sóng may mắn vẫn có thể kiếm lời. Tuy vậy, số lượng nhà đầu tư mất tiền chắc chắn vẫn nhiều hơn, trong bối cảnh thị trường biến động khó lường.
BTC từng có giá hơn 50.000 USD nhưng sau đó biến động khó lường, nhà đầu tư nên cẩn trọng. (Ảnh: Kanchanara/Unsplash)
Khác với chị Đoan vẫn đang cân nhắc nhảy vào thị trường, chị Trân (Gò Vấp) đã mở những giao dịch đầu tiên thời điểm BTC đạt mức 21.600 USD hồi cuối tháng trước. Cũng tương tự ETH, BTC nhanh chóng thiết lập mức giá 25.000 USD cách đây một tuần, tạo một đường màu xanh kéo dài liên tục trong chỉ số lãi hàng ngày của chị này.
Dù vậy, niềm vui của nhà đầu tư mới không kéo dài được bao lâu. Từ mốc 25.000 USD chỉ cách đây một tuần, BTC quay đầu giảm, đến sáng nay chỉ còn 21.333 USD. Biểu đồ lãi của chị Trân cũng lao dốc cùng với BTC và những đồng coin khác.
Thông thường, BTC có ảnh hướng lớn đến thị trường tiền số nói chung và những đồng coin khác, và ngược lại. Do đó, việc đồng mã hoá giá trị nhất thế giới xuống giá cũng khiến những đồng khác bị tụt dốc theo.
Các đồng như ADA, SOL, DOGE, SHIB, NEAR, AXS, GMT đều giảm giá ít nhất 15% so với 7 ngày trước.
Ở thời điểm hiện tại, một số nhà đầu tư mới đang chú ý đến thị trường tiền mã hoá, phần lớn do tâm lý FOMO - sợ bị bỏ lỡ cơ hội - hơn là nhìn thấy tiềm năng của lĩnh vực này. Nói với ICTnews trước đây, một chuyên gia dự báo Bitcoin và thị trường tiền số chỉ khởi sắc vào năm 2024. Trong thời gian đó, nhà đầu tư nên trau dồi công việc chính và học hỏi thêm kiến thức đầu tư để tránh bị mất tiền vì thiếu hiểu biết.
Theo chuyên gia quốc tế, sự trồi sụt của thị trường tiền điện tử gần đây gắn liền với các quyết định của Cục dữ trữ liên bang Mỹ (FED), và chịu ảnh hưởng không ít bởi các yếu tố chính trị, bất ổn vĩ mô. Sở dĩ thị trường khởi sắc, khiến ETH lên 2.000 USD và BTC lên 25.000 USD mới đây, là do thông tin bên lề cho thấy FED đã ngưng việc kiềm chế lãi suất tại Mỹ. Song, ngay sau đó cơ quan này tiếp tục ban hành các chính sách siết chặt tiền tệ để kềm chế lạm phát, khiến tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng, giá tiền số và các cổ phiếu công nghệ vừa khởi sắc đã vội đi xuống.
Khi Mỹ siết chặt cho vay để giảm lạm phát, nhà đầu tư có xu hướng giảm số tiền đầu tư vào các tài sản rủi ro như tiền mã hoá, khiến thị trường đi xuống. Các ý kiến cho rằng FED sẽ chưa thể nới lỏng lãi suất cho đến hết năm nay.
Mua hàng online và cái kết hơn cả mong đợi: Đặt iPhone 13 nhưng được giao nhầm thành iPhone 14 Trong khi một số người trên mạng đã so sánh sự cố "may mắn" với việc trúng số, nhiều người lại nhân cơ hội để châm chọc Apple, vì thiết kế hai dòng iPhone 13 và iPhone 14 chẳng khác gì nhau. Câu chuyện trên được Ashwin Hegde, chủ một blog công nghệ tại Ấn Độ chia sẻ. Theo Hedge, một trong những...