Hai người Việt vào top 10.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức và PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn là 2 người Việt lọt vào danh sách 10.000 nhà khoa học có tầm ảnh hưởng nhất thế giới năm 2022.
Nhóm nghiên cứu Metrics của GS John P.A. Ioannidis thuộc Đại học Stanford (Mỹ) vừa công bố xếp hạng các nhà khoa học có tầm ảnh hưởng nhất thế giới năm 2022.
Bảng xếp hạng được xây dựng trên căn cứ khai thác cơ sở dữ liệu Scopus, chọn ra nhóm các nhà khoa học thuộc top 100 người dẫn đầu, top 10.000 và 100.000 người có bài báo khoa học được trích dẫn nhiều nhất (trên tổng số 200.409 nhà khoa học có trong cơ sở dữ liệu).
Theo bảng xếp hạng, 158 cá nhân đang công tác tại các đại học của Việt Nam, trong đó 41 người là nhà khoa học Việt.
Trong top 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới, Việt Nam có 2 người, gồm: PGS.TS Lê Hoàng Sơn và GS.TSKH Nguyễn Đình Đức (Đại học Quốc gia Hà Nội). Hai người đều lọt vào top này trong 4 năm liên tiếp 2019, 2020, 2021 và 2022.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức (trái) và PGS.TS Lê Hoàng Sơn.
Năm nay, nhiều nhà khoa học Việt tăng thứ hạng so với năm 2021, như PGS Trần Xuân Bách, Đại học Y Hà Nội, xếp hạng 12.132 (năm 2021 là 19.881), Trần Nguyễn Hải, Đại học Duy Tân, xếp hạng 13.713 (năm 2021 là 14.704)…
Danh sách năm nay có thêm nhiều gương mặt mới, như PGS.TS Trần Quang Trung (Đại học Quốc gia TP.HCM, xếp hạng 47.614), TS Đào Văn Dương (Đại học Phenikaa, xếp hạng 61.711), TS Vương Quân Hoàng (Đại học Phenikaa, xếp hạng 61.452), TS Chu Đình Tới (trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, xếp hạng 66.906).
Trong số này, chuyên gia ở lĩnh vực vật liệu mới – TS Đào Văn Dương – từng là một trong 5 nhà khoa học Việt nằm trong top các nhà bình duyệt toàn cầu năm 2019. Ông cũng nằm trong top 100.000 nhà nghiên cứu thông qua trích dẫn khoa học và các chỉ số trắc lượng khoa học từ cơ sở dữ liệu Scopus năm 2019.
Là nhà khoa học nữ duy nhất trong danh sách, TS Lê Thái Hà (34 tuổi), Đại học Fulbright Việt Nam, xếp hạng 49.666 – tăng hơn 24.000 bậc so với năm 2021 (xếp hạng 74.063). TS Hà là một trong hai gương mặt nữ trong top 10 nhà kinh tế Việt Nam có nhiều nghiên cứu được xuất bản ở các tạp chí quốc tế theo bảng xếp hạng của Dự án nghiên cứu kinh tế Repec.
Các nhà khoa học được phân thành 22 lĩnh vực chính và 176 lĩnh vực phụ (ngành/chuyên ngành). Các dữ liệu cho thấy tác động của họ trong suốt sự nghiệp và trong năm qua.
Danh sách 36 nhà khoa học Việt lọt vào top 10.000 và 100.000 và chỉ số xếp hạng:
1. Lê Hoàng Sơn – Đại học Quốc gia Hà Nội (xếp hạng 5.816).
2. Nguyễn Đình Đức – Đại học Quốc gia Hà Nội (xếp hạng 7.454).
Video đang HOT
3. Nguyễn Xuân Hùng – Đại học Công nghệ TP.HCM (xếp hạng 10.221).
4. Huỳnh Lưu Đức Toàn – Đại học Kinh tế TP.HCM (xếp hạng 11.474).
5. Trần Xuân Bách – Đại học Y Hà Nội (xếp hạng 12.132).
6. Trần Nguyễn Hải – Đại học Duy Tân (xếp hạng 13.713).
7. Hoàng Đức Nhật – Đại học Duy Tân (xếp hạng 15.072).
8. Hoàng Anh Tuấn – Đại học Công nghệ TP.HCM (xếp hạng 17.415).
9. Võ Xuân Vinh – Đại học Kinh tế TP.HCM (xếp hạng 17.819).
10. Vũ Quang Bách – Đại học Tôn Đức Thắng (xếp hạng 30.160).
11. Nguyễn Hoàng – Đại học Mỏ Địa Chất (xếp hạng 37.366).
12. Phạm Văn Hùng – Đại học Quốc gia TP.HCM (xếp hạng 40.746).
13. Thái Hoàng Chiến – Đại học Tôn Đức Thắng (xếp hạng 41.090).
14. Phạm Thái Bình – Đại học Giao thông vận tải TP.HCM (xếp hạng 47.240).
15. Trần Quang Trung- Đại học Quốc gia TP.HCM (xếp hạng 47.614).
16. Lê Thái Hà – Đại học Fulbright Việt Nam (xếp hạng 49.666).
17. Nguyễn Thời Trung – Đại học Tôn Đức Thắng (xếp hạng 50.785).
18. Nguyễn Trung Thắng – Đại học Tôn Đức Thắng (xếp hạng 60.773).
19. Vương Quân Hoàng – Đại học Phenikaa (xếp hạng 61.452).
20. Đào Văn Dương – Đại học Phenikaa (xếp hạng 61.711).
21. Lê Hoàng Phong – Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Luật TP.HCM (xếp hạng 63.146).
22. Nguyễn Minh Khai – Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM (xếp hạng 63.176).
23. Chu Đình Tới – trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (xếp hạng 66.906).
24. Nguyễn Khang – Đại học Tôn Đức Thắng (xếp hạng 68.242).
25. Nguyễn Văn Huy – Đại học Bình Dương (xếp hạng 68.635).
26. Hoàng Văn Minh – Đại học Y tế công cộng (xếp hạng 69.143).
27. Nguyễn Đăng Nam – Đại học Duy Tân (xếp hạng 71.266).
28. Phùng Văn Phúc – Đại học Công nghệ TP.HCM (xếp hạng 73.688).
29. Nguyễn Minh Thọ – Đại học Tôn Đức Thắng (xếp hạng 76.119).
30. Phạm Việt Thành – Đại học Tôn Đức Thắng (xếp hạng 80.632).
31. Nguyễn Trung Kiên – Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM (xếp hạng 83.815).
32. Dương Viết Thông – Đại học Thủ Dầu Một (xếp hạng 84.909).
33. Võ Nguyễn Đại Việt – Đại học Nguyễn Tất Thành (xếp hạng 93.438).
34. Phạm Thái Bình – Đại học Giao thông vận tải TP.HCM (xếp hạng 97,735).
35. Nguyễn Đức Khương – giáo sư thỉnh giảng Đại học Quốc gia Hà Nội (xếp hạng 41.090).
36. Trần Tịnh Hiền (Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford, thứ 99.722).
10 nhà khoa học Việt Nam vào bảng xếp hạng thế giới
10 nhà khoa học làm việc trong nước được website Research.com xếp hạng ở 6 lĩnh vực vì có thành tích xuất sắc trong công bố khoa học.
GS.TS khoa học Nguyễn Đình Đức (ĐH Quốc gia Hà Nội) là một trong 10 nhà khoa học của Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng thế giới - Ảnh: VNU
Website Research.com, cổng thông tin điện tử uy tín dành cho các nhà khoa học thế giới, đã công bố kết quả xếp hạng các nhà khoa học có thành tích xuất sắc trong công bố khoa học. Vị trí một nhà khoa học trong bảng xếp hạng được đánh giá dựa trên chỉ số D-index, chỉ số đánh giá trên cơ sở các bài báo khoa học và giá trị trích dẫn trong một lĩnh vực cụ thể.
Trong đợt xếp hạng tháng này, Research.com đã xem xét dữ liệu của 166.880 nhà khoa học có năng suất công bố và trích dẫn hàng đầu thế giới, phân chia thành 24 lĩnh vực để xếp hạng.
Có 10 nhà khoa học Việt Nam đang làm việc trong nước được xếp hạng trong 6 lĩnh vực: kỹ thuật và công nghệ, khoa học máy tính, khoa học môi trường, khoa học vật liệu, cơ khí và kỹ thuật hàng không vũ trụ, y học cộng đồng. Các nhà khoa học Việt Nam được xếp hạng đều làm việc tại các trường đại học, là trưởng các nhóm nghiên cứu mạnh.
Cụ thể, lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ là GS.TS khoa học Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội. Lĩnh vực k hoa học máy tính là PGS.TS Lê Hoàng Sơn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Lĩnh vực khoa học môi trường có GS.TS Phạm Hùng Việt và PGS.TS Từ Bình Minh, đều thuộc Trường đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Cơ khí và kỹ thuật hàng không vũ trụ gồm 4 nhà khoa học Việt Nam: GS Nguyễn Xuân Hùng và PGS Phùng Văn Phúc (Đại học Công nghệ TP.HCM); PGS Nguyễn Thời Trung và PGS Thái Hoàng Chiến (Đại học Tôn Đức Thắng).
Khoa học vật liệu là GS Nguyễn Văn Hiếu, Đại học Phenikaa. Y học cộng đồng có PGS Trần Xuân Bách, Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, lĩnh vực hóa học là GS Nguyễn Văn Tuấn (Phiiippe Derreumaux), Việt kiều Australia, mang tên Đại học Tôn Đức Thắng.
Trước đó, tháng 10.2021, tạp chí PLoS Biology (Mỹ) công bố kết quả xếp hạng 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2021. Theo thứ tự bảng xếp hạng, GS.TS KH Nguyễn Đình Đức và PGS.TS Lê Hoàng Sơn là hai trong số 5 nhà khoa học Việt Nam vào nhóm 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới.
Cơ hội cuối cùng dành cho thí sinh Nhiều trường đại học đã công bố xét tuyển bổ sung hàng ngàn chỉ tiêu dù ngày 30/9 mới kết thúc việc đăng ký nhập học. Nhiều đại học đã thông báo xét tuyển bổ sung, trong đó có cả các trường tốp đầu. Cơ hội rộng mở ở cả trường tốp trên GS-TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo Đại học...