Hai ngày trước bầu cử Mỹ: Tỉ lệ ủng hộ bà Clinton giảm
Chỉ còn 2 ngày nữa là đến ngày bầu cử Mỹ, kết quả thăm dò cho thấy sự ủng hộ với bà Clinton có xu hướng giảm và chênh lệch giữa bà với ông Trump dần mỏng manh.
Donald Trump và Hillary Clinton, ai sẽ trở thành Tổng thống mới của nước Mỹ?
Khi cuộc đua vào Nhà Trắng đang đi đến những ngày cuối cùng, càng nhiều người tìm đọc kết quả các cuộc thăm dò sự ủng hộ hai ứng viên tổng thống.
Theo Independent, hầu hết các cuộc thăm dò mới nhất đều cho thấy ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton đang dẫn trước, nhưng với tỉ lệ sát sao. Theo đó, bà Clinton hầu hết đang hơn ông Trump 4-5 điểm phần trăm, nhưng ở bang chủ chốt Florida, con số chênh lệch này là rất ít.
Một bài tổng hợp các cuộc thăm dò cho thấy bà Clinton có được khoảng 46% số phiếu ủng hộ so với 44% của ông Trump. Thậm chí, thăm dò của ABC News/Washington Post có kết quả bà Clinton chỉ hơn ông Trump 1 điểm phần trăm.
Đáng chú ý là sự ủng hộ bà Clinton đã giảm từ 52% xuống 46%, khiến đội ngũ tranh cử của bà lo ngại con số này có thể xuống thấp hơn nữa vào ngày bầu cử 8.11.
Bên cạnh đó, đội ngũ của bà Clinton cũng đang lo lắng vì một vấn đề khác. Tại các điểm bỏ phiếu sớm ở một số bang quan trọng, số phiếu của người Mỹ gốc Phi đã giảm hẳn so với 4 năm trước.
Tuy bà Clinton đang dẫn trước ông Trump ở nhiều cuộc thăm dò, khoảng cách giữa hai người vẫn rất sát sao
Tại Bắc Carolina, số phiếu của người Mỹ gốc Phi giảm 16% trong khi số phiếu của người da trắng đã tăng 15%, tờ New York Times đưa tin.
Thế nhưng, các bang lưỡng lự (chưa nghiêng về phía ứng cử viên nào) có vẻ như đang ủng hộ Clinton nhiều hơn sau sự cố lộ hàng loạt phát ngôn tình dục của Donald Trump.
Bà Clinton vẫn đang dẫn trước 6% ở bang Pennsylvania, nơi có 20 phiếu đại cử tri, theo một cuộc thăm dò của báo địa phương Morning Call. Thế nhưng tại bang Ohio, với 18 phiếu đại cử tri, ông Trump lại hơn bà Clinton 2,7 %, theo RealClearPolitics .
Cuộc bầu cử Mỹ được quyết định bởi hệ thống Cử tri đoàn gồm 538 đại cử tri lấy từ 50 bang theo tỉ lệ dân số.
Điều này có nghĩa là kết quả bầu cử cuối cùng được quyết định bởi những tiểu bang trọng điểm (dân số đông).
Dựa trên các thăm dò hiện tại ở mỗi bang, bà Clinton có nhiều khả năng sẽ giành chiến thắng trong Cử tri đoàn với 347 ghế ủng hộ và ông Trump là 191 ghế.
Theo Trà My – Independent (Dân Việt)
Clinton: Trump là người nguy hiểm nhất thế giới hiện đại
Cuộc tranh luận lần 3 kết thúc và kịch bản cãi cọ nảy lửa giữa hai ứng viên Donald Trump và Hillary Clinton lại diễn ra trên sân khấu.
Tranh luận kết thúc
Hai ứng viên kết thúc phần tranh luận thứ 3, không bắt tay nhau mà hướng về phía khán giả và trò chuyện với cử tri.
Video đang HOT
Vấn đề nợ công
Về vấn đề nợ công, Trump nói: "Tôi sẽ tạo ra nhiều việc làm và đạt mức tăng trưởng 6% với cỗ máy kinh tế ngoại hạng của mình. Chủ nghĩa bảo hộ. Hàng rào thương mại. Chúng ta có những doanh nhân tốt nhất thế giới. Chúng ta phải tận dụng họ".
Clinton đáp: "Khi nghe Donald nói như vậy, tôi băn khoăn về câu nói nước Mỹ vĩ đại của ông ta. Ông ta lúc nào cũng chỉ trích nước Mỹ. Năm 1987 ông ta lấy được khoản tiền 100 nghìn USD quảng cáo từ Thời báo New York khi Reagan còn là tổng thống. Ông ta cũng nói điều tương tự ngày hôm nay".
Trump khẳng định "không đồng tình với chính sách thương mại của Ronald Reagan". Tỉ phú bất động sản muốn một chính sách ngoại thương cứng rắn hơn.
Khủng bố IS
Trump gọi Clinton là "người đàn bà xấu xa".
Cựu ngoại trưởng đáp: "Một lần nữa, Donald lại ngụ ý rằng ông ta không ủng hộ cuộc tấn công của Mỹ ở Iraq". Trump nói: "Sai sai sai".
Clinton phản pháo: "Tìm trên mạng xem. Từ khóa là "Donald Trump Iraq". Trump lại nói lớn: "Sai!".
Clinton khẳng định chuyện này quan trọng vì "Trump không nói sự thật". Bà Clinton nói bà thấy ngạc nhiên vì Donald Trump nghĩ rằng quân Iraq tấn công Mosul là vì bà. Cựu ngoại trưởng gọi đây là "thuyết âm mưu kiểu Trump".
Trump hét lên phản đối, Clinton vẫn tiếp tục nói: "Ông nên hỏi nghị sĩ Bernie Sanders xem ông ấy ủng hộ ai làm tổng thống. Bernie nói rằng Trump là người nguy hiểm nhất lịch sử thế giới hiện đại đang tranh cử tổng thống. Tôi nghĩ là ông ta đúng".
Trump được hỏi: Ông có sử dụng quân Mỹ ở Iraq hay Syria không? Trump nói rằng tình hình ở thành trì Mosul thật tồi tệ, trước đây Mỹ từng chiếm Mosul.
"Khoảng 3 tháng trước, tôi biết tin khủng bố tấn công. Thật đáng kinh ngạc. Mọi người rời bỏ nhà cửa". Trump không quên nhắc "đây là sự ngu ngốc của nước Mỹ". Trump nói rằng lí do duy nhất Iraq tấn công Mosul vì bà Clinton tranh cử tổng thống. "Bà ấy muốn thể hiện là mình mạnh mẽ mà".
Câu hỏi đưa Chris đưa ra: Ông bà sẽ làm gì để IS không tái chiếm thành phố Mosul sau khi bị đánh đuổi?
Clinton nói: "Tôi hy vọng rằng sự nỗ lực của chuyên gia quân sự Mỹ sẽ mang lại hiệu quả, tuy nhiên chúng ta biết rằng còn rất nhiều việc phải làm".
Cáo buộc hành vi vô văn hóa của Trump
Chris hỏi Trump về cáo buộc của 9 phụ nữ trong những tuần qua về hành vi hôn và sàm sỡ của tỉ phú. Tại sao ông làm như vậy.
Trump nói: "Những câu chuyện đó phần lớn bị thêu dệt. Tôi không quen những người đó. Tôi cảm giác rằng đó là kế hoạch của bà ta".
Jill Harth, một người cáo buộc Trump sàm sỡ viết trên Twitter: "Trump nói dối hết lần này tới lần khác. Ông ta nói không biết ai trong 9 người. Tôi thì có. Tôi chắc chắn biết Trump. Tin tôi đi".
Clinton phản pháo: "Lần tranh luận trước, chúng ta nghe thấy những gì Trump nói về phụ nữ. Một số người đã lên tiếng cáo buộc ông ta có hành vi không phù hợp". Trump nói: "Tôi không nói như thế. Tôi không nói như thế".
Clinton chưa dừng lại: "Donald nghĩ rằng hạ nhục phụ nữ thì làm ông ta uy phong hơn. Tôi không nghĩ rằng có phụ nữ nào ở đây không hiểu cảm giác ấy". Cựu ngoại trưởng nói nước Mỹ rất tốt và cử tri phải có nghĩa vụ thực hiện điều này.
Jill Harth cáo buộc Trump có hành vi sàm sỡ năm 1997.
Trump đáp: "Không ai tôn trọng phụ nữ như tôi. Những câu chuyện đó đều bị sai lệch. Và tôi muốn nói về một điều khác". Khán giả bên dưới phản đối, hò hét buộc Chris phải trấn an.
Trump lảng tránh sang vấn đề email cá nhân của bà Clinton và khẳng định cựu ngoại trưởng "nói dối hàng trăm lần".Clinton nói: "Bất kì khi nào bị công kích, Trump đều phủ nhận trách nhiệm, không chỉ là vấn đề nữ giới. Ông ta không bao giờ hối lỗi. Ông ta thậm chí còn công kích một nhà báo tàn tật".
Trump gần như hét lên: "Sai!". Clinton nói Trump chỉ trích nhà liệt sĩ Khan. Chỉ trích John McCain. Chỉ trích thẩm phán ở Indiana vì bố mẹ người này từ Mexico.
Trump được hỏi: Ông có chấp nhận kết quả cuộc bầu cử sắp tới? Tỉ phú bất động sản đáp: "Tôi lúc nào cũng để mắt tới nó".
Các vấn đề kinh tế
Gương mặt nhiều cảm xúc của Trump.
Chris hỏi hai ứng viên: Tại sao các ông bà có thể tạo thêm việc làm và tăng trưởng?
Clinton khẳng định khi tầng lớp trung lưu tăng lên, việc làm tạo ra và thu nhập bình đẳng hơn. Bà cáo buộc Trump giảm thuế vào tầng lớp siêu giàu sẽ khiến nước Mỹ mất đi ít nhất 3 triệu việc làm.
Trump chỉ trích kế hoạch việc làm dưới thời cựu Tổng thống Bill Clinton là "tệ nhất lịch sử". Ông khẳng định việc làm, ngân sách mà nước Mỹ có được theo kế hoạch của Clinton chỉ tăng thuế và thậm chí tăng gấp đôi. Trump nói nước Mỹ mất việc làm vào tay các nước như Mexico, Trung Quốc.
Nhà báo Dan Roberts từ báo Guardian viết trạng thái trên Twitter: "Lần đầu tiên trong lịch sử sự điên rồ trong ý tưởng của Trump vượt sự điên rồ trong ứng xử của ông ta".
Clinton đáp lời chắc chắn không tăng thuế. Trump tuyên bố nước Mỹ ngập sâu trong 20.000 tỉ USD vì thuế quá cao. Ông đề nghị cắt thuế doanh nghiệp để "động lực nền kinh tế tiếp tục quay".
Clinton nói: "Để giải giải thích nếu có thể". Trump thẳng thừng đáp: "Bà không thể đâu".
Clinton nói rằng Trump cắt giảm thuế với người giàu nhưng "nước Mỹ từng làm và không phát huy hiệu quả". Bà cũng khen ngợi Tổng thống Obama về chính sách kinh tế giúp nước Mỹ thoát hiểm trong khủng hoảng kinh tế 2008. Dù vậy, bà Clinton nói rằng người dân chưa tưởng thưởng xứng đáng cho thành tích của Obama.
Clinton chỉ trích Trump là "nước mắt cá sấu" khi chỉ trích công việc bị đẩy sang Mexico nhưng lại nhập thép giá rẻ từ Trung Quốc để xây sòng bài. Trump nói: "Nhưng bà thì chả làm được gì cả".
Clinton nói Trump là con rối của Putin
Trump khẳng định "Tôi chả biết Putin là ai". Tỉ phú bất động sản vui vì được tổng thống Nga khen ngợi, tuy nhiên ông khẳng định phải phù hợp với lợi ích nước Mỹ. Trump nói rằng Clinton đang chơi đùa với 1.800 đầu đạn hạt nhân ở Mỹ.
Clinton đáp lời: "Đó là bởi vì Putin có một con rối nếu Trump trở thành tổng thống Mỹ". Trump phản pháo: "Tôi không phải con rối, bà là con rối thì đúng hơn". Cựu ngoại trưởng cáo buộc Trump nhận giúp đỡ từ Putin.
Trump ngắt lời: "Bà ta chẳng biết gì cả. Hillary bà chẳng hiểu gì". Tỉ phú New York nói rằng bà Clinton không thích Putin vì tổng thống Nga thông minh hơn cựu ngoại trưởng, nhất là vấn đề Syria. Chris hỏi Trump có phản đối việc Nga can thiệp vào Syria thì tỉ phú bất động sản nói: "Dĩ nhiên tôi, tôi lên án mạnh mẽ việc này. Tôi không quen biết Putin. Để tôi nói cho các bạn điều này, Putin thông minh hơn Clinton và Obama trong mọi đường đi nước bước".
Quyền sử dụng súng cá nhân
Trump chỉ trích Clinton liên tục, ngắt lời dẫn chương trình Chris Wallace.
Chris dẫn lại lời Clinton nói về Tu chính thứ hai về quyền sử dụng súng cá nhân là "sai lầm" và yêu cầu cựu ngoại trưởng giải thích rõ hơn về điều này. Clinton nói: "Tôi ủng hộ Tu chính thứ hai và tôn trọng truyền thống sử dụng súng của người dân. Tuy nhiên cần một sự quản lý hiệu quả". Bà Clinton dẫn nguồn 33.000 người chết vì súng đạn mỗi năm. Bà khẳng định có lỗ hổng trong kiểm soát bán súng online.
Clinton cho biết bà cảm thấy đau buồn vì nhiều trẻ em bị giết hại do súng ống và chính Hiệp hội Súng trường Mỹ (NRA) cũng ủng hộ Trump. Tỉ phú bất động sản gật đầu xác nhận. Ông cáo buộc bà Clinton muốn xóa bỏ Tu chính thứ hai. Cựu ngoại trưởng phủ nhận và nói rằng vẫn duy trì Tu chính thứ hai nhưng phải ngăn chặn những cái chết vô nghĩa vì súng đạn.
Trump được hỏi vì sao ông ủng hộ súng đạn. Tỉ phú New York nói rằng Chicago có nhiều quy định kiểm soát súng chặt chẽ nhưng bạo lực súng đạn vẫn tiếp diễn. "Tôi tự hào có sự ủng hộ của NRA".
Chủ đề tiếp theo: phá thai ở nữ giới. Bà Clinton nhắc lại lời nói của Trump rằng "phải xử phạt phụ nữ phá thai". Cựu ngoại trưởng nói đây là quyết định khó khăn và riêng tư nhất của một người phụ nữ.
Dẫn chương trình Chris Wallace giới thiệu thể thức cuộc tranh luận lần 3. Hai ứng viên có mặt trên khán đài và bắt đầu tranh luận. Dự kiến kéo dài trong 1 tiếng 30 phút. Cũng giống lần hai, Clinton và Trump không bắt tay khi bước vào khán đài.
Cuộc tranh luận lần 3 sẽ là cơ hội cuối cho tỉ phú Trump "gỡ gạc" danh dự.
Cuộc tranh luận tổng thống lần ba giữa ứng viên Donald Trump và Hillary Clinton sẽ diễn ra vào ngày 19.10 tại đại học Nevada, thành phố Las Vegas. Cuộc tranh biện kéo dài trong 1 tiếng rưỡi từ 21 giờ tối (giờ địa phương).
Chủ tọa cuộc tranh luận là Chris Wallace, dẫn chương trình serie Fox New Sunday. Wallace từng 3 lần đoạt giải Emmy vì chương trình Fox New Sunday của mình và từng làm cho đài ABC News trong 14 năm.
Cuộc tranh luận lần này được chia thành 6 phân đoạn, mỗi phần 15 phút với các chủ đề được Wallace lựa chọn. Cả Clinton và Trump có 2 phút trả lời câu hỏi và một lần đáp trả lập luận của đối thủ. Wallace sử dụng thời gian còn lại để bàn thêm về chủ đề.
Sáu chủ đề tranh luận sẽ là nhập cư, nợ công, tòa án tối cao, nền kinh tế, chính sách ngoại giao và tiêu chuẩn làm tổng thống Mỹ.
Trong tất cả các cuộc bỏ phiếu gần đây ở nước Mỹ, Trump luôn bị đối thủ bỏ xa, nhiều nhất lên tới 11 điểm phần trăm. Kết quả thăm dò dư luận của Đại học Monmouth cho thấy bà Clinton đã nới rộng khoảng cách với đối thủ Donald Trump lên tới 12 điểm. Phần trình diễn hôm 19.10 sẽ là cơ hội cuối cùng để cử tri nhìn thấy hình ảnh khác biệt của tỉ phú bất động sản trên vũ đài chính trị.
"Truyền thông cố gắng chơi khăm cuộc bầu cử bằng cách đưa ra lòng tin. Tuy nhiên lòng tin tưởng cho một câu chuyện sai trái, không được chứng thực đã bị đưa lên trang nhất", Trump nói ngày 18.10 ở Green Bay, bang Wisconsin, chỉ trích đảng Dân chủ dựng chuyện nói xấu ông.
Về phần bà Clinton, cử tri trẻ tuổi vẫn thờ ơ với cựu ngoại trưởng nên mục đích quan trọng nhất của bà là thuyết phục "cử tri lưỡng lự" đồng ý bỏ phiếu.
4 năm trước, ứng viên tổng thống Obama và ông Mitt Romney đã tranh luận gay gắt ở vòng 3. Khi Obama đối mặt John McCain trước đó 8 năm, bầu không khí cũng rất sôi sục.
Các ứng viên tổng thống sẽ cẩn trọng hơn trong lần cuối cùng tranh biện và không dám mạo hiểm đưa ra những phát ngôn sai lầm. Hầu hết các vấn đề nóng bỏng có thể bị loại khỏi tranh luận lần ba.
Theo Quang Minh - Tổng hợp (Dân Việt)
Chuyên gia FBI chỉ cách "bóc" ứng viên tổng thống nói dối 4 gợi ý sau đây của chuyên gia thẩm vấn hàng đầu FBI sẽ là chỉ dấu quan trọng nếu muốn nhận biết ứng viên tổng thống Mỹ có đang nói dối hay không. Rất nhiều tuyên bố nửa đúng nửa sai đã được Trump và Clinton đưa ra trong cuộc tranh luận trực tiếp tuần trước. Trong cuộc đối đầu giữa hai...