Hai nam sinh chế găng tay cho người khiếm thính
Hai học sinh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM đã mày mò chế tạo chiếc “Găng tay chuyển ngữ” có khả năng chuyển đổi ngôn ngữ ký hiệu thành tiếng Việt.
Sáng chế giàu tính nhân văn này đã giúp Phạm Thiên Tân và Chử Hoàng Minh Đức giành giải nhất cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp quốc gia (ViSEF) cho học sinh trung học vừa qua.
Ý tưởng khởi phát từ thực tiễn cuộc sống
Nói về chiếc găng tay kỳ diệu mà mình vừa sáng chế, Phạm Thiên Tân (học sinh lớp 12) cho biết ý tưởng đến với em một cách hết sức tình cờ. Khi giao tiếp với các bạn trẻ câm điếc hàng ngày, Tân nhận thấy mình mới là người khiếm thính vì không hiểu thứ ngôn ngữ ký hiệu mà các bạn dùng. Trong khi, đa số họ đều hiểu mình muốn nói gì qua khẩu hình miệng.
Phạm Thiên Tân và Chử Hoàng Minh Đức giành giải nhất cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp quốc gia (ViSEF) cho học sinh trung học.
“Hai đứa em đều học chuyên Lý nên rất thích điều khiển các vi mạch. Câu lạc bộ khoa học của trường là nơi em và Đức thỏa mãn đam mê sáng chế. Có lần, em nghiên cứu trên mạng thấy thế giới tạo ra chiếc găng tay có thể điều khiển robot. Em tự hỏi tại sao không áp dụng nguyên lý đọc cử chỉ bàn tay của chiếc găng tay này vào việc dịch ngôn ngữ ký hiệu. Ý tưởng lóe lên từ đó”, Tân nói.
Lấy ý tưởng từ những chiếc găng tay điều khiển robot, các em đã nghiên cứu chiếc găng tay có thể chuyển thủ ngữ thành tiếng Việt. Bắt tay vào sáng tạo “Găng tay chuyển ngữ” từ tháng 8/2016, đến trước kỳ thi một ngày, Tân và Đức mới hoàn thiện xong sản phẩm.
Video đang HOT
Sáng chế của hai học sinh THPT chuyên Lê Hồng Phong dựa trên nguyên tắc thu thập cử động của bàn tay qua việc đeo găng vải rồi truyền các cử động ấy qua chiếc điện thoại thông minh.
Tân cho biết “Găng tay chuyển ngữ” cũng giống như dịch vụ Google Translate. Nó hỗ trợ người dùng trong việc “dịch” ngôn ngữ ký hiệu sang lời nói, bằng tiếng Việt nhưng không thể giúp người câm điếc truyền tải thông điệp chuẩn xác 100%.
Sau khi đoạt giải, hai học sinh trường THPT Lê Hồng Phong dự định sẽ viết thêm thuật toán để sắp xếp các từ trong câu theo đúng ngữ pháp của ngôn ngữ ký hiệu, kết nối cả hai găng tay và phát thành một câu hoàn chỉnh trên smartphone trong thời gian tới.
Hiện tại, “Găng tay chuyển ngữ” của hai em đã chuyển ngữ được 31 kí tự tay tĩnh thành âm thanh hình ảnh và lời nói trên điện thoại. Ngoài bảng chữ cái và người câm điếc có thể dùng găng tay này để phát ra các cụm từ như “tôi yêu bạn”, “tôi”, “bạn”, “Việt Nam”, “Bác Hồ”, “xin chào”, “cha mẹ”, “yêu”…
Sản phẩm được đánh giá cao
Tự đánh giá về bộ câu nói trong “Găng tay chuyển ngữ” vẫn còn quá ít và còn nhiều hạn chế, hai bạn trẻ mong muốn từ ý tưởng khởi phát của mình sẽ được các nhà khoa học thực thụ, doanh nhân hỗ trợ để thiết bị hỗ trợ người câm điếc giao tiếp thật sự có hiệu quả.
“Khó khăn phát sinh trong quá trình dựng ý tưởng, nghiên cứu, tìm vật liệu sáng chế cho sản phẩm găng tay “thần kỳ” rất nhiều. Nhất là về vấn đề kỹ thuật, làm đến đâu tụi em thấy thiếu đến đó, linh kiện phục vụ nghiên cứu hư hỏng rất nhiều”, Minh Đức chia sẻ.
Nói thêm về ý tưởng xây dựng dự án, Minh Đức cho biết ngay khi có ý tưởng, tìm tòi và nghiên cứu sản phẩm “Găng tay chuyển ngữ”, hai em đã phát hiện ý tưởng của mình bị “đụng hàng” với sáng tạo của một bạn trẻ người Mỹ.
Tuy nhiên, sau nửa đường mày mò nghiên cứu dự án, em nhận thấy sáng chế của mình vẫn có những ưu điểm riêng và hoàn thiện hơn nên quyết tâm theo đuổi.
Điểm khác biệt của đề tài hai em nghiên cứu chính là việc “Găng tay chuyển ngữ” phiên bản Việt có thể tương tác trực tiếp với điện thoại thông minh, thay vì kết nối với máy tính trung tâm qua bluetooth. Ngoài tính thực tiễn, sản phẩm sáng chế của 2 học sinh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong còn được đánh giá cao vì dành riêng cho người khuyết tật Việt với bộ nhận diện ngôn ngữ là tiếng mẹ đẻ.
Trước “Găng tay chuyển ngữ”, Tân và Đức đã cùng nhau tạo ra những sản phẩm khoa học vui như xe điều khiển, kính thiên văn, máy đo nồng độ cồn theo thời tiết… Chính vì thế, khi nói về ước mơ của mình, cả hai cùng cho biết mong ước được đặt chân đến những trung tâm đào tạo khoa học – kỹ thuật hàng đầu tại Singapore, Mỹ để “cháy” hết mình với đam mê nghiên cứu khoa học.
Theo Tân, nguyên tắc hoạt động của găng tay là khá đơn giản. Găng tay được gắn các cảm biến Flex Sensor và MPU6050. Các cảm biến này sẽ đọc các giá trị chuyển động của bàn tay. Dữ liệu thu được sẽ gửi về smartphone qua một ứng dụng được lập trình trên nền tảng Android. Màn hình điện thoại xuất hiện những ký tự, văn bản cùng âm thanh tương ứng với từng cử chỉ tay của người dùng.
Theo Anh Tú / Giáo Dục Thời Đại
Google, Samsung, LG và HTC đồng ý chia sẻ bằng sáng chế
Thỏa thuận vừa được ký có tên là "Android Networked Cross-License", gọi tắt là nhóm PAX, mang nghĩa "hòa bình" trong tiếng La-tinh.
Google và nhiều nhà sản xuất smartphone Android vừa thông qua một thỏa thuận cho phép các bên sử dụng chung bằng sáng chế. Điều này giúp các bên liên quan tránh khỏi các rắc rối từ những vụ kiện vi phạm sở hữu trí tuệ.
Nhóm này bao gồm Samsung, LG và HTC đã đồng ý chia sẻ các bằng sáng chế bao gồm "Android và các ứng dụng của Google" trên bất kỳ thiết bị nào đáp ứng yêu cầu về tính tương thích của Android. Bằng sáng chế sẽ được chia sẻ miễn phí, và nhóm được cho là tự do và cởi mở đối với bất kỳ công ty nào tham gia.
Thỏa thuận vừa được ký có tên là "Android Networked Cross-License", hoặc được gọi tắt là nhóm PAX (PAX nghĩa là hòa bình trong tiếng La-tinh). Google cho biết thỏa thuận này là nhằm đạt được hòa bình hợp pháp trong thế giới công nghệ.
Trước đây, Google đã từng mở ra nhóm LOT Network, nhằm ngăn chặn các công ty mua bằng sáng chế chỉ để kiện các công ty khác. Ảnh: The Verge.
Các bằng sáng chế sẽ được chia sẻ miễn phí cho bất kỳ công ty nào tham gia nhóm này, đồng thời nhóm cũng mở cửa đón nhận bất kỳ công ty nào trên thế giới muốn tham gia. Bằng việc tham gia PAX, các nhà sản xuất smartphone Android có thể thoải mái sử dụng các bằng sáng chế được chia sẻ miễn phí, nhờ đó tránh khỏi mối lo ngại từ những vụ kiện bằng sáng chế bên ngoài.
Thoả thuận này được xem như một thắng lợi lớn của Google và Samsung. Công ty Hàn Quốc là tên tuổi sản xuất và bán nhiều thiết bị Android hơn bất cứ cái tên nào trong danh sách liên minh, vì vậy, thỏa thuận này giúp Samsung tránh khỏi những rắc rối từ các vụ kiện bằng sáng chế.
Đối với Google, thỏa thuận này giúp hệ sinh thái Android trở nên phổ biến hơn. Trước đây, các công ty nhỏ thường không mạnh dạn sản xuất thiết bị chạy Android cũng với lí do tương tự.
Tuy nhiên, phạm vi hoạt động của PAX chỉ gói gọn trong lĩnh vực phần mềm và hệ điều hành Android. Ngoài ra, đây không phải là thỏa thuận đầu tiên có tính chất như vậy. Trước đây, Google đã từng mở ra nhóm LOT Network, nhằm ngăn chặn các công ty mua bằng sáng chế chỉ để kiện các công ty khác.
Đại Việt
Theo Zing
Lộ ảnh thiết bị bí mật được cho là 'tương lai không dây' của Apple Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) mới đây đã công bố hình ảnh chi tiết về thiết bị không dây mới của Apple có mã A1844, được dự đoán là vũ khí bí mật của hãng trong tương lai. Trong đơn sáng chế, Apple mô tả A1844 là thiết bị "tiêu hao ít năng lượng, hỗ trợ Bluetooth và giao tiếp...