‘Hai mẹ con cùng hiến thận’ trên Tuổi Trẻ vào đề tuyển sinh lớp 10
Trích đoạn trong bài ‘ Hai mẹ con cùng hiến thận’ của tác giả Lan Anh trên báo Tuổi Trẻ đã được Sở GD-ĐT Đồng Nai đưa vào đề thi văn kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm nay.
Bài của báo Tuổi Trẻ được trích dẫn trong đề thi môn ngữ văn của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 do Sở GD-ĐT Đồng Nai ra – Ảnh: A LỘC
Đoạn trích kể về câu chuyện hai mẹ con bà Lê Thị Thảo ở Bắc Ninh nhiều lần lặn lội từ nhà ra Hà Nội để làm các xét nghiệm và hiến thận cứu người.
Bài viết có đoạn: “…cuối năm 2016, khi mẹ con bà được mời lên truyền hình để nói về ý nghĩa của việc hiến tặng mô tạng, hai mẹ con lại chở nhau bằng xe máy từ Bắc Ninh lên Hà Nội rồi vội vã trở về ngay trong đêm… Nếu có ai hỏi về chuyện hiến thận đã qua, bà chỉ phẩy tay cười: Cứ nghĩ bình thường đi, bình thường với nhau đi, bây giờ tôi chẳng đang khỏe là gì”.
“Theo em đề thi rất hay và đầy tính nhân văn. Hai nhân vật trong trích đoạn làm em cảm thấy rất xúc động và tin tưởng vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống”, Thanh Thảo – thí sinh tại hội đồng thi Trường THPT Ngô Quyền, TP Biên Hòa, chia sẻ.
Tương tự, em Nguyễn Quốc Việt – học sinh Trường THCS Tân An, cho rằng hành động của hai mẹ con bà Thảo hết sức nhân văn, là tấm gương tốt cho các bạn trẻ noi theo.
Trong khi đó, em Dũng – học sinh trường THCS Lê Quý Đôn lại tỏ ra thích thú với câu 1 phần Làm văn với yêu cầu từ phần Đọc hiểu, viết một đoạn văn về tâm niệm của Trịnh Công Sơn: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”.
Theo Dũng, đề thi có sự liên kết với nhau, từ quan điểm sống của bà Thảo, chị Hòa đến Trịnh Công Sơn đều hướng con người đến cái thiện, đến nét đẹp truyền thống của người Việt Nam.
Học sinh tại hội đồng thi Trường THPT Ngô Quyền, TP Biên Hòa, Đồng Nai ra về sau khi kết thúc môn thi ngữ văn – Ảnh: A LỘC
Video đang HOT
Giải thích về đề thi năm nay, cô Tăng Kim Huệ – chuyên viên phụ trách môn văn Sở GD-ĐT Đồng Nai, cho biết hiện nay trong xã hội có nhiều tấm gương người tốt việc tốt cần được nhân rộng, chia sẻ, nhất là thời gian qua bệnh vô cảm bị phản ánh rất nhiều.
Câu chuyện ‘Hai mẹ con cùng hiến thận’ trên Tuổi Trẻ có nhiều ý nghĩa và được chọn như là ngữ điệu, dẫn chứng cho câu “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, qua đó giúp cho các bạn trẻ nhận ra quan điểm sống bao dung hơn.
Chia sẻ cảm nhận về đề thi năm nay, cô N. – giáo viên tổ văn, Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, TP Biên Hòa, cho biết: “Câu chuyện ‘Hai mẹ con cùng hiến thận’ cho học sinh thấy được tình yêu thương của con người trong cuộc sống này có thực chứ không phải chỉ là mang tính lý thuyết.
Quan trọng nhất là câu chuyện đó hay, cho học sinh một bài học rất quan trọng là khi bạn yêu thương một ai đó thì yêu thương một cách vô tư, tự nguyện chứ không phải yêu thương người khác để đòi hỏi nhận lại một cái gì”, cô N. nói.
Theo thống kê của Sở GD-ĐT Đồng Nai, toàn tỉnh có hơn 19.900 thí sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 năm học 2018-2019. Các thí sinh thi tuyển trong hai ngày 6 và 7-6, riêng các thí sinh thi vào Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh sẽ thi các môn chuyên vào chiều cùng ngày.
Cần Thơ: Hơn 13.000 thí sinh dự tuyển vào lớp 10
Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Nguyễn Việt Hồng, TP Cần Thơ – Ảnh: T.TRANG
Ngày 7-6, hơn 13.000 thí sinh của TP Cần Thơ đã bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Dự kiến kết quả thi sẽ được công bố ngày 18-6.
Sở GD-ĐT TP Cần Thơ cho biết tổng số học sinh dự kiến tuyển theo hình thức thi tuyển là 11.629 sinh, còn số thí sinh đăng ký dự thi là 13.297 thí sinh.
Một số trường THPT có số thí sinh dự tuyển nhiều nhất, gồm: Châu Văn Liêm (949 thí sinh), Thới Lai (836 thí sinh), Phan Văn Trị (742 thí sinh), Phan Ngọc Hiển (698 thí sinh), An Khánh (697 thí sinh)…
Điểm mới của kỳ tuyển sinh lớp 10 năm nay của TP Cần Thơ là tổ chức thi tuyển đối với tất cả trường THPT công lập.
Theo tuoitre.vn
Đề Văn lớp 10 TPHCM: Thú vị nhưng "có bẫy"!
Giáo viên ở TPHCM đánh giá đề Văn thi vào lớp 10 sáng nay rất hay, tính thực tiễn cao nhưng cũng là một "cái bẫy" nếu học sinh thiếu tỉnh táo khi nhận định đề.
Thầy Hoàng Long Trọng, giáo viên Văn, Trường THCS Văn Lang (Q.1, TPHCM) đánh giá đề thi năm nay nằm trong những kiến thức trọng tâm của chương trình Ngữ văn lớp 9. Đề có tính thực tế cao, hướng học sinh đến các vấn đề của xã hội như: rác thải nhựa, mối quan hệ giữa cha mẹ- con cái... từ đó đưa đến cho học sinh những bài học mang tính giáo dục.
Đề có tính phân hóa khá cao, học sinh trung bình có thể đạt điểm 5,6. Với những học sinh khá-giỏi thì điểm 7, 8 cũng không quá khó.
Đúng như cấu trúc đề và đề minh họa của TPHCM đề gồm 3 câu như đề thi những năm trước. Nhưng năm nay đề có tính tích hợp ở câu 1. Tích hợp với kiến thức của môn hóa, địa. Nhưng về bản chất vẫn sử dụng kiến thức môn Ngữ văn để trả lời. Chỉ cần học sinh bình tĩnh đọc đề, suy xét kĩ lưỡng sẽ là tốt bài thi.
Với câu 2, nghị luận xã hội, vấn đề đưa ra khá gần gũi nhưng vô cùng thú vị. Từ 3 hình trong đề bài, học sinh chọn 1 hình thể hiện mối quan hệ giữa cha mẹ-con cái. Rồi bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về mối quan hệ đó. Với kiểu ra đề này vừa quen thuộc, gần gũi với học sinh, lại khá mở rộng cho những chính kiến, suy nghĩ của học sinh. Các em thoải mái thể hiện ý kiến cá nhân của mình.
Câu nghị luận xã hội này cũng phát huy mạnh tư duy phản biện của học sinh. Kiểu tư duy phản biện cũng là một kiểu tư duy cần rèn cho học sinh trong thời buổi ngày nay. Đây chính là câu có sức hút nhất với học sinh.
Với câu 3, nghị luận văn học. Vẫn như cấu trúc năm trước, học sinh được lựa chọn 1 trong 2 đề để làm. Trong đó, câu 1 là văn bản trong sách giáo khoa với đề tài tình đồng đội đồng chí (Bài thơ về tiểu đội xe không kính). Ở câu này, năm nay đề không có ý thứ hai là liên hệ với thực tế đời sống. Tuy nhiên, đề tài đồng đội đồng chí cũng không phải là đề tài làm khó được học sinh.
Học sinh tại TPHCM sau giờ thi môn Văn sáng nay
Với đề hai phần nghị luận văn học, vẫn là chủ đề về sách, về đọc sách, học sinh sẽ viết một bài văn kiểu nghị luận xã hội với chủ đề "những ngọn lửa nhóm lên từ trang sách". Câu này phù hợp cho những học sinh thực sự yêu thích bộ môn Ngữ văn, có năng khiếu. Nếu học sinh có năng lực, có đam mê thì đây sẽ là cơ hội cho các em thể hiện mình. Nhưng theo thầy Trọng, đa số học sinh sẽ lựa chọn câu hỏi số 1 trong phần này để làm bài, đảm bảo an toàn, yên tâm điểm số.
Thầy Trọng đánh giá, đề Văn hay, mở. Thú vị nhất ở câu số 2 (nghị luận xã hội), có tính phân hóa, có tính tích hợp.
Dễ nhầm đề!
Đánh giá đề Văn hay, học nhìn nhìn chung rất phấn khởi nhưng nhưng giáo viên một trường THCS ở Tân Phú cho rằng câu thứ 2 phần nghị luận xã hội là một câu rất tường minh, câu hỏi đòi hỏi thí sinh phải bình tĩnh, suy xét đề kỹ.
Đề nghị luận xã hội được đánh giá là hay nhưng đòi hỏi thí sinh phải tính táo khi nhận định đề
Đề đưa ba hình tập hợp (tập hợp con, tập hợp giao nhau và tập hợp rỗng) để thể hiện mối quan hệ cha mẹ và con cái. Từ đó, đề yêu cầu chọn một trong ba bức hình để viết một đoạn văn ngắn về mối quan hệ cha mẹ, con cái hiện nay.
Theo cô giáo này, mối quan hệ cha mẹ và con cái trong ba bức hình diễn biến theo thời gian từ bao bọc, chia sẻ và độc lập. Thế nên học sinh rất dễ nhầm viết bài nghị luận về cả ba hình. Tuy nhiên, đề chỉ yêu cầu chọn 1 trong 3 bức hình nên có khả năng học sinh dễ bị nhầm đề.
"Tôi chưa kịp tiếp xúc với các em để biết các em có làm đúng không. Nhưng cầm đề thi của một số em thì thấy các em gạch trong đề thi ở cả ba bức hình, phân tích mối quan hệ tương quan trong ba bức hình đó. Nếu theo hướng này các em sẽ bị nhầm đề", cô cho hay.
Hoài Nam - Lê Phương
Theo Dân trí
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán tại Hà Nội Đề thi môn Toán năm nay dài 120 phút với 5 bài. Chan Min Theo tiin.vn