Hai kỳ tuyển sinh, học trò muốn học Đại học Quốc gia phải thi những gì?

Theo dõi VGT trên

Cách thức tuyển sinh này cũng đồng nhất với đổi mới thi của Bộ GD&ĐT là nhằm tuyển chọn được những thí sinh có đầy đủ năng lực vào học đại học.

“Không được cho điểm 0 ngay cả khi sinh viên không làm được bài”"Mục tiêu của chúng ta là đào tạo ra những người có việc làm”Anh em lại “tâm tư” vì giảng đường trong mơĐại học quốc gia Hà Nội tổ chức 2 đợt tuyển sinh năm 2015

2015 là năm ĐHQGHN tiên phong đổi mới tuyển sinh theo hướng đán.h giá năng lực bậc đại học và sau đại học. Theo hình thức tuyển sinh mới, thí sinh dự tuyển vào trường chỉ phải thực hiện bài thi đán.h giá năng lực chung, có thể áp dụng trọng số điểm cho từng điểm hợp phần của bài thi tổng hợp để xét tuyển vào các ngành với đặc thù khác nhau, hệ tài năng, chất lượng cao. Kỳ thi được tổ chức hai lần trong năm, vào tháng 4 và tháng 8. Thí sinh có thể dự thi ở các địa điểm thi của tỉnh thành trong các phòng thi chuẩn hóa.

Hai kỳ tuyển sinh, học trò muốn học Đại học Quốc gia phải thi những gì? - Hình 1

Giám đốc ĐHQGHN Phùng Xuân Nhạ (Ảnh: VNU)

“Việc tổ chức thi tuyển sinh vào tháng 4 và tháng 8 hàng năm nhằm tạo nhiều cơ hội thử sức cho thí sinh. Đợt thi đầu tiên trong năm được tổ chức trước kỳ thi quốc gia, và đợt thi thứ 2 sau kỳ thi quốc gia. Ngân hàng đề thi cũng sẽ liên tục được bổ sung với tỷ lệ 20% dễ, 20% khó và 60% trung bình.

Về việc công nhận tốt nghiệp cho thí sinh tham dự kỳ thi, vì là thí điểm nên ĐH Quốc gia sẽ không làm đại trà mà chỉ phối hợp với một số Sở đồng tình. Việc thí điểm sẽ gọn nhẹ như một cụm thi, sau đó rút kinh nghiệm để có thể thực hiện mở rộng”, Giám đốc ĐHQGHN Phùng Xuân Nhạ cho biết.

Hình thức trên được áp dụng thí điểm tại các chương trình đào tạo tiên tiến, tài năng, chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế (bậc đại học) và 18 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ (bậc sau đại học).

Lãnh đạo nhiều trường đại học top đầu cũng ủng hộ phương án của ĐH Quốc gia Hà Nội và bày tỏ mong muốn sử dụng kết quả đán.h giá năng lực vào quá trình tuyển sinh.

Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội Phùng Xuân Nhạ cho rằng, phương án đổi mới tuyển sinh bằng bài thi đán.h giá năng lực là tài sản chung mà các trường ĐH có thể thực hiện. ĐH Quốc gia Hà Nội chỉ là đơn vị được Bộ giao nhiệm vụ tiên phong, thí điểm. Cách thức tuyển sinh này cũng đồng nhất với đổi mới thi của Bộ GD&ĐT là nhằm tuyển chọn được những thí sinh có đầy đủ năng lực vào học đại học.

Chủ động nắm cơ hội

Để chuẩn bị cho việc này, ngay từ tháng 2/2014, ĐHQGHN đã trình phương án đổi mới tuyển sinh bằng bài thi đán.h giá năng lực lên Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đồng thời công bố trên Internet lấy ý kiến đóng góp và trình bày phương án đổi mới trước Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực, Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo, báo cáo trực tiếp lãnh đạo Chính phủ.

Hai kỳ tuyển sinh, học trò muốn học Đại học Quốc gia phải thi những gì? - Hình 2

Video đang HOT

Thí sinh tham dự kỳ thi đán.h giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (Ảnh: Bùi Tuấn)

Thế nhưng, đến 7/2 vừa qua, tại Hội nghị triển khai công tác đào tạo 2015, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Phùng Xuân Nhạ cho biết: “Việc tham gia vào quá trình tập huấn, huấn luyện của các đơn vị thuộc ĐHQGHN trong công tác chuẩn bị tuyển sinh theo hình thức đán.h giá năng lực chưa được như mục tiêu đặt ra”.

Ông Nhạ nhấn mạnh: “Tôi thấy chương trình quảng bá cho việc đổi mới tuyển sinh một cách bài bản trong và ngoài ĐHQGHN hiện vẫn chưa rõ ràng nổi bật.”.

Cũng theo ông Nhạ, mỗi trường có một đặc thù, lợi thế riêng, do vậy các trường phải chủ động quảng bá hình thức tuyển sinh mới.

“Tôi quan sát thấy nhiều đơn vị vẫn còn trông ngóng. Con dao có sắc đến mấy, nhưng nếu không dùng hoặc dùng vào việc khác thì chẳng có ý nghĩa gì cả. Quyết định cuối cùng không phải là con dao sắc mà là ở người dùng con dao ấy.

Đổi mới tuyển sinh không phải là một phép thần, tôi cho rằng đó chỉ là một con dao – một công cụ thôi”, ông Nhạ nói.

Trong khi đó, trong một lần trao đổi với phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam, GS.TSKH Vũ Minh Giang – Nguyên Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội nêu quan điểm: “…Chúng ta nên xem xét lại triết lý giáo dục. Việt Nam đã dừng lại quá lâu ở hình thức giáo dục tiếp cận nội dung tức là dạy kiến thức cụ thể. Điều đó dẫn tới nhiều hệ lụy như quá tải chương trình, tình trạng học thêm tràn lan, thi cử quay cóp…

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học, mỗi ngày có biết bao tri thức mới, nếu chúng ta không biết chọn ra những tri thức căn bản tối thiểu sau đó dạy người ta phương pháp, cách tư duy, xử lý thông tin trên mạng thì cần bao nhiêu cuốn sách giáo khoa cho đủ?

Trên cơ sở triết lý giáo dục được thay đổi, chúng ta mới bắt đầu soạn thảo chương trình học, sách giáo khoa sao cho phù hợp chứ giờ mà bắt đầu từ việc đổi mới sách giáo khoa hay thay đổi trong thi cử luôn, tôi e rằng chưa đúng. Giờ người ta học một đằng, Bộ lại ra hình thức thi mới thì chắc gì học sinh đã làm được?

Tóm lại, theo tôi chúng ta nên chuyển mạnh từ nền giáo dục tiếp cận nội dung sang nền giáo dục trọng phương pháp, kỹ năng, dạy cho người ta cách học suốt đời”.

Theo Giaoducvietnam.vn

"Nhiều thầy rất giỏi, nhưng chân ngoài dài hơn chân trong"

Đó là khẳng định của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) Phùng Xuân Nhạ - Ủy viên Dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Đổi mới thành hay bại là do lựa chọn, quyết định của các thày, côChuyên gia Trần Đức Cảnh đưa ra giải pháp cho nguồn nhân lực Việt NamNăng suất lao động thấp, lỗi không phải của người làm!Giám đốc Đại học quốc gia, Đại học vùng được bổ nhiệm hiệu trưởng

Mới đây, phát biểu tại Hội nghị triển khai công tác đào tạo năm 2015 của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), Giám đốc Phùng Xuân Nhạ cho biết, trong năm 2014, bên cạnh những kết quả đã đạt được, mang tính đột phá, bức tranh đào tạo tại ĐHQGHN năm 2014 vẫn còn có những tồn tại cần sớm khắc phục như: chưa nhân rộng được việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, liên kết đào tạo quốc tế "mất mùa", khả năng tự chủ để phát huy thế mạnh của các chương trình được kiểm định tốt AUN hoặc các chương trình có nhu cầu xã hội cao chưa cao.

Nhiều thầy rất giỏi, nhưng chân ngoài dài hơn chân trong - Hình 1

Giám đốc ĐHQGHN Phùng Xuân Nhạ (Ảnh: VNU)

Ngoài ra, theo ông Nhạ, ĐHQGHN chưa đủ kinh phí cho việc giảng dạy và nghiên cứu các ngành khoa học cơ bản, chưa kiểm soát được đầu ra cho sinh viên, chưa có đầy đủ các hệ kiểm tra đán.h giá, phản hồi của người học, giáo trình học liệu, các điều kiện giúp người học đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu xã hội...

"Về tổ chức quá trình đào tạo, khâu đán.h giá chất lượng dạy và học, chúng ta có làm, nhưng lơ mơ. Thậm chí làm xong rồi, xử lý thế nào lại càng lơ mơ. Người đán.h giá cũng ào ào. Cách thức đán.h giá cũng chưa ổn", ông Phùng Xuân Nhạ nói.

Cũng theo ông Nhạ, các thầy cô không phải cứ nhiều kinh nghiệm là tốt.

Ông Nhạ nhấn mạnh: "Tôi thấy một số thầy nhiều kinh nghiệm, nhưng chưa phải là tốt. Thậm chí có một số thầy rất giỏi, nhưng chân ngoài dài hơn chân trong. Đi dạy chẳng thấy các thầy đó chuẩn bị bài vở gì cả, đến hát rồi về. Nói cách khác, tính nghiêm túc trong quá trình đi làm của một số - một số đông các thầy chưa cao.

Còn các sinh viên, tôi để ý thấy không chỉ ở giảng đường đại học mà ngay cả ở các lớp đào tạo thạc sĩ, nhất là các lớp tại chức, cứ có tâm lý thầy nghỉ là mừng".

Từ thực trạng trên, ông Nhạ đề nghị lãnh đạo các đơn vị thành viên và trực thuộc cần phải có chế tài mới, thậm chí lập bản đồ về chất lượng giảng dạy của các ngành.

"Cũng cần đán.h giá phải đúng chất lượng người dạy, tạo động lực cho đổi mới có chất lượng. Cùng với đó, phải hạn chế mức thấp nhất nhiều tồn tại hiện nay như: Dạy thì nhiều thầy chưa chuyên nghiệp, học thì học thuê, việc đán.h giá chất lượng chưa nghiêm túc...", ông Nhạ khẳng định.

174.000 cử nhân thất nghiệp: Rất nguy hiểm

Tình trạng sinh viên tốt nghiệp chưa có việc làm lâu nay đã trở thành vấn đề nhức nhối trong xã hội. Nhiều tư lệnh ngành đều đã lên tiếng về việc này, nhưng mọi giải pháp đưa ra đều chưa xử lý triệt để được thực trạng trên.

Nhiều thầy rất giỏi, nhưng chân ngoài dài hơn chân trong - Hình 2

Thất nghiệp đang là nỗi lo chung của rất nhiều sinh viên (Ảnh: NDT)

Vào cuối năm 2014, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Phạm Thị Hải Chuyền cho biết mỗi năm cả nước có trên 800 nghìn sinh viên ra trường ( bao gồm cả học nghề). Số thanh niên này rất cần việc làm, đặc biệt đối với những gia đinh có hoàn cảnh khó khăn phải vay mượn cho con đi học.

Theo Bộ trưởng Hải Chuyền, nếu nền kinh tế không gặp khó khăn, hàng trăm nghìn doanh nghiệp không phá sản, giải thể thì 174 nghìn cử nhân có thể sẽ tìm được việc làm.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng cho rằng khâu đào tạo hiện nay còn nhiều hạn chế. Mặc dù có đến 70% số sinh viên học nghề ra trường có việc làm nhưng trình độ và kỹ năng của lao động vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài.

Thừa nhận có tình trạng nhiều sinh viên tốt nghiệp chưa tìm được việc làm hoặc làm trái với chuyên ngành đào tạo, thế nhưng, trong một lần trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận lại cho rằng do nhiều nguyên nhân.

Xét từ góc độ nơi sử dụng lao động, từ khi đất nước tiến hành đổi mới, sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng (cũng như nguồn lao động) không chỉ làm việc ở các cơ quan, doanh nghiệp của nhà nước, mà làm việc ở tất cả các cơ sở thuộc 5 thành phần kinh tế. Xét từ góc độ nguồn cung ứng nhân lực, tham gia cung cấp sinh viên tốt nghiệp cho thị trường lao động không chỉ có các trường công lập, mà còn có các trường ngoài công lập, trường có yếu tố nước ngoài.

Việc đăng ký tuyển sinh và lựa chọn ngành, trường đào tạo là do học sinh tự quyết định, tuy nhiên lại thiếu thông tin dự báo nguồn nhân lực, thông tin về thị trường lao động...; công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của các Bộ, ngành, địa phương chưa sát thực; năng lực học tập của một số học sinh thấp, chất lượng chưa cao.

Bên cạnh đó, trong tình hình suy thoái kinh kế toàn cầu và khu vực cùng khó khăn của nền kinh tế trong nước, tình hình sinh viên tìm việc làm càng khó khăn hơn.

Để khắc phục thực trạng này, về phía Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT), Bộ trưởng Luận đã đưa ra 6 giải pháp thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ và nhấn mạnh tới việc ban hành quy định về công tác hướng nghiệp và tư vấn việc làm trong các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp.

Về phía ĐHQGHN, Giám đốc Phùng Xuân Nhạ cho rằng, để đầu ra cho sinh viên tốt hơn, các trường cần phải mở rộng nghiên cứu, tìm hiểu xem ngành mình đang đào tạo nhu cầu xã hội như thế nào để có thể kết nối giữa nhà trường và bên ngoài - các nhà quản lý lao động.

Đồng thời, ông Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: "Sinh viên đã tốt nghiệp mà không có việc làm là vô cùng nguy hiểm! Do vậy, chúng ta phải tìm cách để sinh viên tốt nghiệp ĐHQGHN ra phải có việc làm, mà việc làm phải được chứ không phải việc gì cũng làm. Ít nhất công việc đó cũng phải thuộc tầm trung trở lên.

Đừng để tình trạng khi đi học thầy cho điểm rất cao, tốt nghiệp toàn loại giỏi, xuất sắc mà ra trường không làm được việc. Mục tiêu của chúng ta là đào tạo ra những người có việc làm".

Theo Giaoducvietnam.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sự thật về bộ sưu tập đồng hồ 40 tỷ của Negav
21:26:45 02/10/2024
Siêu thảm đỏ LHP Busan: Song Joong Ki so kè Ji Chang Wook và thánh sống, ai dè bị Kim Soo Hyun hở bạo liệt giật spotlight
21:22:36 02/10/2024
Negav hủy hết lịch trình, sẽ bị loại khỏi concert Anh Trai Say Hi sau liên hoàn phốt?
23:23:11 02/10/2024
Sao Hoa ngữ 2/10: Châu Tinh Trì phẫu thuật thẩm mỹ, ảnh hậu Cbiz 20 năm bỏ cơm
23:16:54 02/10/2024
Hoa hậu Mai Phương Thúy trẻ ra chục tuổ.i, ca sĩ Thu Phương chi 100 triệu để ngủ
23:13:03 02/10/2024
Mỹ nhân giàu nhất showbiz, không ai dám nghi "phông bạt": Cử nhân Harvard, sống trong biệt thự nghìn tỷ đồng, vào giới giải trí chỉ vì đam mê
22:19:43 02/10/2024
Lần "vạ miệng" nhớ đời của Sơn Tùng M-TP và cái kết khiến nhiều người hốt hoảng
22:05:10 02/10/2024
Diệp Lâm Anh: 'Tôi tận hưởng cuộc sống sau ly hôn!'
23:05:35 02/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bộ Công an tiếp nhận tố giác hành vi 'phông bạt', sửa bill chuyển khoản ủng hộ bão lụt

Tin nổi bật

07:24:45 03/10/2024
Bộ Công an cho biết, đối với hành vi sửa chữ bill chuyển khoản ủng hộ bão lụt tung lên mạng xã hội có thể vi phạm và bị xử phạt tùy từng trường hợp.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 46: Vì Pu, Chải muốn trở thành người đàn ông trưởng thành

Phim việt

06:52:15 03/10/2024
Công việc làm lái xe công nghệ cũng như shipper đã giúp Chải kiếm được tiề.n mỗi ngày và mọi thứ có vẻ đã dần đi vào nề nếp cũng như thuận lợi hơn trước.

Vợ kém 15 tuổ.i của NSND Công Lý phản ứng khi bị hỏi: "Đẹp thế này liệu có bồ ở ngoài không?"

Sao việt

06:41:45 03/10/2024
Trước bình luận kém duyên, Ngọc Hà thay vì gay gắt đáp trả, cô chỉ để lại một bình luận nhẹ nhàng nhưng không kém phần thâm thúy.

Israel tuyên bố cấm Tổng thư ký Liên hợp quốc nhập cảnh

Thế giới

06:39:57 03/10/2024
Ngoại trưởng Israel ông Israel Katz tuyên bố Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres "không xứng đáng đặt chân" lên lãnh thổ Israel.

DJ Wukong mất điểm khi mang chuyện hẹn hò cá nhân đi kể công khai

Tv show

06:37:56 03/10/2024
Cứ ngỡ nam DJ sẽ là nhân tố tài sắc vẹn toàn, nhận được thiện cảm tới cuối chương trình, nhưng trong tập 11 vừa qua, Wukong vấp phải sự tranh cãi từ cư dân mạng.

Cảnh báo suy thận vì loại vi khuẩn trong nước lũ

Sức khỏe

06:26:01 03/10/2024
Bệnh nhân có tiề.n sử bị gút mạn tính phát hiện 2 năm trước. Cách đây khoảng 9 tháng đi kiểm tra sức khỏe công ty có men gan cao, chưa phát hiện xơ gan trước đây.

Độc đáo những quốc gia nằm trọn trong lãnh thổ nước khác

Du lịch

06:12:51 03/10/2024
Trên thế giới có 3 quốc gia vô cùng đặc biệt vì được bao quanh hoàn toàn bởi nước khác nhưng lại thu hút đông đảo du khách ghé thăm.

Món canh giúp bổ phổi vào mùa thu, chỉ mất 15 phút để nấu mà nước canh tươi ngon, mềm mát và sảng khoái

Ẩm thực

06:02:27 03/10/2024
Hôm nay chúng tôi sẽ dùng củ cải nấu với 1 loại hải sản để làm món canh tuy đơn giản nhưng có hương vị tươi ngon. Món canh này cũng rất dễ nấu, bạn chỉ mất khoảng 15 phút để hoàn thành.

Mỹ nhân giành Oscar gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng vì bộ phim 1950 tỷ

Hậu trường phim

06:00:53 03/10/2024
Lupita Nyong o - nữ diễn viên da màu giành tượng vàng Oscar phải nghỉ ngơi 3 tháng để phục hồi vì tổn thương thanh quản sau khi lồng tiếng cho phim hoạt hình Robot hoang dã .

Tên cướp 'đội lốt' thợ sửa xe máy, vẽ tình huống không ai ngờ tới

Pháp luật

06:00:36 03/10/2024
Bằng thủ đoạn không ai ngờ tới, Nguyễn Duy Thái đã cướp giật 3 điện thoại di động, tổng trị giá khoảng 50 triệu đồng.

Trách em dâu keo kiệt, không mua sắm đồ cho chồng, tôi ngượng ngùng xấu hổ khi em mở tủ, để lộ những thứ đắt tiề.n bên trong

Góc tâm tình

05:56:00 03/10/2024
Đến nhà em dâu chơi, thấy em phơi toàn đồ của mình mà lại là đồ đắt tiề.n nên tôi không hài lòng và buông lời trách móc em. Em dâu tôi rất giỏi.