Hai kịch bản tăng trưởng của Việt Nam năm 2020
Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) nhận định, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 có thể đạt mức 3,8%, cao hơn so với các dự báo trước đó.
Sản xuất được phục hồi sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát
Ngày 21-7, VEPR công bố báo cáo kinh tế Việt Nam quý II-2020. Cân nhắc những yếu tố tích cực cũng như tiêu cực đang tác động đối với kinh tế Việt Nam hiện nay, VEPR đưa ra các dự báo về tăng trưởng và lạm phát theo các kịch bản khác nhau về tình hình phòng chống bệnh dịch.
Với việc gỡ bỏ phong tỏa xã hội sớm hơn dự kiến (từ cuối tháng 4-2020 so với dự kiến cuối tháng 5-2020 trước đây), VEPR khẳng định có cơ sở nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên so với các dự báo trước. Theo đó, khả năng cao nền kinh tế sẽ đạt mức tăng trưởng 3,8% trong cho cả năm 2020. Ở một khả năng thấp hơn, nền kinh tế có thể chỉ tăng trưởng 2,2% do những diễn biến bất lợi của bệnh dịch.
Cụ thể, ở kịch bản cơ sở, bệnh dịch sẽ không tái phát trong nước trong thời gian còn lại của năm và hoạt động kinh tế nội địa dần trở lại bình thường. Tuy vậy thì bệnh dịch ở nhiều trung tâm kinh tế – tài chính quan trọng trên thế giới được giả định có một khả năng tái bùng phát hoặc chưa đủ tự tin khiến các nước phải kéo dài thời gian phong tỏa sang nửa sau quý III-2020, ảnh hưởng đến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam và nhu cầu du lịch, lưu trú tại Việt Nam.
Video đang HOT
“Khi đó, mức độ tác động của Covid-19 lên các ngành nông lâm ngư nghiệp, sản xuất chế biến chế tạo và các ngành trong khu vực dịch vụ sẽ nghiêm trọng hơn. Tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 3,8%.
Nhìn chung, tăng trưởng trong các ngành nghề sẽ khiêm tốn, trong đó các ngành bị ảnh hưởng nặng nhất bao gồm dịch vụ lưu trú và ăn uống, ngành khai khoáng và ngành kinh doanh bất động sản”- đại diện VEPR nhận định.
Ở kịch bản bất lợi, bệnh dịch trong nước dù vẫn được khống chế hoàn toàn trong thời gian còn lại của năm và hoạt động kinh tế dần trở lại bình thường nhưng bệnh dịch trên thế giới tái bùng phát mạnh khiến các nước phải kéo dài thời gian phong tỏa sang quý IV- 2020, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng và không có khả năng hồi phục trong năm 2020; kéo theo đó là sản xuất trong nước tăng trưởng yếu và các ngành khai khoáng phục vụ công nghiệp có khả năng thu hẹp.
Dịch vụ lưu trú và ăn uống không có động lực hồi phục do thiếu khách du lịch nước ngoài, trong khi nhu cầu trong nước với các loại hình dịch vụ này cũng bị hạn chế do tình hình kinh tế kém khả quan ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng. Tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 2,2%.
VEPR cho rằng, khả năng cao, diễn biến nền kinh tế sẽ đi theo kịch bản 1, tức tăng trưởng GDP sẽ đạt 3,8% trong năm nay. Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, song theo VEPR, ưu tiên hàng đầu lúc này là đảm bảo an sinh xã hội, giữ ổn định môi trường kinh tế vĩ mô và hỗ trợ các doanh nghiệp còn hoạt động.
“Đặc biệt, việc chủ động cắt giảm các chi phí bắt buộc như phí và hoãn/giảm thuế đối với doanh nghiệp có giá trị kích thích và hỗ trợ kinh tế hiệu quả hơn so với cứu trợ hoặc tài trợ trực tiếp”- VEPR nhấn mạnh.
Oxford Economics: Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 8% vào năm 2021
Việc kiểm soát tốt dịch COVID-19 sẽ giúp Việt Nam phục hồi kinh tế nhanh hơn phần lớn các nền kinh tế trong khu vực và có thể tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2021.
Oxford Economics nhận định kinh tế của Việt Nam sẽ phục hồi trong nửa cuối năm 2020. (Ảnh minh họa: FT)
Chuyên gia của Oxford Economics đã đưa ra nhận định trên. Trong báo cáo công bố ngày 14/7, Oxford Economics nhận định kinh tế của Việt Nam sẽ phục hồi trong nửa cuối năm 2020, do đó tăng trưởng cả năm có thể đạt 2,3%. Bước sang năm 2021, kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng tới 8%.
Tuy nhiên, sự phục hồi cũng sẽ dễ bị tác động bởi các diễn tiến của tình hình bên ngoài, đặc biệt là những yếu tố tác động tới thương mại, du lịch và đầu tư trực tiếp nước ngoài.
"Dù khá triển vọng, nhưng chúng tôi vẫn cẩn trọng về triển vọng của các động lực tăng trưởng. Thực tế, một phần của sự hồi phục trong lĩnh vực bán lẻ gần đây phản ánh sự nới lỏng của nhu cầu bị dồn nén" - chuyên gia của Oxford Economics nhận định.
Sang năm 2021, kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng tới 8%. (Ảnh minh họa: Reuters)
Dự kiến, đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tăng trở lại trong quý II/2020 nhờ tiềm năng về nguồn lao động và vị trí địa lý thuận lợi. Do đó, Việt Nam vẫn là một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực chế tạo, sản xuất.
Tuy nhiên, những hạn chế về đi lại quốc tế hiện nay sẽ tiếp tục kiềm chế ngành du lịch tăng trưởng. Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy du lịch nội địa, nhưng cũng khó có khả năng bù đắp cho sự sụt giảm từ du lịch quốc tế. Ngoài ra, do xuất khẩu đóng góp tới 80% GDP của Việt Nam nên tốc độ phục hồi kinh tế cũng phụ thuộc vào sự phục hồi của thương mại toàn cầu.
Ngoài ra, một rủi ro lớn đối với Việt Nam là làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ hai và nguy cơ toàn cầu lại một lần nữa phong tỏa. Trong kịch bản này, tăng trưởng của Việt Nam năm 2020 có thể chỉ đạt 1,5% và năm 2021 sẽ ở mức 7,8%.
Kịch bản phục hồi thị trường từ bài học của Trung Quốc Theo JLL, Trung Quốc là thị trường đầu tiên bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19, lệnh đóng cửa biên giới các thành phố và hạn chế đi lại đã dẫn đến tăng trưởng kinh tế giảm 6,8% trong quý đầu năm 2020. Các nhà đầu tư vẫn đang thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ đến thị trường bất động sản thương...