Hài hước chuyện phụ huynh phải ngồi ‘canh’ mỗi khi con học trực tuyến
Thấy con bật máy, đeo tai nghe ngồi rất nghiêm túc bên bàn học, chị Thanh Mai tưởng con đang nghe cô giảng trực tuyến. Vào đến nơi thì ai ngờ con đang ngồi… nghe nhạc Rap.
Học sinh nghe clip bài giảng của giáo viên – Đ.T
Đó chỉ là một trong vô vàn tình huống mà phụ huynh gặp phải trong những ngày cùng con học trực tuyến mùa dịch Covid-19 này.
Công bố bệnh nhân 205, 206, 207 nhiễm virus corona, thêm người trong ổ dịch Trường Sinh
Nếu không quan sát là con chơi game, nghe nhạc
Chị Nguyễn Thanh Mai, có con học lớp 4 Trường tiểu học Bế Văn Đàn, Q.Bình Thạnh, TP.HCM, kể lại: “Hằng ngày, mình vô group của lớp tải về máy tính bài học thầy gửi. Sau đó, in bài ra cho con làm. Vào các buổi sáng từ 8 giờ, con sẽ ngồi vào bàn học để nghe các clip bài giảng. Sáng nay, mình thấy con đeo tai nghe nghiêm túc bên bàn học, tưởng con đang học bài tiếng Anh, ai dè cu cậu đang nghe nhạc Rap. Không chỉ vậy, nhiều lần mình bắt gặp con ngồi… lướt báo mạng, đọc tin tức về tình hình dịch Covid-19 để cập nhật nên mình phải ngồi canh miết. Hồi trước đi học trên trường thì vợ chồng mình rất hạn chế cho con ngồi máy tính. Nay do phải học trực tuyến nên nghiễm nhiên con có lý do để ‘ôm’ máy suốt ngày. Không ngồi ‘canh’ là thế nào cũng nghe nhạc hoặc lên mạng đọc đủ thứ”.
Không chỉ canh con học, chị Mai còn phải ngồi kế bên kiểm tra tin nhắn thầy gửi, hướng dẫn con cách lấy bài, thế là “hết luôn buổi sáng”. Những lúc chị Mai phải làm việc thì có khi trùng với giờ học, con “tranh” mất máy tính.
Chị Nguyễn Thảo Nguyên, có con học lớp 9 Trường THCS Võ Văn Tần, Q.Tân Bình, TP.HCM thì không nhịn được cười, kể lại: “Mấy nay mình làm việc ở nhà nên cũng thuận tiện để kèm con học. Nhưng có một hôm mình phải ra ngoài, do quên đồ nên quay lại lấy. Bước qua phòng con nhìn vào tấm gương sau lưng thấy máy tính ở tình trạng không phải lớp học. Thấy mẹ, anh chàng vội vàng thoát ra. Hỏi thì con trai nói do cô dùng phần mềm miễn phí nên được một thời gian là phải dừng rồi sau đó mới truy cập lại. Mình gọi ngay hỏi cô thì cô nói “đúng vậy, nhưng em đã vào lại nãy giờ mà chưa thấy con vào lại”. Tôi biết là con đã lợi dụng tình huống đó để… chơi game”.
Học sinh lớp 4 Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1, TP.HCM) học trực tuyến – Đào Ngọc Thạch
Chị Ngô Thu Uyên, có con học lớp 4 Trường tiểu học Phan Chu Trinh, Q.Tân Phú, TP.HCM cũng cho biết việc học trực tuyến trong thời điểm dịch Covid-19 khiến học sinh không thể tới trường là hết sức cần thiết và hợp lý. Tuy nhiên, từ khi con chị học online, cả nhà chị phải thiết kế thời gian biểu mới.
“Mỗi ngày cô sẽ gửi clip giảng và link vào email hoặc group của lớp, phụ huynh lấy về cho con làm. Đến trước 19 giờ cô sẽ thống kê bạn nào đã hoàn thành bài học. Thế là mình và ông xã phải chia nhau ra, hôm nào ba bận buổi sáng thì mẹ ngồi với con hướng dẫn con học và ngược lại. Có hôm ba mẹ cùng bận cả ngày, nhắc con chiều nhớ học, đến 7 giờ tối đi làm về thấy con vẫn còn đang hí hoáy. Vào kiểm tra thì thấy con đang ôm laptop líu lo nói chuyện bằng tiếng Anh với bạn. Hóa ra là con đang chơi game online”, chị Uyên chia sẻ.
Không chỉ vậy, việc học ở nhà, theo chị Uyên, có nhiều yếu tố khách quan khiến con mất tập trung. Ví dụ tiếng em khóc, đùa nghịch, khát nước chạy ra ngoài uống hay thậm chí là mùi… đồ ăn ở bếp cũng làm cho con “mất tinh thần”. Việc ôm máy tính cũng là một “áp lực” khi con có tâm lý chỉ muốn nhanh chóng kết thúc để được nghe nhạc, chơi game. Vì thế, nếu không có ba mẹ ngồi kế bên nhắc nhở, hướng dẫn, động viên thì con sẽ khó hoàn thành buổi học.
Không biết hướng dẫn con như thế nào!
Anh Ngô Trí Toàn, có con học lớp 3 Trường tiểu học Huỳnh Văn Chính, Q.Tân Phú, TP.HCM kể lại câu chuyện hết sức khôi hài: “Lần đó cô cho bài tập trực tuyến, trong đó có một bài yêu cầu tìm 2 số khi biết tổng hai số và số thứ nhất bằng một 2/3 số thứ 2. Sách giáo khoa thì để hết trên lớp từ trước tết, con cũng không nhớ cách làm nên tôi bèn hướng dẫn sử dụng ẩn số để X để giải. Kết quả thì rõ ràng đúng nhưng con lại bảo ba giải cách đó sai rồi, con chưa bao giờ thấy cô giảng như thế. Hai ba con cãi nhau nên phải nhờ hội phụ huynh giải đáp. Cuối cùng cách giải của tôi không phải dành cho học sinh lớp 4″.
Không chỉ môn toán, các môn như tiếng Việt hay tiếng Anh cũng khiến nhiều phụ huynh lúng túng. Anh Toàn cho rằng có những kiến thức đã quá lâu rồi nên phụ huynh để học được cùng con thì phải đọc lại sách giáo khoa hoặc nhờ sự trợ giúp của Google mới có thể hướng dẫn con học.
Chia sẻ về việc này, chị Hồ Thái Phương, có con học lớp 5 Trường tiểu học Bình Long, Q.Bình Tân, TP.HCM, nhìn nhận: “Học trực tuyến theo tôi là một cơ hội nhưng cũng là một thách thức trong giai đoạn mới mẻ này. Cơ hội để các con hình thành kỹ năng học tập mà không cần phải có mặt ở trên lớp, chủ động hơn trong việc tiếp cận kiến thức chính quy. Nhưng thách thức là vì các con chưa quen, nên còn bị tác động bởi yếu tố ngoại cảnh. Hơn nữa ở lứa tuổi tiểu học luôn cần có ba mẹ kèm cặp để hướng dẫn, nhắc nhở. Không phải học sinh nào cũng nghiêm túc và chịu khó ngồi mà không cần ba mẹ. Nếu để một mình con ngồi máy tính học sẽ không hiệu quả. Vì thế, con học mà ba mẹ cũng phải ngồi học cùng con, nếu phụ huynh bận công việc thì con sẽ rất thiệt thòi”.
Mỹ Quyên
Bộ GD&ĐT: Tránh tình trạng học sinh không biết đọc, biết viết khi lên lớp 2
"Không kiểm tra, đánh giá đối với những nội dung, kiến thức đã tinh giản và khuyến khích học sinh tự học" là một trong những chỉ đạo hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ GD&ĐT gửi các Sở GD&ĐT chiều 31/3.
Bộ GD&ĐT yêu cầu, không kiểm tra, đánh giá đối với những nội dung, kiến thức đã tinh giản và khuyến khích học sinh tự học
Bộ GD&ĐT vừa có hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học các môn học kỳ II năm học 2019-2020.
Theo đó, Bộ GD&ĐT cho biết, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Bộ đã điều chỉnh chương trình khung năm học lần thứ 2; ban hành công văn hướng dẫn dạy học qua truyền hình, internet cho học sinh phổ thông trong thời gian học sinh nghỉ học. Để đảm bảo hoàn thành chương trình giáo dục và kết thúc năm học, Bộ thực hiện điều chỉnh một số nội dung dạy học các môn của học kỳ II năm học 2019-2020.
Trong đó, đối với các môn thực hiện theo chương trình nâng cao, cơ sở giáo dục trung học căn cứ Công văn hướng dẫn cụ thể để chủ động điều chỉnh nội dung dạy học tương ứng, phù hợp với thời gian còn lại của năm học.
Đối với các môn học Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục, các cơ sở giáo dục trung học chủ động điều chỉnh nội dung và hình thức tổ chức dạy phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Bộ GD&ĐT yêu cầu, các nhà trường không kiểm tra, đánh giá đối với những nội dung, kiến thức đã tinh giản và các nội dung đã được ghi "Không dạy", "Không làm", "Không thực hiện" đồng thời khuyến khích học sinh tự học. Cụ thể, khuyến khích học sinh tự đọc, tự xem, tự làm, tự thực hiện.
Không để học sinh lớp 1 không biết đọc, biết viết
Cụ thể, ở bậc tiểu học, hướng dẫn tinh giản được xây dựng cụ thể cho từng môn học của từng lớp học từ lớp 1 đến lớp 5. Theo đó, có 9 môn học từ lớp 1 đến lớp 5 được điều chỉnh nội dung dạy học của học kỳ II, gồm: Toán; Tiếng Việt; Khoa học; Đạo đức; Tự nhiên và Xã hội; Lịch sử và Địa lý; Âm nhạc; Thủ công/ Kỹ thuật; Thể dục.
Việc tinh giản được thực hiện theo nguyên tắc: Đảm bảo mục tiêu giáo dục của chương trình GDPT đối với cấp Tiểu học hiện hành theo qui định của Luật Giáo dục; Đảm bảo tính lôgic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các khối lớp trong cùng môn học, các môn học trong cùng khối lớp và cấp học; Thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện tại các cơ sở giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, phân cấp trong quá trình thực hiện..
Theo đó, các nội dung cơ bản được giữ để đảm bảo cung cấp kiến thức, kỹ năng nền tảng, cốt lõi của chương trình cho học sinh, chỉ tinh giản những nội dung nâng cao, yêu cầu vận dụng và vận dụng cao. Một số nội dung, yêu cầu trong bài học được giảm tải; một số bài học được chuyển thành bài tự chọn, bài tự học ở nhà hoặc không tổ chức dạy học; các nội dung tiết học gần nhau thuộc cùng một chủ đề được ghép thành một bài học theo chủ đề.
Hướng dẫn của Bộ GD&ĐT lưu ý đối với môn Tiếng Việt lớp 1, căn cứ vào trình độ học sinh và giáo viên, các nhà trường chủ động phân phối nội dung, thời lượng dạy học, đảm bảo học sinh đạt được các yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt lớp 1 một cách chắc chắn. "Không để tình trạng học sinh không biết đọc, không biết viết tiếng Việt khi lên lớp 2", văn bản nêu.
Một số môn học có yêu cầu học sinh thực hiện việc đi điều tra, tìm hiểu ở môi trường địa phương xung quanh hoặc các hoạt động tìm hiểu mà đòi hỏi tiếp xúc gần với động vật... Bộ GDĐT hướng dẫn không yêu cầu học sinh thực hiện nữa, để đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm dịch bệnh cho các em. Với các thí nghiệm yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm có thể thay bằng: giáo viên tiến hành thí nghiệm chung trước lớp và yêu cầu học sinh tích cực tham gia xây dựng kiến thức (như đưa ra phương án thí nghiệm, dự đoán, hay rút ra kết luận từ kết quả thí nghiệm). Một số thí nghiệm đơn giản giáo viên hướng dẫn học sinh tự làm ở nhà.
Môn Lịch sử và Địa lý, các bài học và nội dung tự chọn, Bộ hướng dẫn cơ sở giáo dục căn cứ vào quỹ thời gian của học kì II, đặc điểm vùng miền, đặc điểm học sinh và nhà trường, để quyết định thực hiện một trong các phương án: không dạy học bài tự chọn; dạy học bài tự chọn nhưng rà soát, tinh giản để tập trung giải quyết các nội dung cốt lõi; tổ chức thành bài đọc thêm cho học sinh có hướng dẫn của giáo viên.
Các nhà trường rà soát, tinh giản, sắp xếp, kết hợp các bài học có nội dung liên quan thành một bài học/chủ đề cần đảm bảo các yêu cầu như: đảm bảo nội dung cốt lõi của yêu cầu cần đạt theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; tinh giản tối đa các nội dung kiến thức trùng lặp.
Công văn này được gửi các Sở GD&ĐT trong bối cảnh học sinh toàn bộ các cấp của 63 tỉnh/ TP nghỉ học hoàn toàn chưa xác định thời hạn hoặc ít nhất là ngày 15/4 mới quay lại trường học. Bộ GD&ĐT yêu cầu các địa phương tiếp tục tăng cường dạy học trực tuyến, truyền hình cho học sinh.
HÀ LINH
Săn học bổng "Lãnh đạo xuyên Khủng hoảng" thời kỳ dịch Covid-19 Viện Lãnh đạo ABG - Tổ chức giáo dục không vì mục tiêu lợi nhuận đã khởi xướng và tổ chức chương trình đào tạo "Lãnh đạo trong khủng hoảng" trong đó cấp học bổng 100% cho toàn bộ 30 học viên được lựa chọn. Sẽ có 30 suất học bổng "Lãnh đạo xuyên Khủng hoảng" dành cho các bạn trẻ xuất sắc....