Hai hacker làm thẻ tín dụng giả mua vé máy bay
Cường và đồng bọn lấy trộm thông tin của các chủ thẻ tín dụng người nước ngoài rồi làm giả thẻ, đến nhiều đại lý của Vietnam Airlines mua vé chặng nội địa.
Ngày 27/2, TAND Hà Nội mở phiên xử Nguyễn Hùng Cường (26 tuổi, tỉnh Hòa Bình) Trương Việt Minh (26 tuổi, tỉnh Bình Phước) về tội Sử dụng mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Hai bị cáo trong phiên sơ thẩm. Ảnh: Việt Dũng.
Theo cơ quan công tố, Cường tự nhận là đại lý bán vé máy bay. Tháng 11/2011, anh Tạ Văn Nam (giám đốc một công ty du lịch) ký hợp đồng mua vé máy bay khứ hồi cho gần 140 khách hàng chặng Hà Nội – Cần Thơ với Cường, giao hơn 550 triệu đồng. Sau đó, anh Nam phát hiện Cường không phải là đại lý và có hành vi lừa đảo nên tố cáo với cơ quan công an.
Trước vành móng ngựa, Cường khai sau khi nhận tiền đã cùng Minh và Nguyễn Gia Thắng (26 tuổi) vạch kế hoạch chiếm đoạt tài sản. 3 thanh niên này lên mạng Internet ăn cắp thông tin của các chủ thẻ tín dụng nước ngoài và tìm hiểu cách làm thẻ giả.
Khi mang thẻ tín dụng giả đến các đại lý của Vietnam Airlines ở TP HCM, Đồng Nai đặt mua vé, hành vi của nhóm này đã lộ tẩy. Cường và Minh bị bắt, riêng Thắng bỏ trốn.
“Bị cáo trước đó từng mua giúp anh Nam một số vé máy bay giá rẻ nên anh ấy tin tưởng”, Cường khai.
Video đang HOT
Tòa xác định, trước khi bị đưa ra xét xử, Cường đã khắc phục được 100 triệu đồng, Minh 10 triệu nên xem xét giảm nhẹ hình phạt. HĐXX phạt Cường 7 năm tù, Minh 5 năm.
Nhà chức trách cho biết, Thắng khi nào bị bắt sẽ xử lý sau.
Theo VNE
Mãn hạn tù vẫn không thể rời trại giam
Do còn nợ phần bồi thường dân sự nên nhiều người nước ngoài dù chấp hành xong án phạt vẫn phải là "khách trọ" bất đắc dĩ ở trại giam.
Cham Tack Choi, 29 tuổi, người Malaysia, một trong hai thủ phạm vụ mua hàng hiệu bằng thẻ tín dụng giả bị bắt quả tang tại Hà Nội năm 2007. Cham đã hết án nhưng vẫn tá túc tại căn phòng lưu trú của trại giam Thanh Xuân gần nửa năm nay.
Nơi này vốn là "phòng hạnh phúc" (phần thưởng mà trại giam dành cho những phạm nhân có thành tích cải tạo tốt được gặp người thân khi thân nhân đến thăm) vì thế có khu vệ sinh khép kín, tivi, quạt treo tường, bàn uống nước, giường đệm tươm tất.
Khi bị bắt, Cham khai rằng trước đó vay của một người 20.000 RM để đánh bạc, nhưng sau đó đã thua hết số tiền này. Không có tiền trả, chủ nợ đưa cho Cham thẻ tín dụng giả để mua hàng hiệu với trị giá tiền khoảng 35.000 RM mang về thì được xóa nợ, nếu không sẽ bị xử theo luật rừng.
Ngày 11/12/2007, Cham cùng một người nữa sang Hà Nội và ở khách sạn Sofitel Metropole. Ngày 12/12/2007, Cham đến cửa hàng Louis Vuitton ở 15 Ngô Quyền (Hà Nội) mua va ly, túi sách với tổng giá trị gần 10.000 USD; Cham đã dùng thẻ tín dụng America Express giả để thanh toán cho lô hàng hiệu này mà không bị phát hiện. Sau đó, Cham còn dùng thẻ Mastercard giả để thanh toán hơn 600 USD tiền phòng khách sạn. Quay lại Việt Nam gây án, Cham và đồng bọn bị bắt và nhận 7 năm tù. Sau gần 4 năm thụ án ở trại Thanh Xuân với 3 lần được giảm án, ngày 22/9/2012, Cham Tack Choi và đồng bọn cùng được tha tù.
Ở cùng phòng với Cham là Từ Kiến Tường, 40 tuổi, người Trung Quốc. Anh ta ở khu nhà lưu trú này từ tháng 5/2012 và hiện là người có "thâm niên" lâu nhất. Tường vốn là dân buôn bán ở Quảng Tây, Trung Quốc và quen với chị Nguyệt (ở Việt Trì, tỉnh Phú Thọ). Tết các năm 2001-2002, chị Nguyệt đưa Tường về Việt Nam chơi. Tháng 11/2003, chị Nguyệt đưa Tường nhập cảnh trái phép về nhà mình ăn Tết. Tối 16/4/2004, hai người cãi nhau, Tường đòi chị trả nợ và đưa mình về nước. Tường vào bếp lấy 2 con dao chém chị Nguyệt và mẹ con người bạn chủ nhà.
Tường bị TAND tỉnh Phú Thọ tuyên phạt 12 năm tù vì tội giết người và phải bồi thường dân sự 27 triệu đồng. Tháng 5/2012, sau 5 lần được giảm án với thời gian 3 năm 11 tháng, Tường hết án và ra ở nhà lưu trú vì chưa trả được món nợ 27 triệu đồng.
Bautista Eduardo JR Ramirez và vợ Balleza Augustina Ero cuối cùng cũng được trở về nước.
Đại tá Phan Trọng Hà, Phó Giám thị Trại Thanh Xuân, bảo rằng mong họ sớm được trở về nhà. Nhưng việc đưa họ ra ở nhà lưu trú là quyết định của Công an Hà Nội, còn quyết định bao giờ họ được về thì ngay cả Tổng cục Thi hành án (THA) Hình sự và Hỗ trợ tư pháp (Bộ Công an) cũng không quyết định được mà là do bên Thi hành án Dân sự (Bộ Tư pháp). Tuy nhiên, vướng mắc hiện nay khiến họ phải "ở treo" tại đây là không có tiền để bồi thường dân sự.
Không những thế, Pháp lệnh về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 cũng quy định: người nước ngoài có thể bị tạm hoãn xuất cảnh nếu đang có nghĩa vụ thi hành bản án dân sự, kinh tế, lao động...
Đối chiếu với tất cả những quy định này thì những người này đương nhiên không được phép xuất cảnh, trừ khi có bảo lãnh bằng tiền, tài sản hoặc có biện pháp khác để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Chính vì vướng mắc này mà ở trại Thanh Xuân từng có trường hợp 3 người Philippines là ông Bautista Eduardo SR Manaloto, 67 tuổi cùng con trai là Bautista Eduardo JR Ramirez 45 tuổi và con dâu là Balleza Augustina Ero, 47 tuổi, bị bắt tại Hà Nội năm 2009 vì cùng tham gia một vụ lừa đảo người nước ngoài. Ba người này bị TAND Hà Nội đã tuyên phạt từ 3 đến 5 năm tù đồng thời phải bồi thường cho bị hại 204 triệu đồng, chia đều theo kỷ phần mỗi người phải bồi thường 68 triệu đồng...
Mặc dù cả 3 bố con Manaloto đều được giảm án, tha tù trước thời hạn do cải tạo tốt, tuy nhiên do không có tiền bồi thường dân sự cho bị hại nên sau rất nhiều cuộc họp, công văn trao đổi giữa Tổng cục Thi hành án Dân sự, Tổng cục Thi hành án Hình sự, Công an Hà Nội, Cục Lãnh sự bàn hướng xử lý, đồng thời ba người này nộp được hơn 20 triệu bồi thường dân sự kèm theo cam kết sau khi được về sẽ gửi tiền trả nợ... mãi tới đầu tháng 2 vừa qua, cả ba mới được về nước.
Đại tá Phan Trọng Hà cho biết không chỉ khó về việc lo chỗ ăn ở, việc quản lý cũng gặp khó khăn. Do đã hết án phạt tù nên không thể quản lý họ như quản lý phạm nhân nhưng cũng không thể lơ là bởi nếu họ bỏ trốn thì sẽ rất rắc rối về thủ tục ngoại giao, hàng ngày bếp ăn của cán bộ phải nấu cơm cho ăn. Mỗi khi ốm đau, bệnh xá phải khám, cấp thuốc, nếu ốm tới mức phải đi điều trị ở bệnh viện thì trại vẫn phải cử cán bộ đi canh gác... Vì vậy trại Thanh Xuân từng kiến nghị Tổng cục Thi hành án Hình sự sớm có trung tâm lưu trú cho số phạm nhân quốc tịch nước ngoài đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng còn nợ phần bồi thường dân sự.
Để xử lý vướng mắc này, Tổng cục Thi hành án Dân sự đã có cuộc họp liên ngành để bàn biện pháp xử lý và đưa ra hướng giải quyết, theo đó đối với trường hợp người nước ngoài đang có nghĩa vụ thi hành bản án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động không có tài sản, thu nhập tại Việt Nam và ở nước ngoài nơi người đó mang quốc tịch. Theo đó, nếu đại sứ quán nước đó cam kết hợp tác với các cơ quan chức năng của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề liên quan đến nghĩa vụ dân sự của công dân nước họ và tạo điều kiện thuận lợi cho phía Việt Nam đối với những trường hợp tương tự trên nguyên tắc có đi có lại thì được xuất cảnh.
Tuy nhiên, đại sứ quán một số nước không chấp nhận việc đảm bảo thực hiện thay nghĩa vụ dân sự của công dân nước họ và cho rằng cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chỉ có thể yêu cầu công dân nước họ cam kết với mình và với người được thi hành án về việc sẽ tiếp tục thi hành nghĩa vụ dân sự khi được về nước, chứ không thể yêu cầu đại sứ quán cam kết bảo đảm thực hiện thay nghĩa vụ dân sự của công dân...
Theo quy định của Luật Thi hành án Dân sự, người phải thi hành án đã thi hành được một phần khoản thu nộp ngân sách nhà nước mà không có tài sản để thi hành án thì có thể được xét miễn thi hành phần nghĩa vụ còn lại khi hết thời hạn sau:
- 5 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị dưới 5.000.000 đồng.
- 10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị dưới 10.000.000 đồng.
Khoản 1 Điều 26 Nghị định 58/2009 hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án Dân sự về miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước, cũng quy định người phải thi hành nghĩa vụ đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước đã thi hành được ít nhất bằng 1/20 khoản phải thi hành, nhưng giá trị không được thấp hơn mức án phí không có giá ngạch thì được xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành...
Theo VNE
Theo dấu tội phạm "ngoại" ở Việt Nam Trong số những chuyên án đấu tranh chống tội phạm có yếu tố nước ngoài, tôi không thể quên được những ngày tháng cùng đồng đội điều tra khám phá đường dây tội phạm xuyên quốc gia, chuyên hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức sử dụng thẻ tín dụng giả tại Việt Nam. Cách đây hơn một năm,...