Hải Dương nâng cấp hệ thống camera giám sát cho trường THPT
Sở GD&ĐT Hải Dương hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin (CNTT) năm học 2019-2020.
Ảnh minh họa/internet
Hướng dẫn này cho biết Hải Dương sẽ rà soát, duy trì, nâng cấp trang thiết bị CNTT đáp ứng yêu cầu triển khai ứng dụng CNTT và dạy môn Tin học, đảm bảo duy trì kết nối cáp quang Internet tới 100% các cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh. Trong năm 2020, Sở triển khai lắp đặt, nâng cấp hệ thống camera giám sát cho các trường THPT trong toàn tỉnh.
Ngành Giáo dục cũng sẽ xây dựng kế hoạch trình cấp có thẩm quyền chuẩn bị đội ngũ giáo viên, phòng máy tính và các hạ tầng thông tin khác phục vụ việc triển khai giảng dạy môn Tin học theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn an ninh thông tin đối với các hệ thống CNTT (phần cứng, phần mềm…). Thường xuyên rà soát, khắc phục các nguy cơ mất an toàn, an ninh thông tin. Đẩy mạnh tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh kỹ năng nhận biết, phòng tránh các nguy cơ mất an toàn thông tin đối với các thiết bị cá nhân như điện thoại thông minh, máy tính, máy tính bảng, máy tính cá nhân.
Năm học 2019-2020, Hải Dương đồng thời triển khai hoàn thiện và khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục; đảm bảo 100% các cơ sở GD&ĐT báo cáo đây đủ dữ liệu lên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành.
Sở GD&ĐT Hải Dương triển khai phần mềm quản lý trường học trực tuyến thống nhất liên thông giữa tất cả các cấp học; phần mềm triển khai đảm bảo đáp ứng chuẩn dữ liệu, kết nối với phần mềm cơ sở dữ liệu ngành của Bộ và chuẩn dữ liệu kết nối với trục dữ liệu chính quyền điện tử của tỉnh. 100% các trường tiểu học, THCS, THPT, Trung tâm GDNN-GDTX sử dụng sổ điểm điện tử, tăng cường sử dụng học bạ điện tử, sổ liên lạc điện tử…
Hải Bình
Theo GDTĐ
Video đang HOT
Thư viện trường học có nên dẹp bỏ?
Thư viện là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, không thể thiếu, là trung tâm sinh hoạt văn hoá và khoa học của nhà trường.
Tuy nhiên, nhiều nơi thư viện vẫn không có, hoặc có thì nghèo nàn, hắt hiu gọi là cho có, khiến có ý kiến cho rằng thư viện trường học không thực chất và cần dẹp bỏ?
Học sịnh trong thư viện của trường Tiểu học Dương Liễu, Hà Nội. Ảnh: Đ.H
Các trường đều phải có thư viện?
Theo quyết định về Quy chế tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thư viện trường phổ thông (bao gồm trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông) là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hoá và khoa học của nhà trường.
Cũng theo quyết định, tất cả các trường phổ thông đều phải có tủ sách, thư viện.
Thư viện trường phổ thông có nhiệm vụ cung ứng cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển, tác phẩm kinh điển để tra cứu, và các sách báo cần thiết khác, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và tự bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên và học sinh.
Cũng theo quyết định về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông của Bộ GD&ĐT còn có hướng dẫn tiêu chuẩn về về sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa.
Theo đó, thư viện phải có đủ ba bộ phận: Sách giáo khoa (SGK), sách nghiệp vụ của giáo viên, sách tham khảo. Thư viện cần bổ sung đúng chủng loại, số lượng.
"Trước ngày khai giảng năm học mới, nhà trường phải có "Tủ sách giáo khoa dùng chung" để phục vụ số học sinh không đủ điều kiện mua sách, đảm bảo cho mỗi em có một bộsách giáo khoa (bằng hình thức thêu hoặc mượn)"- quyết định nêu rõ.
Ngoài ra, thư viện tiến hành bổ sung các sách tham khảo trên theo khả năng kinh phí của từng trường. Đối với các trường kinh phí còn hạn hẹp, ưu tiên bổ sung các loại sách, báo, tạp chí có nội dung sát với chương trình giảng dạy, học tập của nhà trường.
Cũng theo đó, thư viện phải đạt tiêu chuẩn về sách tham khảo, có đủ tên sách và số lượng bản theo danh mục do Bộ GD&ĐT hướng dẫn, được tính bằng quân số bản/ học sinh là 0,5-3 bản/ học sinh, tùy trường miền núi hay ở thành phố, đồng bằng.
"Mỗi thư viện cần đảm bảo diệntích tối thiểu 50 m2 để làm phòng đọc và kho sách (có thể 1 hoặc một số phần) có đủ điều kiện cho thư viện hoạt động. Thư viện đựơc tính thêm diện tích phòngchứa bản đồ, tranh ảnh (nếu có) vào diện tích chung. Các trường có thể căn cứ vào số lượng học sinh được bố trí phòng đọc cho giáo viên và học sinh hợp lí"- quy định nêu rõ.
Nơi đạt chuẩn, chỗ....vắng bóng
Là trường đạt chuẩn nên thư viện trường Tiểu học Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội có thư viện đủ diện tích, đầu sách bên cạnh các phòng học và chức năng khác của trường.
Theo quy định, mỗi thư viện cần đảm bảo diện tích tối thiểu 50m2 thì thư viện trường này rộng khoảng 100 m2 . Khu thư viện trường có 3 phòng gồm một phòng đọc học sinh, một phòng đọc giáo viên và một phòng kho.
"Nói chung cũng nhiều đầu sách như sách giáo khoa, sách tham khảo, sách khoa học để học sinh có thể lên đọc"- một giáo viên của trường này chia sẻ.
Trường THCS Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội cũng có thư viện trên diện tích khoảng 120m2 và phân bố gồm sách cho học sinh, sách cho giáo viên, có phòng đọc riêng, phòng kho theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT.
Ngược lại với thực trạng chung của nhiều trường ở thành phố, đồng bằng thì nhiều trường ở các tỉnh miền núi phía bắc số lượng các trường có thư viện chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Theo Bà Nông Thị Loan, trưởng phòng Giáo dục Huyện Bảo Lạc, Cao Bằng cho hay, việc việc đầu tư, cơ sở vật chất cho thư viện trường học từ trước đến nay của Huyện Bảo Lạc nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng thì đều chưa có nguồn vốn nào, chưa có nguồn chi thường xuyên, trừ một số trường đầu tư xây dựng thành trường chuẩn.
Cũng theo bà Loan, ngoài các trường chuẩn thì các trường khác không có phòng chức năng, phòng thư viện...
Bà Loan thông tin, năm nay, toàn Huyện có tổng 42 trường từ mầm non đến trường trung học phổ thông. Trừ 15 trường mầm non không có yếu tố chuẩn thư viện, thì trong 27 trường phổ thông thì chỉ có 6 trường đạt chuẩn có thư viện, 21 trường khác là...."trắng" thư viện.
"Huyện Bảo Lạc là một trong 62 huyện nghèo của các nước nên đầu tư cho thư viện là không có. Có trường khi có tài liệu, sách báo về thì phải để chung với các phòng khác, đôi khi chỉ là một cái... kho. Còn các trường đạt chuẩn có thư viện nhưng thực sự vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng theo tiêu chuẩn mới"- vị trưởng phòng này nhấn mạnh.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, hiện nay tại hầu hết các trường Tiểu học ở Việt Nam tồn tại 2 kiểu thư viện:
- Thứ nhất, thư viện không được đầu tư cả cơ sở vật chất và sách phục vụ học sinh. Mặc dù được gọi là thư viện, nhưng thực sự là nhà kho của trường.
- Thứ hai, thư viện được đầu tư tốt về cơ sở vật chất, nhưng vẫn thiếu sách phục vụ học sinh. Sách trong thư viện này phần lớn là sách phục vụ giáo viên. Sách phục vụ học sinh được khóa trong tủ và học sinh tìm sách qua danh mục sách.
Nhiều thư viện của trường học có diện tích phòng học nhỏ, thư viện chỉ là tận dụng từ một phòng học. Thông thường ở trường giờ nghỉ giải lao giữa buổi ngắn, thời gian đi lại cũng không đủ thời gian đọc, do đó nhiều em đã chọn ngồi trong lớp nói chuyện với các bạn, hay ra sân chơi hơn là lên thư viện.
Học sinh chưa có thói quen tự đọc sách báo, đặc biệt sách báo giấy. Việc tạo thói quen đọc sách và hình thành văn hóa đọc cho học sinh là một yếu tốt quan trọng hàng đầu trong việc định hướng các em tới thư viện. Tuy nhiên, nhiều nơi do sự thờ ơ của nhà trường và các thầy cô nên chưa định hướng tốt.
Vốn tài liệu trong thư viện còn sơ sài, hình thức, tài liệu còn chưa đa dạng phong phú. Chủ yếu vẫn chỉ có sách giáo khoa và sách tham khao, ít những tài liệu giải trí.
Việc đầu tư kinh phí còn khiêm tốn, số lượng máy tính kết nối internet trong thư viện không nhiều, tài liệu bổ sung không thường xuyên, liên tục... cũng làm cho chất lượng của hoạt động thư viện rất kém.
Theo Tiền phong
Hành trình xây dựng trường chuẩn quốc gia Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là mục tiêu phấn đấu lớn của nhiều cơ sở giáo dục từ mầm non đến THPT. Việc trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia có tác động rất lớn đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cả về trước mắt và lâu dài. Trường tiểu học Hưng Lộc (huyện Thống Nhất) được công...