Hải Dương không cho công nhân ngoài huyện vào làm việc tại Cẩm Giàng
Để đảm bảo công tác phòng dịch COVID-19, Thường trực Tỉnh ủy Hải Dương yêu cầu công nhân về quê ăn Tết ngoài huyện tạm thời chưa quay lại Cẩm Giàng làm việc sau Tết.
Tỉnh ủy Hải Dương vừa phát đi văn bản hỏa tốc số 91 thông báo Kết luận của Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp tại huyện Cẩm Giàng, hiện đang thường trú ở các huyện, thành phố, thị xã ngoài huyện thực hiện cách ly tại nhà, tạm thời chưa quay lại làm việc trong vùng dịch huyện Cẩm Giàng.
Công nhân làm việc tại Cẩm Giàng như hiện đang thường trú tại địa phương ngoài huyện sẽ tạm thời chưa quay lại làm việc trong vùng dịch huyện Cẩm Giàng sau Tết Nguyên đán. (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, văn bản nêu rõ, sau khi hết thời gian nghỉ Tết, khi doanh nghiệp tại huyện Cẩm Giàng quay trở lại sản xuất, chỉ cho phép công nhân có hộ khẩu thường trú, công nhân ở tỉnh khác đang tạm trú trên địa phận huyện tới công ty làm việc. Những công nhân này phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi đang thường trú, tạm trú; sẽ được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 ngay khi đến nhà máy, phân xưởng nơi mình làm việc. Những công nhân có kết quả xét nghiệm âm tính mới được làm việc; nếu nhà máy, phân xưởng nào có công nhân có kết quả dương tính sẽ phải dừng sản xuất. Hết giờ làm việc, những công nhân nêu trên không được di chuyển ra khỏi nơi cư trú.
Đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Đại An (thuộc địa phận phường Tứ Minh, TP Hải Dương) và các doanh nghiệp ngoài địa phận huyện Cẩm Giàng, văn bản thông báo kết luận của Thường trực Tỉnh ủy Hải Dương nêu rõ, không cho phép công nhân tại địa bàn huyện Cẩm Giàng đến làm việc.
Bên cạnh đó, UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức lấy mẫu xét nghiệm (mẫu gộp) cho toàn bộ các thành viên trong gia đình của những công nhân này. Căn cứ vào diễn biến của tình hình dịch bệnh, việc công nhân quay trở lại tiếp tục làm việc sẽ có chỉ đạo sau.
Ngoài ra, Thường trực Tỉnh ủy Hải Dương cũng giao Ban Quản lý các khu công nghiệp vận động những doanh nghiệp nào có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh có thể xin dừng sản xuất, kinh doanh một thời gian.
Video đang HOT
Cùng với đó, Công an tỉnh Hải Dương tăng cường lực lượng tại các chốt chặn ở các khu dân cư, nhất là ở cổng các khu công nghiệp trên địa phận huyện Cẩm Giàng và khu công nghiệp Đại An để thực hiện nghiêm túc chủ trương cho phép làm việc của các công nhân nêu trên; chỉ đạo công an các xã, phường, thị trấn phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng yêu cầu công nhân cư trú ở địa phương (làm việc tại Cẩm Giàng) phải thực hiện cách ly tại nhà.
"Anh đi rồi, ai đưa em đi sinh?": Tâm sự day dứt của của "chú siêu nhân" ở điểm nóng COVID-19
"Vợ ơi, em ở nhà yên tâm sinh con nhé. Có bố mẹ thay anh cạnh em rồi. Anh hứa anh sẽ bình an trở về với em và 2 con. Đại An chờ bố con nhé!", anh Khanh xúc động nói.
Chú "siêu nhân" trong trang phục bảo hộ
Anh Lưu Văn Khanh, sinh năm 1989, nhân viên y tế thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật huyện Cẩm Giàng là một trong những cán bộ y tế được giao nhiệm vụ cắm chốt y tế tại các khu cách ly có nguy cơ lây nhiễm cao của tâm dịch Hải Dương.
Cả 3 đợt dịch bùng phát tại Hải Dương vừa qua, anh đều là người được điều động tham gia vào cuộc ngay từ những ngày đầu. Đợt dịch này, anh là cán bộ y tế cắm chốt tại trường tiểu học Lai Cách (Cẩm Giàng, Hải Dương). Nhận được nhiệm vụ, anh Khanh chỉ kịp về nhà dặn vợ rồi lên đường.
Với anh Khanh, mỗi lần nghĩ đến câu nói của vợ là mỗi lần anh day dứt: "Anh đi rồi, ai đưa em đi sinh?".
Anh Khanh kể: "Là đàn ông lại đi vắng trong những lúc vợ cần mình nhất, dễ tủi thân nhất thì cũng buồn lắm, thương lắm. Nhưng một khi đã chọn lấy nghề y là chọn những gian lao rồi nên chúng tôi đều xác định phải vượt qua những khó khăn cá nhân" .
Điểm cách ly tại trường tiểu học Lai Cách có đến 100 người được cách ly y tế gồm 62 học sinh, 41 phụ huynh, 7 thầy cô giáo. Trong những ngày qua, gần như anh không có thời gian nghỉ ngơi. Từ theo dõi sức khỏe đến đảm bảo giãn cách, tất cả đều được thực hiện một cách đầy đủ, rõ ràng với tâm thế khẩn trương, nghiêm túc và trách nhiệm.
Anh Khanh đứng bên phải đang trao đổi với đồng nghiệp.
Trong mắt của các học sinh trường tiểu học Lai Cách, người đàn ông luôn trùm đồ bảo hộ từ đầu đến chân, mồ hôi lúc nào cũng ròng ròng là một "chú siêu nhân". Sở dĩ vậy, là bởi nhất cử, nhất động từ vui chơi đến sinh hoạt "đều do chú quyết định".
Chị Nguyễn Thúy An, 35 tuổi, phụ huynh bé Phạm Duy Hưng, học sinh lớp 4D, trường tiểu học Lai Cách chia sẻ: "Nói thật tình, đến tận bây giờ tôi vẫn chưa biết mặt bác sĩ như thế nào vì chỉ được nhìn qua quần áo bảo hộ. Dân Lai Cách chúng tôi cảm động, biết ơn các bác sĩ lắm.
Tôi ở nhà có vài đứa con quản lý còn khó đây một mình Khanh phải lo cho cả trăm người. Chỉ mong sao hết dịch, không phải cách ly mà được gặp, bắt tay nói lời cảm ơn cho đỡ áy náy".
"Chiến binh của cuộc chiến này"!
Đại An - là cái tên anh với vợ đã thống nhất đặt cho đứa con trai sắp sửa ra đời của mình ngay tối ngày nhận nhiệm vụ. Có đi vào tâm dịch, có đứng giữa sào huyệt của cuộc chiến COVID-19, mới thấm thía cái giá trị đích thực của sự bình an.
Chia sẻ về lý do đặt tên của đứa con sắp chào đời anh Khanh cho biết: "Đại An là một sự bình an lớn. Vợ mang thai hơn 8 tháng thì tôi đã đến 3 lần phải đi công tác chống dịch. Đại An cũng là điều tôi và tất cả những y bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch, người dân cả nước mong muốn lúc này.
Tôi muốn đặt tên con như thế để sau này, mỗi lần con được gọi, con sẽ biết trân quý khi là một huyết cầu của Tổ quốc trong cuộc chiến chống COVID-19".
Vào ngành năm 2011, tính đến nay đã 11 năm gắn bó nhưng với anh Khanh đây là thời khắc đặc biệt: "Năm nay là năm đặc biệt nhất với những anh em ngành Y như chúng tôi. Vất vả, khó khăn thì trăm bề nhưng chưa bao giờ chúng tôi thấy nghề y thiêng liêng và giá trị như vậy. Dẫu cho tôi chọn lại nhiều lần nữa tôi vẫn xin tình nguyện tham gia vào hàng ngũ mặc áo blouse trắng" .
Anh Khanh đang thực hiện công việc khử khuẩn.
Trong lớp kính áp sát mắt, đôi mắt "chú siêu nhân" lấp lánh những dòng nước mặt: "Có phải mặc thêm một bộ đồ bảo hộ nữa mà COVID-19 đi qua thì chúng tôi vẫn sẵn sàng. Nhiều lúc trong khu cách ly, nhìn các con còn nhỏ, bố mẹ công tác xa không thể đi cách ly cùng đứng khóc một góc, tôi là đàn ông nhưng cũng cầm lòng nổi. Các em cũng là chiến binh của cuộc chiến này".
Đã là cuộc chiến thì chẳng ai có thể nói trước điều gì, 10 ngày, 20 ngày hay lâu hơn nữa... Nhưng, điều quan trọng là ở đâu trong mỗi chiến hào, thì tình người, sự sẻ chia cứ thế được lan đi trong tinh thần của những "chiến binh" quả cảm.
Chuẩn bị vào ca làm việc mới, chúng tôi hỏi anh có gì gửi gắm vợ không. Anh Khanh xúc động nói: "Vợ ơi, em ở nhà yên tâm sinh con nhé. Có bố mẹ thay anh cạnh em rồi. Anh hứa anh sẽ bình an trở về với em và 2 con. Đại An chờ bố con nhé!".
BN1851 ở Hải Dương từng đến bệnh viện, ăn liên hoan, hát karaoke Bệnh nhân mắc COVID-19 vừa xác định ở huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) có lịch trình di chuyển phức tạp, tiếp xúc nhiều người. Sáng 2/2, thông tin từ Sở Y tế Hải Dương cho biết, BN1851 mắc COVID-19 từng đưa con đi khám bệnh, đi ăn lẩu, hát karaoke. Sáng 20/1, bệnh nhân Đ.N.L (nam, SN 1977, trú tại thị trấn Lai...