Hải Dương 981 khoan giếng dầu áp suất cao đầu tiên ở Biển Đông
Trung Quốc hôm nay tuyên bố giàn khoan Hải Dương 981 hoàn thành khoan thăm dò giếng dầu nước sâu có áp suất, nhiệt độ cao đầu tiên tại mỏ Lăng Thủy ở Biển Đông.
Giàn khoan Hải Dương 981. Ảnh: Xinhua
Theo Tân Hoa Xã, giếng dầu Lăng Thủy 25-1S-1 cách thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam khoảng 140 hải lý. Giếng này có độ sâu từ mặt nước tới đáy biển gần 1.000 mét và được thiết kế khoan sâu tới hơn 4.000 mét, có hệ số áp suất vào khoảng 1,7 đến 1,9, nhiệt độ cao hơn 150 độ C. Đây là loại giếng dầu có áp suất và nhiệt độ cao.
Tạ Ngọc Hồng, Cục trưởng Cục quản lý dầu khí khu vực phía tây Biển Đông của tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNOOC) cho rằng việc khoan thành công giếng dầu khí đầu tiên tại Biển Đông có nhiệt độ, áp suất cao, cho thấy Trung Quốc đạt “đột phá về kỹ thuật”, giúp Trung Quốc đẩy mạnh “thăm dò khai thác các mỏ dầu khác ở Biển Đông.”
Video đang HOT
Trước đó, Cục hải sự quốc gia Trung Quốc (MSA) đã thông báo giàn khoan Hải Dương 981 sẽ tác nghiệp tại giếng Lăng Thủy 25-1S-1, vị trí 170345N/1095903E, từ ngày 25/6 đến 20/8.
Hải Dương 981 là giàn khoan Bắc Kinh hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam hồi tháng 5/2014.
Vị trí mới của giàn khoan Hải Dương 981 (dấu đỏ), căn cứ trên tọa độ mà Trung Quốc công bố. Đồ họa: Google Maps.
Quốc Trung
Theo VNE
Trung Quốc tự chế hợp chất khoan cho giàn khoan Hải Dương-981
Trung Quốc đã chế tạo một hợp chất bảo vệ giúp các mũi khoan có thể khoan sâu hàng ngàn mét xuống đáy biển mà không bị hư hại. Chất liệu này sẽ được dùng cho giàn khoan Hải Dương-981 để khai thác tại Biển Đông.
Giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam năm 2014 - Ảnh: Reuters
Giáo sư Lưu Chí Hoành (Liu Zhihong) thuộc Viện Năng lượng sinh học và công nghệ sinh học tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc giải thích, khi khoan càng sâu thì nhiệt độ càng giảm xuống điểm đóng băng. Và khi mũi khoan tác động vào lớp đá trầm tích ở nhiệt độ thấp như vậy trong nước, một lớp bùn dẻo sẽ bám vào và có thể làm hư hỏng hoặc vỡ mũi khoan, theo tờ South China Morning Post (Hồng Kông) ngày 4.8.
Ông Lưu cho biết, các nhà nghiên cứu đã chế tạo một loại hợp chất cho vào dung dịch khoan, giúp lớp chất thải từ đá khi khoan không tiếp xúc với phân tử nước, giảm đi độ dính. Ngoài ra, hợp chất này còn tạo một lớp bảo vệ xung quanh mũi khoan, giúp giảm hao mòn đến hơn 80%.
Hợp chất này đã được dùng thử cho hơn 20 giàn khoan ở Trung Quốc và sẽ sớm đưa vào sử dụng cho giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981). Trung Quốc năm ngoái đã hạ đặt trái phép giàn khoan khổng lồ 30.000 tấn này tại vùng biển của Việt Nam.
Nếu không có loại hợp chất bảo vệ kể trên thì công việc khoan thăm dò khai thác dầu khí sẽ phải ngưng hoạt động, theo ông Lưu. Nhiều công ty nước ngoài đã phát triển công nghệ này từ trước, tuy nhiên Trung Quốc vẫn muốn tự chế tạo vì các lý do chính trị và chi phí.
Việc Trung Quốc tăng cường bành trướng tại Biển Đông dẫn đến nguy cơ các nước có thể cắt nguồn cung hợp chất khoan cho Bắc Kinh. Hơn nữa, chi phí cho loại hợp chất này rất đắt, khoảng 100.000 USD/tấn, và mỗi lần khoan tốn ít nhất 200 tấn.
Ông Lưu cho biết nhóm nghiên cứu đã phải làm việc 5 năm để đưa mẫu thiết kế từ phòng thí nghiệm ra sản xuất đại trà và có chi phí rẻ hơn một nửa so với sản phẩm nước ngoài.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Trung Quốc khởi công chế tạo giàn khoan Hải Dương-982 Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) ngày 25/7 phát đi đoạn phóng sự cho biết Trung Quốc đã khởi công chế tạo giàn khoan bán ngầm nước sâu Hải Dương-982 tại thành phố Đại Liên. Mô hình giàn khoan Hải Dương-982 (Ảnh: Sina) Thời báo Hoàn Cầu dẫn thông tin từ CCTV cho hay, việc khởi đóng diễn ra hôm 1/7....