Hai đợt có đủ chỉ tiêu?
Theo nhiều chuyên gia, việc Bộ GD&ĐT cho phép các trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) tự chủ tuyển sinh được phép tổ chức tuyển 2 đợt trong năm chưa phải là phương án tối ưu nhưng cũng là giải pháp để các trường ngoài công lập lấp đầy chỉ tiêu.
Tận dụng ưu thế tín chỉ
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới thực hiện tuyển sinh 2 hay nhiều đợt/năm. Tất nhiên, đối với các trường, 2 đợt sẽ tốt hơn 1, bởi không bị cập rập và nếu tuyển lần 1 không đủ thì làm tiếp đợt 2. Thế nên việc tuyển sinh được coi như một hoạt động trong khóa học.
Hiện nay, đào tạo ĐH, CĐ thực hiện theo học chế tín chỉ, thì việc Bộ GD&ĐT cho phép các trường tuyển sinh 2 lần/năm là thuận lợi lớn nếu biết tận dụng. Phân tích về thuận lợi khi tuyển sinh 2 đợt, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH Lê Viết Khuyến cho biết: Muốn đào tạo tín chỉ thuận lợi thì tuyển sinh theo học kỳ, bởi cái hay là công suất hoạt động của giảng viên, giảng đường, trang thiết bị của nhà trường được rải đều và ổn định cả năm học. Hơn nữa, thay vì nhà trường tuyển 1 khóa lấy khoảng 1.000 chỉ tiêu, thì học kỳ 1 lấy 500 em và học kỳ 2 sẽ lấy nốt số chỉ tiêu còn lại. Vậy là, cùng một khối lượng công việc nhưng rải ra sẽ hiệu quả hơn.
Video đang HOT
Các thí sinh làm bài thi môn Toán tại Hội đồng thi trường Đại học GTVT năm 2013. Ảnh: Viết Thành
Cái lợi của tuyển 2 đợt đã rõ, nhưng đa số các trường được tự chủ tuyển sinh đều không đưa ra lịch cụ thể cho từng đợt, bởi không hy vọng ở đợt tuyển lần 2. Bà Trần Thị Mai – Trưởng phòng Đào tạo, ĐH dân lập Hải Phòng bày tỏ: “Nếu trường tuyển đủ chỉ tiêu thì không tuyển tiếp đợt sau. Hiện nay, học sinh tốt nghiệp THPT có 1 lần/năm, nên chúng tôi chỉ có nguồn tuyển 1 đợt”.
Gỡ khó cho trường ngoài công lập
Nhiều chuyên gia giáo dục thẳng thắn cho rằng, Bộ cho phép các trường tuyển sinh 2 đợt thực chất là cách gỡ khó cho các trường ngoài công lập không tuyển đủ chỉ tiêu. Còn các trường công lập có uy tín chỉ tuyển 1 lần là xong. PGS Dương Văn Sao – nguyên Hiệu trưởng ĐH Công đoàn phân tích: “Nếu các trường cố vét thì cũng đủ chỉ tiêu, nhưng Bộ GD&ĐT đưa ra những tiêu chí khi tuyển thì lại không gỡ được. Cũng bởi số trường ĐH được thành lập quá nhiều, mỗi trường được tuyển thêm 10% chỉ tiêu thì các trường ngoài công lập không còn nguồn tuyển. Các trường ĐH cũng giống như doanh nghiệp, trong cuộc cạnh tranh này sẽ có trường bị đào thải và phải chấp nhận”.
Đồng tình với quan điểm này, PGS Vũ Văn Hóa – Phó Hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội khẳng định, dù có 2 hay 4 đợt tuyển sinh, học sinh không muốn vào học thì cũng không tuyển đủ chỉ tiêu. Bởi các em có đến trường hay không tùy thuộc vào cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên và tiếng tăm của nhà trường. Trong khi đó, một số trường ĐH ngoài công lập cho rằng, không tuyển đủ chỉ tiêu là bởi người dân luôn có tâm lý phân biệt trường công và tư. Nhà nước chưa tạo điều kiện về cơ chế, chính sách sẽ khiến các trường ngoài công lập ngày càng khó khăn hơn.
Giải pháp lâu dài là các trường ngoài công lập phải từng bước nâng cao chất lượng dạy học. Các trường không nên coi trọng việc sinh viên tốt nghiệp phải làm ở cơ quan Nhà nước, nhất là khi chúng ta đang hội nhập. PGS Vũ Văn Hóa thẳng thắn: “Những nơi không nhận sinh viên tốt nghiệp trường ngoài công lập là thiếu trách nhiệm với xã hội”.
Theo TNO
ĐH Thành Đô: Kết hợp thi tuyển và xét tuyển nguyện vọng
Năm 2014, Trường ĐH tổ chức thi tuyển theo kỳ thi chung do Bộ GD&ĐT tổ chức và xét tuyển nguyện vọng.
Theo đó, hệ ĐH, trường tuyển 2.900 chỉ tiêu cho 18 ngành học. Công nghệ thông tin (A, A1, D1); Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử (A, A1); Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (A, A1); Công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông (A, A1, D1); Công nghệ kỹ thuật ô tô (A, A1); Công nghệ kỹ thuật môi trường (A, B);
Quản lý đất đai (A, A1, B); Kỹ thuật trắc địa - bản đồ (A, A1, B); Quản lý tài nguyên và môi trường (A, A1, B); Kế toán (A, A1, D1); Tài chính - Ngân hàng (A, A1, D1); Quản trị kinh doanh (A, A1, D1); Quản trị khách sạn (A, A1, D1, C); Việt Nam học (chuyên ngành Hướng dẫn Du lịch) (A, A1, D1, C); Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (A, A1, D1, C); Quản trị văn phòng (A, A1, D1, C); Ngôn ngữ Anh (D1); Dược học (A, B).
Hệ CĐ chỉ tiêu tuyển sinh 500 cho 20 ngành đào tạo, cũng tổ chức thi tuyển theo kỳ thi chung do Bộ GD&ĐT tổ chức và xét tuyển nguyện vọng.
Hệ ĐH chính quy liên thông từ CĐ và CĐ nghề tuyển 600 chỉ tiêu theo hình thức thi tuyển. Đối tượng tuyển sinh đã có bằng tốt nghiệp CĐ chính quy hoặc CĐ nghề (bằng tốt nghiệp ở nước ngoài được công nhận văn bằng theo quy định của Bộ GD&ĐT) được tham gia thi tuyển.
Ngoài ra, trường xét tuyển 550 chỉ tiêu CĐ nghề chính quy 5 ngành, gồm: Lập trình máy tính; Điện công nghiệp - Tự động hóa; Điện tử công nghiệp - Viễn thông; Công nghệ Ô tô; Kế toán doanh nghiệp. Đối tượng tuyển sinh là thí sinh có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Theo DGTĐ
Gần 300 chỉ tiêu vào 5 trường đào tạo kỹ thuật hạt nhân Năm 2013, điểm chuẩn của ngành này tăng vọt, lên mức 18,5 - 22,5 điểm, tùy theo trường và khối thi. Năm nay nhiều sinh viên sẽ được cấp học bổng và chỗ ở. - Em muốn đăng ký dự thi ngành năng lượng hạt nhân thì đăng ký những trường nào và tên ngành đào tạo của từng trường? (Trần Hữu Phương)....