Hai điều kiện để đăng ký xét tuyển vào Trường đại học Bách khoa Hà Nội
Ngày 28/7, Trường đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, thí sinh đăng ký xét tuyển vào các chương trình đào tạo của Trường trong năm tuyển sinh 2022 phải đáp ứng đủ các điều kiện về điểm thi và điều kiện về học lực theo học bạ.
Thí sinh tham dự Kỳ thi Đánh giá tư duy năm 2022 tại Trường đại học Bách khoa Hà Nội
Cụ thể, về điều kiện điểm thi, Trường đại học Bách khoa Hà Nội quy định, đối với điểm thi Đánh giá tư duy, phải đạt mức điểm sàn quy định chung cho cả 3 tổ hợp xét tuyển gồm K00 (đã tính quy đổi về thang điểm 30); K01 và K02 là 14,0 điểm.
Đối với điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông, phải đạt mức điểm sàn quy định chung cho cả 9 tổ hợp xét tuyển gồm A00, A01, A02, B00, D01, D07, D26, D28 và D29 là 23 điểm.
Đồng thời, thí sinh đăng ký xét tuyển vào Trường phải đáp ứng điều kiện về học lực căn cứ vào kết quả học tập ghi trong học bạ trung học phổ thông. Đối với thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi Đánh giá tư duy phải có tổng điểm trung bình 6 học kỳ của mỗi môn học trong tổ hợp môn đạt từ 42,0 trở lên. Thí sinh được tùy chọn 1 trong 5 tổ hợp môn: Toán-Lý-Hóa; Toán-Hóa-Sinh; Toán-Lý-Ngoại ngữ; Toán-Hóa-Ngoại ngữ; Toán-Văn-Ngoại ngữ.
Video đang HOT
Đối với thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tổng điểm trung bình 6 học kỳ của mỗi môn học trong tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 42,0 trở lên.
Chuyên gia 'mách nước' để thí sinh tránh 'đỗ nhầm' trường
Những năm qua, nhiều thí sinh đã không chú ý đến các quy định về điều kiện đăng ký xét tuyển trong Đề án tuyển sinh của các trường mình đăng ký xét tuyển do đó, đã vô tình đánh mất cơ hội trúng của bản thân.
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Ảnh Ngô Chuyên.
Để thí sinh không đánh mất quyền lợi của mình, TS. Lê Hữu Du - Phó giám đốc Học viện Tòa án chia sẻ:
Cần chú ý đến các quy định về điều kiện đăng ký xét tuyển trong Đề án tuyển sinh của từng trường
Năm nay, trong quy chế tuyển sinh Bộ GD&ĐT có rất nhiều thay đổi để có lợi cho thí sinh như: Kéo dài thời gian đăng ký, không giới hạn số lần điều chỉnh nguyện vọng trong thời gian diễn ra đăng ký xét tuyển. Đối với thí sinh đã trúng tuyển phương thức xét tuyển sớm không phải xác nhận nhập học trước nhằm đảm bảo thí sinh vào được trường, ngành mình yêu thích và mong muốn.
Tuy nhiên, một thực tế mà bấy lâu nay thí sinh vô tình không để ý dẫn đến đánh mất cơ hội của mình là những trường đặc thù có thêm các tiêu chí riêng để tuyển sinh như Học viện Tòa án, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội... chẳng hạn.
Ví dụ: Thí sinh phải bắt buộc qua vòng sơ tuyển của Học viện viện Tòa án mới được đăng ký xét tuyển vào học viện.
Tuy nhiên, nhiều thí sinh trong quá trình đăng ký nguyện vọng không đọc kỹ đề án tuyển sinh, những tiêu chí mà học viện phải có là qua vòng sợ tuyển dẫn đến vẫn đăng ký các nguyện vọng vào Học viện Tòa án. Như vậy, vô tình các bạn đã đánh mất cơ hội của mình.
Từ đó, TS Du lưu ý khi đăng ký một trường nào thí sinh cần nghiên cứu kỹ đề án tuyển sinh, các chương trình đào tạo, học phí, điểm trúng tuyển những năm gần nhất, các tiêu chí phụ của trường..... Tất cả những thông tin đó đều được các trương công bố công khai trên website của nhà trường, trong đề án tuyển sinh.
Sắp xếp nguyện vọng để tăng cơ hội trúng tuyển cao
Trong nhiều năm nay, Bộ GD&ĐT có hướng mở không giới hạn số lượng đăng ký nguyện vọng của thí sinh. Từ hướng mở đó, thí sinh nên đăng ký theo nguyên tắc thích trường nào nhất xếp nguyện vọng 1, trường nào số 2 thì xếp nguyện vọng 2... nếu xếp như vậy thí sinh sẽ tránh được tình trạng "trượt oan" hoặc "đỗ nhầm".
Giải thích lý do "đỗ nhầm, TS Du nói: "đỗ nhầm" là đỗ vào trường mà bản thân thí sinh không phải thích cao nhất, khi công bố điểm chuẩn trường mình thích nhất thì điểm mình đủ, thậm chí thừa vào trường lại không đăng ký.
Nếu như vậy, khi vào trường các em học sẽ không có sự hứng thú. Các trường được đặt ở nguyện vọng càng cuối thì sự hứng thú không còn nhiều, thực tiễn kinh nghiệm của tôi nhận thấy các em như vậy bỏ học rất nhiều.
TS Du cũng nhấn mạnh, về mặt nguyên tắc đỗ hay trượt không phụ thuộc vào nguyện vọng mà phụ thuộc vào điểm. Nguyện vọng chỉ có ý nghĩa sắp xếp thứ tự ưu tiên cho trường nào xét trước, trường nào xét sau. Nếu xét trước đỗ rồi thì không xét tiếp các trường có nguyện vọng xếp sau.
Ví dụ: Nguyện vọng 1 ưu tiên vào trường A, nguyện vọng 2 trường B.... thì khi xét sẽ ưu tiên trường xét trường A có nguyện vọng xét trước, khi đỗ rồi dừng lại ở trường A không xét đến trường B nữa, nếu trượt thì lần lượt xét theo các nguyện vọng mình đã đăng ký theo thứ tự đến khi nào đỗ thì thôi.
"Nếu hết nguyện vọng mà thí sinh không đỗ tức là thí sinh đó đã trượt", TS Du nhấn mạnh. Do vậy, cái quan trọng nhất tôi vẫn luôn lưu ý thí sinh là số điểm thí sinh đạt được. Trong một trường các nguyện vọng sẽ bình đẳng như nhau.
Khi thí sinh có thời gian dài để đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng, thí sinh phải chịu khó theo dõi nắm được những điều chỉnh, bổ sung thay đổi của trường mà mình đăng ký để xét tuyển, phải nắm thông tin một cách sát nhất để quyền lợi của bản thân được đảm bảo. Khi thời gian dài là cho thí sinh cơ hội đưa ra quyết định có lợi nhất cho mình do đó thí sinh không được chủ quan.
Trường ĐH Thương mại công bố điểm sàn xét tuyển năm 2022 Trường ĐH Thương mại vừa công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào kỳ tuyển sinh đại học chính quy năm 2022. Cụ thể, Trường ĐH Thương mại công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tính theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022, quy định đối với từng phương thức xét tuyển như sau: - Đối với các phương...