Hai điểm sàn: Đẩy trường ngoài công lập xuống công dân hạng 2?

Theo dõi VGT trên

Sáng 4/4, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập họp về kế hoạch xây dựng phương án tuyển sinh mới. Theo đó, nhiều lãnh đạo trường đề nghị chỉ nên có 1 mức điểm sàn và siết chặt chỉ tiêu trường công thì các trường ngoài công lập mới có nguồn để tuyển.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Văn Đình Ưng – trưởng ban Thông tin Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập (NCL) cho biết: “Đây là cuộc họp thứ 2 của Hiệp hội về phương án tuyển sinh 2013. Cuộc họp nhằm thống nhất lại vấn đề mà hiện nay một số trường ĐH xây dựng phương án tuyển sinh khác nhau và phương án điểm sàn mà Bộ vừa đưa ra lấy ý kiến”.

Chỉ nên có 1 mức điểm sàn!

Ông Bùi Thiện Dụ – Hiệu trưởng Trường ĐH Dân lập Phương Đông, ủng hộ quan điểm cần phải có điểm sàn. Ông Dụ cho rằng, nếu không có điểm sàn thì 3 chung làm cái gì? Điểm sàn thì chỉ nên 1 điểm thôi, chứ gọi sàn mà có 2 – 3 sàn thì không ổn. Còn 3 chung thì vẫn phải có điểm sàn. Điểm sàn chỉ có 1 điểm chứ không nên 2 mức như Bộ dự kiến.

Hiệu trưởng Trường CĐ Asean thẳng thắn: “Tôi không đồng ý có 2 điểm sàn, vì như vậy sẽ phân biệt như thành phố và nông thôn. Không thể xây dựng điểm sàn như điểm chuẩn các trường đại học được”.

Hai điểm sàn: Đẩy trường ngoài công lập xuống công dân hạng 2? - Hình 1

Vị hiệu trưởng này cho rằng: “Đối với các trường công, Bộ phải căn cứ rõ ràng nghiêm túc chỉ tiêu hàng năm cho các trường. Vẫn dùng kết quả thi 3 chung, các trường công chỉ được quyền lấy cao xuống thấp và được bộ đồng ý. Sau đó các trường khác xét theo đăng kí, có thể xét theo ba chung (kết quả thi), cộng thêm 3 năm học phổ thông và từ trên xuống cho tới khi đủ chỉ tiêu. Nếu thực hiện được như vậy thì không có vấn đề gì xảy ra. Bộ có 2 điểm sàn, hoàn toàn không nên. Bộ phải có quy định, có chuẩn mực”.

Đại diện Trường ĐH Hà Hoa Tiên và Chu Văn An đề nghị: “Bộ GD-ĐT cần làm theo đúng Luật. Nếu Bộ đưa ra 2 mức điểm sàn như vậy là đẩy các trường ngoài công lập xuống công dân hạng 2. Đề nghị Bộ chỉ nên có 1 điểm sàn”.

Ông Đỗ Doãn Hải – phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ và Quản lí Hữu Nghị cho rằng: “ Mấu chốt không phải trường công lập hay dân lập, 1 hay 2 điểm sàn mà là bỏ điểm sàn. Tại sao các trường không tuyển sinh được, do không còn nguồn. Vậy cách giải quyết thế nào?”.

“Bộ chỉ nên tập trung vào việc xét chỉ tiêu, trường nào đảm bảo được chỉ tiêu thì cho hoạt động, trường nào không đảm bảo được chỉ tiêu thì bỏ. Bộ yêu cầu các trường đảm bảo đúng chỉ tiêu, không được vượt. Nếu các trường công tuyển vượt chỉ tiêu, số thừa ra đó phải để cho các trường ngoài công lập. Số dư ra có thể cao hơn điểm sàn. Các trường công lập lấy ngoài chỉ tiêu để đào tạo đủ các thứ. Hiện nay, nhiều trường có nhiệm vụ đào tạo đại học chỉ tập trung vào đúng trình độ, hiện này nhiều trường đại học còn đào tạo cả nghề…” – ông Hải cho hay.

Bộ GD-ĐT cần khống chế chỉ tiêu các trường công!

Ông Văn Đình Ưng cho biết, đa số các ý kiến tại hội nghị đều đề nghị Bộ GD-ĐT ra đề thi ĐH, CĐ phù hợp để các trường ngoài công lập tuyển được thí sinh. Đề thi có thể cao hơn thi tốt nghiệp một chút. Có những câu hỏi khó, câu hỏi dễ, thang điểm phù hợp để các trường ngoài công lập có nguồn tuyển. Vấn đề này, toàn quyền trong tay bộ. Bộ ban cho các trường chỉ tiêu tuyển sinh thì bộ cho cá trường có sinh viên vào học.

Ông Lê Trường Tùng – hiệu trưởng Trường ĐH FPT cho biết: “Theo thống kê trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh 2013 thì chỉ tiêu tuyển sinh các trường ĐH, CĐ năm 2013 là 642.657, trong đó, chỉ tiêu các trường công lập 512.502 còn lại chỉ tiêu các trường NCL. Trong khi đó, hàng năm, Bộ cho phép các trường được tuyển vượt chỉ tiêu khoảng 10%. Vậy còn đâu nguồn tuyển cho các trường NCL”.

Video đang HOT

Ông Tùng đề nghị: “Để phát triển lành mạnh phải khống chế chỉ tiêu của các trường công. Mỗi năm giảm chỉ tiêu của các trường công, thực hiện khoảng 5 năm. Khi chỉ tiêu các trường công giảm đi thì nguồn tuyển tăng lên, tạo điều kiện cho các trường tư tăng chất lượng. Do vậy, Bộ cần xem xét chỉ tiêu các trường công”.

Về kiến nghị phương án tuyển sinh, ông Tùng nói: “Nói thật, tôi không hy vọng và tôi dự kiến câu trả lời của Bộ: “Bộ sẽ nghiêm túc thực hiện luật giáo dục đại học, quy chế do bộ ban hành theo 2 tiêu chí. Còn lại các trường chủ động hoàn toàn trong tuyển sinh (điểm sàn cộng với tốt nghiệp). Bộ cần quy hoạch lại hệ thống giáo dục trường công, tạo điều kiện cho trường tư, sân chơi phải bình đẳng, công bằng”.

GS Hoàng Xuân Sính chia sẻ: “Bộ rất cương quyết để 3 chung và điểm sàn. Mặc dù các trường có đưa ra nhiều phương án. Tôi nghĩ các trường làm đề án tuyển sinh mới này chỉ có trong tương lai chứ giờ không thể chấp nhận được. Do vậy, dù muốn dù không chúng ta phải tuyển sinh được”.

Về vấn đề 2 điểm sàn mà Bộ GD-ĐT vừa đưa ra để lấy ý kiến góp ý, GS Sính cho rằng: “Bộ lười, đối phó với các trường NCL. Bộ sợ điểm sàn hạ xuống. Bộ chỉ cần đầu tư khâu ra đề, đề không ra kiểu đ.ánh đố và thay đổi barem điểm cho phù hợp là được”.

Đồng quan điểm, ông Đỗ Văn Chừng – Ủy viên HĐQT Trường ĐH Quốc tế Bắc Hà cho hay, về cơ bản Bộ phải giải quyết được khâu đề thi, đề thi năm nay không được đ.ánh đố.

Hồng Hạnh

Theo dân trí

Nên có nhiều mức điểm sàn?

TS Nguyễn Đức Nghĩa, phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM cho biết như vậy trước kiến nghị "bỏ điểm sàn". Theo ông, chỉ có thể có nhiều mức điểm sàn nhưng cần phải cân nhắc kĩ không sẽ ảnh hưởng đến các trường công vốn có vai trò đào tạo tinh hoa.

Thưa ông, trước thực trạng hàng loạt trường ĐH, CĐ NCL đang có nguy cơ phải đóng cửa do số lượng tuyển sinh quá thấp. Theo ông nguyên nhân là do đâu?

Theo tôi nguyên nhân tiềm ẩn lớn nhất khiến các trường NCL không tuyển đủ thí sinh là khả năng tài chính của người học. Hiện nay, người học vẫn có xu hướng chọn những trường nằm trong khả năng tài chính của mình.

Về uy tín, truyền thống của nhà trường, các trường công vẫn có nền móng lâu đời, chất lượng ổn định hơn.

Mặt khác, sự phát triển của trường NCL chưa được nhà nước quan tâm đúng mức. Như vậy, ở đây có vai trò và trách nhiệm của nhà nước, nhà nước phải tạo ra các kênh pháp lý, chính sách, đất đai để hỗ trợ các trường NCL.

Về phía nhà trường, các trường NCL có nguồn lực tài chính yếu. Để đầu tư cho một trường ĐH cần một mức đầu tư lớn, ổn định nhưng rất ít trường NCL có khả năng này, phần lớn các trường đều dựa hoàn toàn vào học phí. Trong khi càng tuyển sinh ít thì nguy cơ về tài chính càng bị đe dọa.

Sự ổn định trong nhân sự và đoàn kết nội bộ của các trường NCL cũng có nhiều vấn đề. Đội ngũ quản lý các trường NCL phần lớn dựa trên các cán bộ đã nghỉ hưu hoặc không còn công tác tại các trường công chuyển sang, họ không quen với cơ chế quản lý của trường NCL.

Những chính sách của Bộ GD-ĐT đưa ra có "trói chân" các trường NCL trong việc tuyển sinh không, thưa ông?

Tôi không bênh Bộ GD-ĐT, có những điểm tôi sẵn sàng phê phán...

Có thể thấy rằng, phương thức "ba chung" trong kì thi ĐH,CĐ tiến hành từ năm 2002 trong ba khâu: tổ chức thi, đề thi-chấm thi, xét tuyển thì hai khâu đầu khá ổn định nhưng cái bất cập lớn nhất hiện nay là ở khâu xét tuyển mỗi năm tuy chủ trương ít thay đổi nhưng kĩ thuật đều có thay đổi.

Đối với nhà trường, những chủ trương lớn của Bộ đưa ra không có tính ràng buộc, bởi những chủ trương này mang tính chất định hướng là chính, nhưng cách triển khai kĩ thuật nhiều lúc đi quá sâu, đụng đến quyền tự chủ của các trường.

Cụ thể, năm 2011 mỗi TS có mức điểm ngang hoặc trên điểm sàn nếu không đậu nguyện vọng 1 có 2 giấy chứng nhận kết quả thi tương ứng với hai đợt xét tuyển nguyện vọng 2 và 3. Năm 2012 có thể nói thí sinh có vô số đợt xét tuyển kéo dài từ 25/8 -31/10. Năm nay đổi lại TS dự thi có 3 giấy chứng nhận kết quả thi, thời gian xét tuyển mỗi đợt kéo dài 20 ngày.

Những kĩ thuật đó làm cho các trường không ổn định trong khâu xét tuyển, chưa kể những thông báo đó đến trễ, ảnh hưởng đến cả vấn đề tư vấn tuyển sinh, cẩm nang hướng nghiệp...

Nên có nhiều mức điểm sàn? - Hình 1

TS Nguyễn Đức Nghĩa

Nên có nhiều mức điểm sàn?

Hiện nay, các trường NCL cho rằng để tuyển đủ chỉ tiêu, Bộ GD-ĐT nên bỏ quy định về điểm sàn. Ông cho rằng, kiến nghị này có hợp lý không?

Điểm sàn hiện nay được xác định theo các tiêu chuẩn, tiêu chí nhất định nên cũng có những hiệu quả nhất định.

Công dụng của điểm sàn hiện nay nên được nhìn nhận toàn diện. Theo tôi, mục tiêu của điểm sàn không phải đ.ánh giá năng lực học ĐH của học sinh. Rất nhiều trường có chương trình liên kết với nước ngoài họ không đòi hỏi vào điểm thi ĐH mà vẫn đào tạo được các SV rất giỏi.

Mục tiêu của điểm sàn là để phân luồng. Trong bối cảnh người đi học nhiều, chỉ tiêu ít, tác dụng lớn nhất của điểm sàn là phân luồng học sinh. Nếu suy cho cùng kì thi tốt nghiệp THPT là mức sàn đầu tiên thì mức sàn hiện nay chỉ là sự phân luồng HS.

Những HS có điểm hơn mức sàn hiện nay sẽ được phân luồng vào các trường ĐH, những em có điểm thi dưới mức sàn sẽ được phân luồng vào các trường như CĐ nghề, trung cấp chuyên nghiệp (TCCN)...giữ được tính công bằng giữa đào tạo các nguồn nhân lực có trình độ cao và các nguồn nhân lực có trình độ chuyên nghiệp.

Các trường phải căn cứ vào điều này, đừng mong muốn tuyển đủ chỉ tiêu. Vấn đề không nằm ở chỗ điểm sàn, bởi nếu điểm sàn đối các trường NCL quá cao thì những thí sinh dưới điểm sàn sẽ chạy vào các bậc thấp hơn là các trường TCCN, nhưng bản thân các trường TCCN không tuyển đủ chỉ tiêu.

Kiến nghị bỏ điểm sàn là một vấn đề cực đoan, ảnh hưởng đến việc phân luồng. Nếu bỏ điểm sàn thì kịch bản là các trường CĐ, TCCN, TC nghề cũng sẽ không tuyển được thí sinh. Viễn cảnh thứ hai là những trường tuyển SV có năng lực thấp hơn thì chất lượng sẽ dần đi xuống.

Như vậy, kì thi tốt nghiệp THPT sẽ trở thành mức sàn cuối, kì thi tuyển sinh ĐH,CĐ sẽ có vai trò đến đâu? Trước đây không có điểm sàn nhiều trường ĐH chỉ tuyển đến mức 3- 4 điểm, liệu chúng ta có chấp nhận thực trạng này.

Chỉ có thể có phương án có nhiều mức điểm sàn để dung hòa nhưng cần phải cân nhắc kĩ lưỡng không sẽ ảnh hưởng đến các trường công vốn có vai trò đào tạo tinh hoa.

Ông có hiến kế gì để cho việc tuyển sinh năm 2013 của trường NCL không xảy ra tình trạng thừa nguồn tuyển, thiếu thí sinh?

Theo tôi, các trường không nên phân biệt công, tư mà phải chia sẻ trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực chứ không nên giành giật nhau để đào tạo. Tất nhiên trong trách nhiệm đó, một cách tự nhiên sẽ có sự phân tầng giữa các trường.

Vấn đề đổi mới quản lý cần đặt ra cho cả hai hệ công và tư. Cần phải quản lý trường ĐH theo đúng nghĩa quản trị các trường ĐH, các nhà quản lý ĐH có nghiệp vụ chuyên môn cao, huy động nhiều nguồn lực, tránh ỉ vào ngân sách nhà nước và học phí.

Đối với trường NCL, thử hỏi hiện nay có tập đoàn tư nhân nào có thể đảm bảo cho trường ĐH không có lợi nhuận trong 5 năm mà vẫn đảm bảo chất lượng?

Do đó, khi có cơ sở vật chất, nguồn lực rồi các trường cần quan tâm đến vấn đề tiếp thị hình ảnh của nhà trường đến với HS đúng với thực tế.

Cảm ơn ông!

Theo Lê Huyền (Vietnamnet)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Ngọc Huyền hé lộ tâm tình của Vũ Luân dành cho Vũ Linh, nhắc đến Hồng Loan
16:06:52 08/07/2024
Nam Thư "5 lần 7 lượt" thân mật với sao nam "đã có chủ", đáp trả gây phẫn nộ
16:14:23 08/07/2024
Lại thêm bằng chứng "anh chủ homestay" ngoại tình: Nam Thư không phải là người duy nhất?
17:27:53 08/07/2024
Midu có phản hồi lạ khi được chúc "đi 2 về 3" trong tuần trăng mật sang chảnh
16:58:39 08/07/2024
Vũ Luân xuất hiện, chỉ 1 hành động cũng đủ chứng minh tâm trạng giữa lúc vướng ồn ào
17:30:37 08/07/2024
Lưu Diệc Phi "mập mờ" với cha nuôi đại gia, ẩn khuất bên trong khiến CĐM bàn tán
17:19:46 08/07/2024
Nhã Phương công khai dung mạo con trai
17:39:08 08/07/2024
Nữ NSƯT lừng lẫy: Nhan sắc đẹp như công chúa, búp bê, 42 t.uổi mới kết hôn, giờ lại sống xa chồng
20:41:15 08/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cuộc sống của ca sĩ Tim sau biến cố ly hôn

Tv show

22:09:53 08/07/2024
Tim tâm sự sau đổ vỡ, anh tìm niềm vui trong công việc và dành thời gian chăm sóc con. Về chuyện tìm mối quan hệ mới, nam ca sĩ nói anh tin vào duyên số.

Độ Hoa Niên tập 24-25-26: Nụ hôn "b.ỏng m.ắt" trên thuyền hoa của Lý Dung và Bùi Văn Tuyên đã cập bến

Phim châu á

22:05:12 08/07/2024
Trong những tập tiếp theo của Độ Hoa Niên, cuộc chiến vương quyền đang dần được đẩy lên cao trào, hứa hẹn mang đến những giây phút kịch tính, căng thẳng.

"Báu vật" ở Sao Hỏa tiết lộ nguồn gốc sự sống Trái Đất

Lạ vui

22:04:01 08/07/2024
Phát hiện đặc biệt ở Gale Crater - Sao Hỏa có thể giúp giải thích cái gọi là phản ứng hóa học sinh ra sự sống trên Trái Đất.

N.am s.inh đi cấp cứu sau khi biết điểm thi vào lớp 10

Sức khỏe

21:55:36 08/07/2024
Mới đây, Khoa Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện E, đã tiếp nhận một n.am s.inh tại Hà Nội vào khám vì các rối loạn tâm thần do áp lực thi cử. Người nhà cho biết sau kỳ thi vào lớp 10, học sinh này chán nản, không dám về nhà vì điểm số không nh...

Kim Duyên "đắp" trăm triệu tại CK Miss Supranational, bị "tấn công" vì Lydie Vũ

Sao việt

21:38:33 08/07/2024
Á hậu Kim Duyên diện đầm gợi cảm khi xuất hiện trong đêm chung kết Miss Supranational - Hoa hậu Siêu quốc gia 2024. Thế nhưng, sau đó cô bị một bộ phận fan sắc đẹp Việt tấn công vì kết quả chung cuộc của Lydie Vũ.

Bộ phim bị chê ngớ ngẩn dẫn đầu phòng vé Việt

Hậu trường phim

21:32:06 08/07/2024
Tuần qua, Despicable Me 4 (tựa Việt: Kẻ Trộm Mặt Trăng 4) chính thức ra mắt khán giả Việt và lập tức chiếm lĩnh ngôi vương phòng vé.

Tử vi ngày mới 12 cung hoàng đạo thứ 3 ngày 9/7: Cự Giải dễ gặp chuyện, Nhân Mã n.óng b.ỏng

Trắc nghiệm

21:26:18 08/07/2024
Xem tử vi của 12 cung hoàng đạo trong ngày 9/7 về tài lộc, tình yêu, công việc. Hôm nay, Cự Giải dễ gặp phải mâu thuẫn hoặc bất đồng trong cuộc sống.

Công ty Cây xanh Công Minh tham gia 600 gói thầu với giá trị hàng nghìn tỷ đồng

Pháp luật

21:04:04 08/07/2024
Công ty TNHH Cây xanh Công Minh (Công ty Cây xanh Công Minh) đã sử dụng 50 công ty trong hệ sinh thái của mình để tham gia khoảng 600 gói thầu trên cả nước, trị giá hàng nghìn tỷ đồng.

Nữ diễn viên xuất thân trâm anh bí mật kết hôn với nam tài xế, sinh con từ 3 năm trước mà không ai biết

Sao châu á

20:34:50 08/07/2024
Sáng 8/7, tờ HK01 đưa tin nữ diễn viên nổi tiếng Hong Kong (Trung Quốc) Trần Ngạn Hành (Gia Đình Vui Vẻ) đã bí mật kết hôn từ nhiều năm trước.

Giải đấu 2024 VCT Challengers Vietnam Split 2 chốt điểm thi đấu vòng Chung kết

Mọt game

20:19:28 08/07/2024
Theo thông báo chính thức từ ban tổ chức giải đấu 2024 VCT Challengers Vietnam Split 2, vòng Chung kết giải đấu sẽ diễn ra trong hai ngày 27-28/7.

'Vui lên nào, anh em ơi' tập 1: Màn tái xuất siêu hài của NSƯT Thái Sơn

Phim việt

20:11:49 08/07/2024
NSƯT Thái Sơn trong vai Thắng có tạo hình kiểu thanh niên nghiêm túc, có chút khờ khạo và nói chuyện chậm rãi nên khi gọi điện cho Hưng, Thắng nói chuyện rất hài, kiểu tưng tửng gây cười ngay tập 1.