Hai điểm ngược của giáo dục Việt Nam
Một tỉnh có chất lượng giáo dục vào hàng top của cả nước như Thanh Hóa lại bị liệt vào hàng chậm phát triển nhất. Một nước nghèo nhưng lại ôm đồm quá nhiều sinh viên công và không đủ sức lo cho giáo dục phổ thông, tạo nên bức tranh trái ngược trong sự phát triển giáo dục
Hai điểm ngược của giáo dục Việt Nam được TS Lê Trường Tùng, hiệu trưởng Trường ĐH FPT, Phó chủ trịch Hiệp hội các trường ĐH-CĐ ngoài công lập chỉ ra trong hội thảo khoa học về đổi mới giáo dục do Ban Tuyên giáo trung ương tổ chức.
Vì sao Thanh Hóa chậm phát triển?
Theo TS Lê Trường Tùng, để một quốc gia có dân số đông thứ 13 trên thế giới như Việt Nam có thể chuyển mình mạnh mẽ thì cần phải dựa một chiến lược vĩ mô đúng đắn, một ý chí mạnh mẽ và then chốt là nguồn nhân lực tốt.
TS Tùng cho rằng, dân số đông không nên là một gánh nặng xã hội mà nên là một ưu thế cạnh tranh. Tuy nhiên, điều đó chỉ có thể xảy ra khi chúng ta có một nền giáo dục tốt và tất nhiên, một thể chế tốt để đãi ngộ nhân lực.
Thế nhưng, đơn cử như Thanh Hóa- một tỉnh đứng thứ 3 cả nước về dân số, sau Hà Nội và TP.HCM và cũng là một tỉnh có chất lượng giáo dục phổ thông vào hàng top trong cả nước, xét về kết quả thi tốt nghiệp, thi Đại học, số học sinh giỏi quốc gia, quốc tế – lại là tỉnh phải bù ngân sách nhiều nhất trong 63 tỉnh thành.
Hiện tượng chảy chất xám về các thủ đô ngày càng tăng (Ảnh: Nông nghiệp VN)
Điểm trái ngược này được TS Lê Trường Tùng giải thích, đó là hiện tượng chảy máu chất xám về các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM. Từ lâu, đối với những sinh viên từ Thanh Hóa hay bất kỳ tỉnh nào đến các thành phố lớn học tập, ước mơ ở lại nơi đó làm việc đã trở thành mục tiêu phấn đấu của họ.
Ví dụ để suy ngẫm của TS Lê Trường Tùng ở buổi hội thảo khiến nhiều đại biểu cho rằng, Thanh Hóa giống như một Việt Nam thu nhỏ. Nếu không cẩn thận, Việt Nam cũng sẽ là một Thanh Hóa mở rộng.
Video đang HOT
Mô hình giáo dục phát triển ngược
“Cần nói thẳng luôn- dù rất muốn thì nhà nước cũng không đủ tiền chi cho giáo dục sau phổ thông miễn phí, kể cả chấp nhận chất lượng thấp.”- TS Lê Trường Tùng phát biểu.
Ông cho biết, nửa thế kỷ qua, bức tranh giáo dục đang có sự thay đổi lớn ở quy mô toàn cầu. Trong đó, có một trào lưu mà không một quốc gia nào cưỡng nổi là hiện tượng đại chúng hóa giáo dục sau phổ thông. Các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Canada, Nhật Bản, Trung Quốc, khu vực Tây Âu đều gia nhập mạnh mẽ vào trào lưu này, đẩy số lượng dân số có trình độ sau phổ thông tăng lên vượt bậc.
Tuy nhiên, Việt Nam lại đang phát triển theo một hướng hoàn toàn ngược lại. Trong khu vực Đông Nam Á, chỉ có Việt Nam và Myanma có tỷ lệ giáo dục ngoài công lập của bậc đại học là thấp nhất, năm học 2008-209 là 14, 43%. Trong khi đó, tỷ lệ ngoài công lập của hệ nhà trẻ, mẫu giáo lại lớn nhất, năm học 2008-2009 là 63,9 3%.
TS Lê Trường Tùng cho hay, phần trăm chi ngân sách cho giáo dục nhiều nhất nhưng chất lượng thấp do ôm đồm quá nhiều sinh viên công. Suất đầu tư ngân sách cho một sinh viên thấp, dẫn đến chất lượng thấp là điều không tránh khỏi.
“Đã thế lại kèm theo hiệu ứng xã hội tập trung “ném đá” phê phán xã hội hóa giáo dục đào tạo sau phổ thông, xem các nhà đầu tư CĐ, ĐH như những tội đồ chạy theo lợi nhuận. Giai đoạn phát triển cần thu hút mạnh mẽ đầu tư xã hội hóa giáo dục như hiện nay mà lại luôn nhấn mạnh yếu tố phi vụ lợi trên các nghị quyết của Đảng, nhà nước và trên các diễn đàn xã hội thì sẽ không đạt được mục tiêu thu hút đầu tư giáo dục đa thành phần.”- Ông Tùng nói thêm.
TS Lê Trường Tùng đề xuất giải pháp, tài chính ngân sách nên tập trung cho bậc học phổ thông để phổ cập, thậm chí miễn phí với chất lượng tốt. Tiếp đến là các ngành thiết yếu như xã hội, khoa học, văn hóa, đào tạo nhân tài, hỗ trợ sinh viên nghèo và thu hẹp số lượng sinh viên công để đảm bảo chất lượng.
Bên cạnh đó, ông Tùng cho rằng không thể thiếu chính sách thu hút đàu tư đa thành phần vào giáo dục sau phổ thông như một dịch vụ và phải kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt.
Theo VNN
Trường ĐH trung thành với sứ mạng đào tạo chất lượng cao
Tâm nguyện xây dựng mô hình đào tạo chất lượng cao của Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF) khởi đầu từ sự ấp ủ và gặp nhau trên những ý tưởng cao đẹp giữa các nhà giáo yêu nghề và các doanh nhân thành đạt vốn xuất thân từ những nhà giáo, đã từng trăn trở và mong mỏi về sự canh tân giáo dục đại học của nước nhà.
Sự giao thoa giữa những ý tưởng đó đã khẳng định sự trung thành của UEF với sứ mạng của một trường đại học Việt Nam đào tạo chất lượng cao và hướng tới liên thông với hệ thống giáo dục đại học quốc tế. Đây là mục tiêu nhất quán của UEF.
Bằng cách kết hợp những tinh hoa của giáo dục đại học quốc tế với đặc thù của giáo dục Việt Nam, UEF đã xây dựng một công nghệ đào tạo tiên tiến, mang lại giá trị gia tăng cao cho người học xét trên cả bốn phương diện: tư duy, kiến thức, kỹ năng và thái độ. Với công nghệ đào tạo này, cho dù đầu vào có thể chưa cao, nhưng đầu ra sẽ làm hài lòng các nhà tuyển dụng. Đó cũng là lời cam kết danh dự của UEF.
Sự thành công của công nghệ đào tạo tại UEF nhờ những điểm nhấn quan trọng như sau:
Chương trình tiên tiến, giáo trình hiện đại, nội dung cập nhật, phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong xu thế hội nhập toàn cầu.
Lớp học nhỏ, hầu hết khoảng 40 sinh viên, riêng lớp tiếng Anh khoảng 20 sinh viên. Phòng học trang bị hiện đại, dễ dàng thay đổi linh hoạt theo từng phương pháp giảng dạy. Đây là điều kiện tiên quyết đảm bảo hiệu quả của các phương pháp giảng dạy tích cực, là điều kiện thuận tiện để giảng viên nắm chắc trình độ của từng sinh viên, hướng đến việc cá nhân hóa quá trình đào tạo.
Đội ngũ giảng huấn ưu tú, được chọn lọc theo các chuẩn mực: tâm huyết, giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm thực tế, nhuần nhuyễn trong phương pháp, thân thiện và gần gũi với sinh viên. Môi trường làm việc hiệu quả và mang đậm tính nhân văn tại UEF cùng với mức giảng phí cao là động lực quan trọng để các thầy cô tận tâm dìu dắt sinh viên.
Đội ngũ trợ giảng chuyên nghiệp, hỗ trợ tích cực cho giảng viên nâng cao hiệu quả giảng dạy, tận tình giúp đỡ sinh viên trong thời gian ngoài lớp học, góp phần mở rộng kiến thức cho sinh viên.
Các phương pháp giảng dạy tích cực được áp dụng trong tất cả các môn học, giúp phát triển mạnh mẽ khả năng tư duy độc lập và sáng tạo, phát huy năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, đồng thời qua đó hỗ trợ sinh viên rèn luyện các kỹ năng. Giảng dạy theo hướng truyền đạt tinh hoa, nhấn mạnh phương pháp tương tác, xử lý tình huống, giải quyết vấn đề cùng các kỹ thuật hỗ trợ như làm việc nhóm, thảo luận, thuyết trình...chính là những nét đặc trưng của các lớp học tại UEF.
Đánh giá kết quả học tập theo quá trình có tác dụng thúc đẩy sinh viên học tập liên tục nội dung đánh giá hướng đến chuẩn đầu ra mong muốn phương pháp đánh giá khách quan, đồng thời đề cao khả năng tư duy độc lập, kỹ năng giải quyết vấn đề, không khuyến khích kiểu học "tầm chương, trích cú" (học vẹt). Sự nghiêm túc và công bằng luôn là yêu cầu hàng đầu của việc thi cử tại UEF.
Giáo dục kỹ năng là một trong những trọng tâm đào tạo của UEF, đáp ứng đòi hỏi cao của thị trường lao động hiện nay. Kỹ năng cứng được chú trọng trong các môn học chuyên môn. Kỹ năng mềm được đưa vào chương trình huấn luyện chính khóa, ngoại khóa, đồng thời sinh viên có cơ hội vận dụng và rèn luyện trong tất cả các môn học khác cũng như trong các hoạt động ngoài lớp học.
Anh ngữ được đề cao với thời lượng có thể lên đến 64 tín chỉ, tức 960 tiết, gấp hơn 6 lần số tín chỉ tối thiểu theo qui định của Bộ GD-ĐT (10 tín chỉ - 150 tiết). Sinh viên được xếp lớp học theo trình độ ngay từ lúc trúng tuyển vào trường, khi tốt nghiệp có khả năng sử dụng khá thông thạo trong giao tiếp nghề nghiệp, có thể làm việc trong môi trường quốc tế.
Gắn kết giữa lý thuyết và thực tiễn thông qua hai quá trình:
Quá trình đưa thực tế vào sinh viên, được thực hiện trên cơ sở mời chọn những giảng viên giàu kinh nghiệm thực tế, những nhà quản lý giỏi và có khả năng sư phạm tham gia giảng dạy cho trường, những doanh nhân thành đạt chia sẻ kinh nghiệm cùng sinh viên. Bên cạnh đó, giảng dạy theo tình huống là phương pháp quan trọng để giúp sinh viên tiếp cận thực tế trong bài học.
Quá trình dẫn dắt sinh viên ra thực tế, được thực hiện nhờ vào thực hành chuyên môn qua các đợt khảo sát thực tế và viết tiểu luận, làm dự án gắn kết nội dung từng môn học. Kiến tập ở năm thứ ba là cơ hội để sinh viên được tiếp cận nghề nghiệp và làm quen với những công việc sẽ đảm nhiệm trong tương lai. Thực tập tốt nghiệp ở cuối năm thứ tư là sự trải nghiệm toàn diện về việc làm như là một nhân viên thực thụ ở nơi thực tập. Sinh viên sẽ học cách vận dụng kiến thức vào thực tiễn, thực hành và rèn luyện kỹ năng, trau dồi thái độ hành xử,... Nét nổi bật là có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với hàng loạt doanh nghiệp đối tác để thực hiện hai quá trình nêu trên.
Các hoạt động ngoài lớp học như thể thao, văn hóa - nghệ thuật,... luôn được khuyến khích, là yếu tố quan trọng để sinh viên cân bằng học tập, phát triển kỹ năng và rèn luyện thái độ. Hoạt động giao lưu văn hóa và trao đổi học thuật với sinh viên nước ngoài, tham gia vào các chương trình mang tính quốc tế giúp mở ra nhiều cơ hội để sinh viên học cách thích ứng trong môi trường làm việc đa văn hóa đang ngày càng phổ biến.
Sinh viên là tâm điểm của nhà trường, luôn được tôn trọng, được khuyến khích tư duy khoa học theo cách riêng, được tạo điều kiện phát huy sáng kiến và năng lực cá nhân, được dân chủ phản biện và phê phán nhà trường, được khuyến khích đóng góp ý tưởng xây dựng trường.
Sự kết nối giữa nhà trường với gia đình luôn được duy trì để đồng hành giáo dục, kịp thời xử lý những vấn đề trục trặc của sinh viên trong quá trình học tập. Các bậc phụ huynh và sinh viên hầu hết rất hài lòng với môi trường giáo dục của UEF, nhiều người đã bày tỏ cảm xúc chân thành trên các phương tiện truyền thông. Chính phụ huynh và sinh viên đã hỗ trợ đắc lực trong tuyển sinh như những nhà quảng bá tích cực, tự nguyện, xuất phát từ sự thiện cảm đối với nhà trường.
Những điều nói trên như minh chứng cho mô hình đào tạo chất lượng cao đích thực tại UEF, thay lời giải thích vì sao UEF thu học phí cao, và học phí cao đã được bù đắp xứng đáng như thế nào từ những điều mà UEF cam kết và luôn tôn trọng, phù hợp với tôn chỉ: "Chất lượng - Hiệu quả - Hội nhập - Không vụ lợi".
Tư liệu: UEF
Theo Infonet
Trải thảm đỏ cho chất xám và tuổi trẻ Học sinh thi đỗ thủ khoa các trường đại học xứng đáng được tuyên dương. Nhưng khen chưa đủ, mà phải có phần thưởng xứng đáng, đủ để chắp cánh cho các em bay cao, bay xa. Đã có nhiều chương trình, đề án tuyển chọn người đi du học, nhưng thường không phải là từ thi cử mà đề cử, cho nên...