Hai đầu sách tự học IELTS giúp nam sinh đạt 7.5 IELTS, 9.0 Reading
Listening và Reading được đa số học sinh Việt Nam đánh giá là dễ để cải thiện chỉ bằng cách tự học. Thế nhưng, tự học như thế nào, ôn theo sách gì, phân bố thời gian học ra sao cho hiệu quả, để có thể tự tin “chơi lớn” với mục tiêu 8.0, 9.0 cho mỗi kỹ năng?
Hãy để Duy Anh, cậu nam sinh từng chinh phục số điểm 7.5 IELTS (8.5 Listening, 9.0 Reading) gợi ý cho các bạn nhé.
Trên thị trường hiện nay có muôn hình vạn trạng các đầu sách giúp tự học IELTS từ nhiều nhà xuất bản, nhiều tác giả khác nhau.
Mỗi quyển đều được biên soạn dành riêng cho một trình độ nhất định và có phong cách trình bày, giảng dạy riêng biệt. Mặt khác, có không ít đầu sách nguồn gốc không rõ ràng, dễ gây những sai lệch nghiêm trọng về mặt kiến thức cho người học.
Do vậy, để chinh phục thành công IELTS, việc chọn tài liệu khôn ngoan luôn là điều kiện tiên quyết.
Vậy giữa một ma trận thông tin và tài liệu ôn luyện IELTS tràn ngập trên Internet, đâu là quyển sách vàng giúp bạn xua tan nỗi sợ? Cùng lắng nghe chia sẻ từ bạn Nguyễn Duy Anh – cậu nam sinh lớp 11 đã đạt số điểm 7.5 IELTS, 9.0 Reading trong đợt thi Tháng 6/2019 vừa qua.
Khi bắt đầu tìm hiểu về IELTS vào năm 2018, trình độ bấy giờ của Duy Anh chỉ rơi vào khoảng 4.5 IELTS. Cậu bạn đã kiên trì dành 1 – 2 tiếng mỗi ngày để tự học IELTS, luyện tập kỹ năng và ôn các dạng đề theo hướng dẫn của sách.
Ngoài việc chăm chỉ nghe Youtube, xem phim không phụ đề, đọc sách báo tiếng Anh để tăng khả năng nghe – hiểu và cải thiện tốc độ đọc, Duy Anh cũng kết hợp luyện các kỹ thuật làm bài, giải đề IELTS nhuần nhuyễn.
“Vũ khí” tối thượng của cậu bạn chính là những tài liệu luyện thi chất lượng, cung cấp nhiều tips hữu ích và sát thực tế kỳ thi.
Với kinh nghiệm đạt 9.0 Reading, 8.5 Listening, Duy Anh sẽ giới thiệu 2 quyển sách vàng giúp bạn tự tin ăn điểm 100%.
2 bộ sách ôn IELTS “bất ly thân” của cậu bạn 7.5 IELTS, 9.0 Reading
Nguồn: JOLO English
Theo Dân trí
Cán bộ Đoàn chỉ hô hào, nói suông thì ai nghe!
Học và làm theo Bác ở đức tính gương mẫu, nói đi đôi với làm, tự học tập và rèn luyện giúp nhiều cán bộ Đoàn, đảng viên trẻ trưởng thành và gặt hái nhiều thành công trong công tác, có uy tín với cộng đồng.
Chị Ngân Thị Hoàng Yến chia sẻ tại diễn đàn - Ảnh Hoàng Phan
Trong khuôn khổ lễ tổng kết hoạt động Tuổi trẻ Việt Nam nhớ lời Di chúc theo chân Bác do T.Ư Đoàn tổ chức, chiều 26.8, diễn đàn thảo luận số 5 với chủ đề: Diễn đàn tu dưỡng, rèn luyện tính gương mẫu, giữ gìn phẩm chất của người cộng sản trẻ đã diễn ra tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, với sự tham dự của 69 đại biểu thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác và 50 giảng viên, đảng viên trẻ.
Gương mẫu làm trước để vận động thanh niên
Phát biểu tại diễn đàn, chị Ngân Thị Hoàng Yến, Bí thư Huyện đoàn Thông Nông (tỉnh Cao Bằng), bày tỏ tổ chức cho cán bộ Đoàn cùng học và rèn luyện theo Bác ở sự nêu gương, nói phải đi đôi với làm đã giúp công tác Đoàn tại huyện Thông Nông gặt hái được nhiều thành thích. Bản thân chị Yến cũng được tặng thưởng nhiều giải thưởng trong công tác Đoàn.
Chia sẻ về địa bàn công tác, chị Yến cho biết, Thông Nông là huyện biên giới khó khăn, vẫn còn nhiều thanh niên đi làm ăn xa. Trong số đó, có những thanh niên vượt biên sang Trung Quốc tìm kiếm việc làm. Khi đã vượt biên đi làm việc, thanh niên đối mặt với nhiều rủi ro.
Để giải quyết vấn đề này, Huyện đoàn Thông Nông phối hợp với Đoàn thanh niên các xã triển khai nhiều hình thức vận động thanh niên không vượt biên đi Trung Quốc, nếu tìm việc làm thì đăng ký, đi xuất khẩu lao động theo giới thiệu của Phòng LĐ-TB-XH huyện, hoặc qua trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh để được bảo vệ quyền lợi.
Bên cạnh đó, Huyện đoàn Thông Nông chọn những cán bộ đoàn xã, thôn có mô hình tiêu biểu vừa là người trực tiếp vận động, vừa là tấm gương để hướng dẫn thanh niên ở lại địa phương lao động, sản xuất. Đến nay, tại huyện Thông Nông ngày càng xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hộ gia đình do thanh niên làm chủ.
"Khi giải quyết được những tình huống khó khăn từ thực tế, tôi càng thấm thía lời Bác dạy: "Cán bộ là gốc của mọi vấn đề", để vận dụng trong công tác", chị Yến bộc bạch.
Cụ thể, theo chị Yến, để phát huy được vai trò "thủ lĩnh", trước hết cán bộ Đoàn phải thực sự gương mẫu, nói đi đôi với làm. Huyện đoàn Thông Nông khi triển khai phong trào thanh niên phát triển kinh tế ở các địa phương đã luôn khuyến khích cán bộ Đoàn cấp xã, thôn, xóm phải gương mẫu đi đầu trong xây dựng, phát triển kinh tế hộ gia đình. Cán bộ Đoàn phải gương mẫu, làm trước để vận động thanh niên.
"Cán bộ Đoàn nói được thì phải làm được, dám nghĩ và dám làm để thanh niên họ thấy, họ nghe rồi mới tin tưởng và làm theo, còn nếu đến với thanh niên mà chỉ nói suông, hô hào khẩu hiệu thì không ai nghe, sao vận động vận động, tập hợp thanh niên đến với mình", chị Yến nói.
Học Bác ở tinh thần vượt khó, gương mẫu
Chia sẻ tại diễn đàn, chị Nguyễn Thị Tuệ, giáo viên Trường THPT Hoà Bình (huyện Chi Lăng, Lạng Sơn), gây ấn tượng với tinh thần vượt khó khi công tác ở địa bàn miền núi khó khăn nhưng nhiều năm liền là giáo viên dạy giỏi, có nhiều học sinh người dân tộc thiểu số giành giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
Trường THPT Hoà Bình là nơi học tập của học sinh 7 xã vùng cao núi đá khó khăn nhất huyện Chi Lăng. Trường mấy trăm em nhưng chỉ có 7 học sinh người Kinh, chủ yếu là người dân tộc Tày.
Diễn đàn số 5 tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam diễn ra sôi nổi với nhiều ý kiến thảo luận - Ảnh Hoàng Phan
Quê ở tỉnh Bắc Giang, nhận công tác ở miền núi Lạng Sơn, năm đầu tiên về trường, cô giáo Huệ được giao phụ trách ôn luyện học sinh giỏi. "Mình mới công tác, được giao trọng trách này thì rất lo, khi chọn học sinh thì càng lo hơn. Bản thân học sinh tự ti, rụt rè, các đội thi trước đây chưa bao giờ có giải, điểm đạt được chỉ tầm 3 - 4 điểm", chị Tuệ kể lại.
Vừa động viên, làm công tác tư tưởng cho học sinh, bản thân chị Tuệ tự mình mày mò tự tìm tòi nghiên cứu, xây dựng giáo án và phương pháp giảng dạy giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức.
Chị Tuệ cho rằng, để có "thành công nho nhỏ" trong nghề nghiệp hôm nay, bản thân luôn tâm niệm và học theo Bác ở tính tự học, kiên trì rèn luyện để nâng cao trình độ, đóng góp vào sự thay đổi chất lượng giáo dục ở vùng cao. Dù ở trường hay trong đời sống, giáo viên nêu gương, gương mẫu với học sinh thì phải thực hiện nghiêm túc "nói đi đôi với làm" hàng ngày.
"Các nhà trường thường kêu gọi hay ra quy định học sinh không dùng điện thoại di động trong lớp, không làm việc riêng nhưng trên lớp học nhiều giáo viên vẫn dùng, nghe điện thoại giải quyết việc riêng, muộn giờ lên lớp. Học sinh nhìn vào đấy sẽ khó mà tâm phục", cô Tuệ nói.
Theo Thanh niên
Bí quyết học giỏi của thủ khoa trường làng Không học trường chuyên, lớp chọn nhưng nhiều học sinh đã đạt thành tích học tập xuất sắc và đạt điểm cao tại kỳ thi THPT quốc gia năm nay. Nguyễn Thu Thủy (hàng đầu, thứ 6) và các bạn Trường THPT Kim Thành (Hải Dương). Ảnh: ITN Quan trọng là hứng thú và đam mê môn học Nhờ những nỗ lực trong...