Hai dấu hiệu nguy hiểm của bệnh tim xuất hiện khi đi bộ
Đi bộ là bài tập đơn giản, dễ dàng mà ai cũng có thể thực hiện. Thế nhưng khi đi bộ nếu gặp hai dấu hiệu sau đây mà không giải thích được nên đi khám ngay, vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về tim mạch nguy hiểm…
Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, gây ra gần 18 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới. Điều này bao gồm các tình trạng ảnh hưởng đến tim và hệ tuần hoàn như đột quỵ, bệnh tim mạch vành và suy tim.
Vì vậy, việc nhận ra những dấu hiệu cảnh báo trước khi quá muộn là rất quan trọng. Nhiều người trong chúng ta nhận thức được một số triệu chứng phổ biến nhất, chẳng hạn như đau ngực, nhưng những người khác lại không có triệu chứng rõ ràng.
Trong một số trường hợp, những triệu chứng này có thể xuất hiện ở những nơi khó xảy ra nhất – bao gồm cả ở chân. Có hai dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch có thể xuất hiện ở chân và càng rõ ràng hơn khi đi bộ. Đó là hiện tượng đau chân và sưng tấy.
Đau chân khi đi bộ có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch
1. Đau chân khi đi bộ
Video đang HOT
Tổ chức Tim mạch Anh (BHF) liệt kê đau chân là một trong những dấu hiệu chính của bệnh tim. Theo GS. David Newby, Đại học Edinburgh: Nếu bạn có cảm giác đau nhói, chuột rút ở bắp chân khi đang đi bộ, nên đến gặp bác sĩ, vì điều đó có thể là dấu hiệu của PAD (bệnh động mạch ngoại biên).
PAD cũng rất phổ biến nhất ở những người hút thuốc và những người mắc bệnh đái tháo đường.
Thông thường, nếu bạn nhận thấy cảm giác chuột rút đau đớn ở bắp chân khi đi bộ, có thể đổ lỗi cho khớp gối bị đau hoặc coi đó là dấu hiệu của sự lão hóa. Nhưng triệu chứng này có thể báo hiệu một tình trạng nghiêm trọng hơn, được gọi là bệnh động mạch ngoại biên hay PAD.
PAD xảy ra khi chất béo tích tụ làm tắc nghẽn các động mạch bên ngoài tim (phổ biến nhất là ở chân) và làm giảm lượng máu cung cấp đến bộ phận đó của cơ thể. Triệu chứng đặc trưng là đau chân xảy ra khi tập thể dục, được gọi là đau cách hồi không liên tục.
Sưng chân và mắt cá chân có thể là dấu hiệu của bệnh tim.
Cơ quan Dịch vụ y tế Quốc gia Anh (NHS) cho biết, sưng chân là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh suy tim. Về mặt y học, hiện tượng này được gọi là phù nề và nó cũng có thể xảy ra ở mắt cá chân. Tình trạng có thể tốt hơn vào buổi sáng và trở nên tồi tệ hơn vào cuối ngày.
Suy tim sung huyết khiến một hoặc cả hai buồng dưới của tim ngừng bơm máu tốt. Kết quả là máu có thể ứ lại ở chân, mắt cá chân và bàn chân, gây phù nề.
Phát hiện đột biến gene tạo máu liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim
Khả năng không có giới hạn hình thành các tế bào máu vô tính (CHIP) có liên quan với nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành tăng 42% ở 1.100 người mang CHIP so với những người không mang CHIP.
Ảnh minh họa.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã xác định được một nhóm đột biến gene có liên quan đến nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch vành (CHD).
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa JAMA Cardiology.
Trong một nghiên cứu với 6.181 người Trung Quốc, các nhà khoa học ở Bệnh viện Fuwai thuộc Viện Khoa học Y khoa Trung Quốc đã phát hiện ra rằng khả năng không có giới hạn hình thành các tế bào máu vô tính (CHIP) - sự hiện diện của một loại tế bào gốc gây ra bởi đột biến gây bệnh bạch cầu - có liên quan với nguy cơ mắc CHD tăng 42% ở 1.100 người mang CHIP so với những người không mang CHIP.
Họ cũng cho rằng nguy cơ mắc CHD tăng cao do những đột biến đó là không đáng kể.
Các nhà nghiên cứu cho biết kết quả này sẽ thúc đẩy việc chẩn đoán sớm và phòng ngừa cũng như điều trị bệnh tim mạch vành cho mỗi cá nhân.
Bệnh mạch vành là tình trạng khi các động mạch vành tải máu đến cơ tim bị hẹp hoặc cản trở do mảng bám chất béo và cholesterol tích tụ trên bề mặt của mạch máu, làm cho chúng trở nên cứng và hẹp đi theo thời gian. Điều này làm giảm sự linh hoạt của các mạch máu này, gây khó khăn trong việc máu lưu thông qua chúng.
Khi các triệu chứng mạch vành xuất hiện và tiến triển, cung cấp máu và oxy cho cơ tim trở nên kém hiệu quả, có thể gây ra đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim.
Hầu hết các cơn nhồi máu cơ tim xảy ra khi một cục máu đông đột ngột tạo cản trở ở các đoạn hẹp của mạch máu, gây ra tắc nghẽn và gây hại vĩnh viễn cho cơ tim.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường từ chế độ ăn giàu thực vật Việc thay thế một khẩu phần thịt chế biến mỗi ngày bằng một phần ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt hoặc đậu sẽ giúp giảm từ 23-36% nguy cơ bị đột quỵ, đau tim và bệnh tim mạch vành. Nghiên cứu cho thấy ăn nhiều hạt, đậu và ngũ cốc nguyên cám sẽ tốt hơn cho sức khỏe. (Ảnh: iStock) Mới đây,...