Hài cốt người khổng lồ 1,5 triệu tuổi, chưa rõ loài: lịch sử thay đổi
Bộ hài cốt của một cậu bé 9-12 tuổi vừa được khai quật tại Thung lũng Jordan (Israel) sẽ khiến chúng ta phải viết lại lý thuyết “Out of Africa” lâu đời.
Theo Acient Origins, nghiên cứu mới dựa trên bộ hài cốt đã lý giải vì sao các bằng chứng về thời điểm con người rời khỏi châu Phi thường không trùng khớp nhau: có vẻ tổ tiên chúng ta đã rời chiếc nôi loài người rất nhiều lần, trong đó 2 đợt cổ xưa nhất cách nhau vài trăm nghìn năm.
Hài cốt của cậu bé được khai quật ở di chỉ ‘ Ubeidiya, thuộc Thung lũng Jordan, chỉ bao gồm một đốt đốt sống hóa thạch 1,5 triệu tuổi, nhưng đủ tốt để viết lại một phần lịch sử cổ đại.
Đốt sống vừa khai quật ở các góc chụp khác nhau – Ảnh: Tiến sĩ Alon Barash/ Đại học Bar-Ilan
Đối chiếu với các mảnh hài cốt 1,8 triệu năm tuổi được phát hiện ở Georgia trước đó, nhóm nghiên cứu từ Đại học Bar-Ilan, Cao đẳng học thuật Ono, Đại học Tulsa và Cơ quan Cổ vật Israel kết luận rằng 2 làn sóng người đầu tiên rời khỏi châu Phi diễn ra 1,8 đến 1,5 triệu năm trước.
Trong đó, hài cốt của cậu bé vừa phát hiện – mang mã số UB 10749 – đại diện cho làn sóng thứ 2, đặc biệt gây chú ý.
Các kỹ thuật hiện đại đã giúp tái hiện các đặc tính cơ thể của cậu bé mới 9-12 tuổi khi qua đời, cũng như tính toán cậu sẽ như thế nào khi trưởng thành.
Kết quả cho thấy lúc lớn lên, cậu phải cao tới 1,98 m. Con số này hoàn toàn gây bối rối bởi hầu hết các loài người cổ đã biết đều thấp hơn chúng ta. Vì vậy, cậu bé này là một người khổng lồ kỳ lạ trong thế giới các loài người tuyệt chủng và các nhà khoa học vẫn chưa thể biết được cậu thuộc loài nào của chi Người (Homo) từng rất đa dạng.
Di chỉ ‘Ubeidiya – Ảnh: Tiến sĩ Omry Barzilai/ Cơ quan Cổ vật Israel
Cũng như làn sóng 1,8 triệu năm trước, cậu bé này đang cùng đồng loại di cư từ châu Phi đến châu Âu – châu Á.
Theo Daily Mail, quanh khu vực hài cốt bí ẩn được phát hiện, từ năm 1960-1999, các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều công cụ chặt, rìu tay… bằng đá lửa và đá bazan, cùng rất nhiều xương của các “quái thú” tuyệt chủng như cọp răng kiếm, ma mút, trâu khổng lồ…
Có vẻ như những chiến binh cổ đại này đã sống cùng và chết cùng các quái thú kỳ dị trong suốt cuộc di cư lịch sử.
Nhóm người đi xe đạp và chú chó đi qua một hồ nước thì đụng phải 'quái thú đầm lầy'
Quái thú đầm lầy này rốt cục là sinh vật gì?
Một chú chó đi cùng những người đi xe đạp qua một hồ nước tại Jaborandi - là một đô thị ở bang São Paulo của Brazil, thì bất ngờ bị một con trăn Nam Mỹ tấn công. Liệu số phận của chú chó sẽ ra sao?
Trăn Nam Mỹ giết mồi bằng lực siết của cơ bắp nên rất khó để gỡ nó ra khỏi nạn nhân. Rất may cho chú chó là những người đi xe đạp đã nỗ lực hết sức và giải cứu thành công sau một thời gian dài vật lộn với kẻ săn mồi.
Con trăn sau đó cũng được thả tự do. Đây là một con trăn xanh Nam Mỹ (danh pháp khoa học là Eunectes murinus), loài trăn lớn và nặng nhất thế giới. Chúng không có nọc độc như các loài trăn khác nhưng lại sở hữu sức mạnh cơ bắp có thể giết chết các con mồi lớn.
Con trăn xanh lớn nhất được ghi nhận dài đến 8,43 m và cân nặng 227 kilogram. Còn thông thường thì một con trăn Nam Mỹ sẽ dài khoảng 5 đến 5,21 m (con cái dài hơn con đực).
Giếng cổ với sợi dây xích kỳ bí có mùi máu tanh: Bên dưới trấn yểm một con "quái thú"? Người ta vẫn kể lại rằng họ nghe thấy những âm thanh kỳ lạ từ chiếc giếng cổ này. Với sự phát triển của thời đại và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các gia đình hiện nay đều có nước máy, chỉ cần mở vòi là có thể sử dụng nước bất cứ lúc nào. Nhưng đối với người xưa,...