Hai chị em sinh đôi vào đại học từ hàng bánh mì của mẹ
Thương bố mẹ sớm khuya vất vả, hai chị em động viên nhau học thật tốt. 12 năm miệt mài đèn sách, 2 chị em cùng vào đại học trong niềm tự hào của bố mẹ. Nhưng sau đó là bao nỗi lo toan…
Vui vẻ, hoạt bát và nhanh lẹ đó là ấn tượng khi tiếp xúc với hai chị em song sinh là Nguyễn Huế Trân và Nguyễn Mỹ Trân ở ấp ông Lãnh, xã Thuận Thới huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
Sinh ra trong một gia đình nghèo, tuổi thơ thường đau ốm, cha mẹ của hai bạn là Nguyễn Văn Vũ 48 tuổi và Lê Thị Hoàng 42 tuổi đã cầm cố 2 công đất của mình để mua sữa, thuốc men cho hai chị em từ lúc mới chào đời, cho đến nay không thể chuộc lại. Thấy hai con chăm học, cô chú Vũ đã đi vay 5 chỉ vàng để lo cho con ăn học, từ đó đến nay vàng và tiền lời chồng chất. Gia đình không đất đai, xin về ở đậu trong miếng đất của người anh ruột của vợ.
12 năm miệt mài đèn sách đã giúp 2 chị em Huế Trân và Mỹ Trân thực hiện được giấc mơ trở thành sinh viên sư phạm.
Chú Nguyễn Văn Vũ đang quằn quại trong cơn đau do viêm loét bao tử, chú thổ lộ: “Vợ chồng tôi đã khổ nhiều rồi, tôi không thể để con mình ra đời cực khổ như chúng tôi. Dù bất cứ hoàn cảnh nào tôi cũng lo cho con học đến nơi đến chốn”
Video đang HOT
Riêng Huế Trân và Mỹ Trân, cái nghèo khó không làm ảnh hưởng đến tinh thần hai bé. Đi học về là tiếp cha mẹ làm bánh bao đi bán. Một thời gian, mẹ bán bánh bao không có lời, chuyển sang bán bánh mì mướn ăn công. Thế là ngoài giờ học, hai bạn ấy ra chợ bán tiếp cho mẹ.
Trong 12 năm dài cấp 2, cấp 3 hai chị em đều là học sinh giỏi, khá trong học tập. Kỳ thi đại học vừa qua (2011) hai chị em đã trúng tuyển vào khối C, trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, trong đó một người đã thuộc hạng á khoa 18,5 điểm. Ngoài ra, cả hai còn đỗ vào trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TP Hồ Chí Minh.
Hai chị em tranh thủ thời gian rỗi phụ giúp mẹ bán bánh mì để kiếm tiền trang trải việc học.
Gia đình quá nghèo, không đất đai, nuôi một con học đại học quả là một hành trình gian khó của cả gia đình chú Vũ, cô Hoàng. Nay Mỹ Trân và Huế Trân đều đậu vào đại học TP Hồ Chí Minh là một vấn đề nan giải cho gia đình chú Vũ. Vả lại, ở vùng quê với một gia đình nghèo, ngày lo hai bữa ăn đã là khó, huống gì căn bệnh của chú phải tốn tiền mua thuốc men hằng ngày.
Việc chọn khối C, Trường đại học Sư phạm TP HCM, Huế Trân và Mỹ Trân ước mong sau này ra trường dễ xin việc làm và mong tìm việc làm mướn ngoài giờ học kiếm thêm tiền phụ cho việc học đỡ đần cho cha mẹ.
Trước mắt, hai bạn Huế Trân và Mỹ Trân không làm sao tránh khỏi lo âu vì không biết tiền đâu để trang trải vào việc ăn ở học hành cho mùa học tại TP Hồ Chí Minh. “Chúng tôi thấy thương hai cháu lắm nhưng mà nhiều gánh nặng phải lo quá, một lúc 2 đứa học đại học ở thành phố tốn kém quá, mà cả gia đình chỉ dựa vào cái hàng bánh mì lời chẳng đáng là bao này”, cô Lê Thị Hoàng thở dài.
Theo BĐVN
Tuyên dương hàng trăm tân sinh viên nghèo vượt khó
Mồ côi cha mẹ, lớn lên trong gia đình nghèo khó nhưng nhiều học sinh miền Trung đã nỗ lực học giỏi đỗ thủ khoa, á khoa, đạt điểm cao vào đại học. Sáng 28/8, 103 tân sinh viên nghèo đã được tỉnh Quảng Ngãi tuyên dương.
Tại buổi lễ, khoảnh khắc giao lưu với ba sinh viên Đinh Thị Thùy Sương, Võ Thị Huệ và Nguyễn Hữu Ấn đã khiến cả hội trường lặng đi vì xúc động.
Tân sinh viên ĐH Y Dược TP HCM Nguyễn Hữu Ấn quê ở huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) lạc quan làm thơ: "Hạnh phúc nào chẳng cần có những hy sinh. Thành công nào lại không cần gắng sức. Hạnh phúc chỉ nảy mầm khi ta nỗ lực. Hoài bão cuộc đời sáng rực ngày mai".
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Võ Văn Thưởng trao học bổng, tuyên dương tân sinh viên nghèo vượt khó, học giỏi. Ảnh: Trí Tín.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Võ Văn Thưởng chúc các tân sinh viên nghèo bước vào giảng đường gặt hái nhiều thành công. "Mong các em nỗ lực phấn đấu, dám ước mơ, quyết tâm học tập để sau này trở thành người con có ích cho gia đình, xã hội và cho đất nước", ông nói.
Từ ngày 24 đến 27/8, 280 tân sinh viên nghèo vượt khó học giỏi ở 4 tỉnh, thành gồm: Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, thành phố Đà Nẵng và Quảng Nam đã được tuyên dương, trao học bổng "Tiếp sức đến trường" năm 2011 với tổng giá trị 1,4 tỷ đồng.
Chương trình được địa phương, doanh nhân, nhà khoa học... ở TP HCM tài trợ.
Theo VNE
Thủ khoa ĐH Y Phạm Ngọc Thạch: "Mình chưa khi nào xếp thứ nhất" Vậy là sau rất nhiều những lo lắng, căng thẳng và áp lực của việc ôn luyện, kết quả kỳ thi Đại học 2011 đã được công bố. Cùng khám phá những bí kíp "bí truyền" của các thủ khoa nhé. Và người đầu tiên chúng tớ muốn giới thiệu cùng các bạn chính là Thủ khoa đại học Y Phạm Ngọc Thạch...