Hai chị em khuyết tật ở giảng đường sư phạm
Nguyễn Thị Tuyết Nhung (sinh viên năm cuối ngành giáo dục đặc biệt Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cùng em gái Nguyễn Thị Lan Anh ( sinh viên năm nhất khoa tâm lý) đều bị khuyết tật vận động ( viêm đa thần kinh bẩm sinh do gen).
Hai chị em Nguyễn Thị Tuyết Nhung và Nguyễn Thị Lan Anh (phải) ở ký túc xá Trường ĐH Sư phạm TP.HCM – Ảnh: DUYÊN PHAN
Từ Vĩnh Phúc, hai chị em vào TP.HCM để theo đuổi giấc mơ giảng đường. Với đôi tay co quắp, hai chân teo không thể tự di chuyển nhưng cả hai vẫn hằng ngày đón xe đến trường. Nhung cười tươi tắn và luôn cho rằng mình may mắn vì vẫn có ước mơ.
Nhung bảo có ước mơ và cố gắng thực hiện thì cuộc sống mới có giá trị. Và Nhung sắp chạm tay vào ước mơ trở thành cô giáo để có thể giúp đỡ những đứa trẻ khuyết tật khác.
Hai chị em ở ký túc xá Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trên đường Lạc Long Quân (Q.11, TP.HCM). Tình cờ một lần đến thăm, tôi bắt gặp Nhung đang loay hoay trang điểm trước khi đến trường. Đôi tay yếu ớt đang cố gắng cầm cọ, son môi để làm đẹp cho mình.
Nhung chia sẻ: “Mình không muốn khi nói về một người khuyết tật là nghĩ ngay đến những hình ảnh đau khổ, mệt mỏi, tự ti. Vì thế mình luôn cố gắng làm cho mình đẹp lên trong mắt người khác, muốn họ luôn nhớ tới mình với nụ cười xinh, gương mặt rạng rỡ và những năng lượng tích cực”.
Cô gái nhỏ Lan Anh cho biết chị gái chính là tấm gương, động lực để cô cố gắng đậu đại học. Nhà có ba chị em, sau Nhung và Lan Anh còn có một em trai đang học tiểu học cũng bị khuyết tật chức năng vận động.
Ý thức được hoàn cảnh gia đình và những khó khăn của bản thân, hai chị em cùng nỗ lực trong học tập. Nhờ vậy, Nhung nhiều năm liên tiếp nhận được học bổng của trường.
Khoảnh khắc rất con gái của Nhung trước khi ra đường. Nhung bảo bạn không muốn mọi người nghĩ người khuyết tật là buồn bã, đau khổ mà luôn tươi vui – Ảnh: DUYÊN PHAN
Video đang HOT
Sau giờ học ở trường, Nhung vội vàng đón xe về ký túc xá để học thêm ngoại ngữ buổi tối với sự giúp đỡ của bạn bè – Ảnh: DUYÊN PHAN
Nguyễn Thị Tuyết Nhung ngày ngày đến giảng đường nuôi dưỡng ước mơ làm cô giáo – Ảnh: DUYÊN PHAN
Hai chị em Nhung luôn vui vẻ và rất tự tin khi giao tiếp với mọi người – Ảnh: DUYÊN PHAN
Những ngày cuối cùng cha quý hơn ngàn trang sách...
Luôn tràn đầy năng lượng, hiện là giáo viên tại Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Vũng Tàu) với điểm IELTS 8,5/9 và là gương mặt dạy tiếng Anh có tiếng, Nguyễn Đình Bửu Tài (25 tuổi) đã trải qua một hành trình đầy sóng gió.
Thầy giáo Nguyễn Đình Bửu Tài - Ảnh: T.NGUYỄN
Những "bước ngoặt" khó quên
Tốt nghiệp ngành tiếng Anh tại Trường đại học Sư phạm TP.HCM, Bửu Tài lại là dân chuyên lý suốt thời phổ thông, từng tham gia nhiều kỳ thi cấp tỉnh và quốc gia. "Là dân lớp lý nhưng tôi khao khát được học tiếng Anh, môn học mà tôi đã không thể theo đuổi vì từng nghĩ rằng chỉ dành cho con nhà giàu. Việc thi rớt giải quốc gia môn lý giúp tôi nhận ra rõ hơn tình yêu cho ngoại ngữ".
Bửu Tài thi và đậu cùng lúc hai trường Đại học Sư phạm TP.HCM, Đại học Ngoại thương TP.HCM. Tự nhận "thời tuổi trẻ nông nổi", Bửu Tài chọn học cùng lúc cả ngôi trường, dẫu biết mọi thứ sẽ rất áp lực.
Sau đó, Tài quyết định rời ngôi trường Ngoại thương với sự tư vấn của gia đình. Quyết định này khiến nhiều người sửng sốt, nhưng anh coi đó là áp lực cần thiết để học thật tốt, để chứng minh sự trưởng thành của bản thân.
Sau khi tốt nghiệp năm 2017, Bửu Tài quay về thành phố biển, vừa giảng dạy tại Trường THPT Vũng Tàu, vừa theo học cao học giảng dạy tiếng Anh. Lúc tốt nghiệp cao học, anh cũng đồng thời đạt được điểm IELTS 8,5/9.
Bửu Tài vượt qua kỳ thi tuyển để trở thành giáo viên tiếng Anh tại ngôi trường cũ là THPT chuyên Lê Quý Đôn, điều mà anh cho rằng "một giấc mơ đẹp đã trở thành hiện thực".
Nguyễn Đình Bửu Tài (áo nâu) chụp hình lưu niệm cùng học sinh - Ảnh: T.NGUYỄN
Hành trình "chiến đấu" cùng cha
Tháng 9-2019, cha của Tài có dấu hiệu bất ổn về sức khỏe. "Đến lúc khám, bác sĩ cho biết tình trạng của cha tôi rất xấu, thời gian sống chỉ còn tính bằng tháng", Bửu Tài nhớ lại.
Và sau đó là hành trình anh "chiến đấu" với tử thần cùng cha. Tài thay mẹ chăm cho cha từ những điều nhỏ nhất từ bệnh viện này sang bệnh viện khác, "ăn và ngủ" cùng ông từ Việt Nam đến Singapore. Mẹ của Tài - một nhà giáo có tiếng của tỉnh và có ảnh hưởng lớn đến tính cách của anh - lo bươn chải để chữa bệnh cho chồng
Đó là khoảng thời gian tăm tối nhất, vì với Bửu Tài không có gì kinh khủng bằng việc phải đối mặt với sự thật là mình đang chứng kiến cha khó nhọc với từng hơi thở, đang bất lực dần rời xa người bạn, đồng thời là người thân nhất của mình.
"Lúc đó tôi chợt vỡ ra một điều: cha mẹ sẽ không luôn ở đó với mình. Trước đó tôi cứ nghĩ mặc nhiên ông sẽ ở bên cạnh tôi ít nhất 10-20 năm nữa. Tôi buồn và suy sụp, may mà tôi tìm nghe được nhiều bài nói chuyện ý nghĩa trên podcast, và tôi cũng tìm cách tập thể dục trên sàn trong hoặc trước cửa phòng bệnh để tâm trạng được vực dậy. Không có sự hỗ trợ từ mẹ, sách và thể dục, tôi có thể đã phát điên", Bửu Tài chia sẻ.
Cha của Tài rời xa mọi người vào một buổi chiều tháng 2-2020.
Trang sách quý nhất
Điều khiến Bửu Tài ngạc nhiên nhất là cha anh luôn điềm tĩnh từ lúc nhận được thông báo của bác sĩ đến những phút cuối cùng.
"Trước khi sức khỏe yếu hẳn, ông vẫn kịp dạy tôi chạy xe, chuẩn bị hết giấy tờ cần thiết cho gia đình, dặn tôi phải thay ông chăm sóc mẹ thật tốt, thường xuyên ăn cơm cùng mẹ, và nhất là tôi phải luôn khiêm tốn và không ngừng cố gắng để tốt hơn mỗi ngày. Làm sao ông có thể bình thản như vậy khi biết mình sắp chết?", Bửu Tài tự hỏi.
Bửu Tài trong một tiết dạy - Ảnh: T.NGUYỄN
Ngồi lần giở rất nhiều trang sách đã đọc, đã nghe trên podcast, Bửu Tài vẫn cho rằng những tháng ngày cuối cùng bên cạnh cha giúp anh "vỡ" ra và học được hơn hết thảy.
Thời tuổi trẻ, chúng ta thường dành thời gian cho công việc, bạn bè và đam mê cá nhân, ít để ý là những người thân nhất có thể ra đi bất cứ lúc nào. Giờ tôi nhận ra, hãy luôn dành cho nhau những bữa cơm gia đình, những lời tử tế và sự quan tâm để sau này ký ức không trở thành nuối tiếc.
BỬU TÀI
Với Bửu Tài, bài học lớn nhất anh học được từ người cha đáng kính là con người ai rồi cũng sẽ chết. "Cha không sợ cái chết mà sợ nhất là một cuộc đời vô nghĩa, kế đến là khi mất mà không có ai bên cạnh", những lời thủ thỉ cuối cùng từ người cha từng được đi nhiều, và được nhiều đồng nghiệp, gia đình kính trọng chưa bao giờ thôi văng vẳng bên tai người thầy 9X, trở thành "kim chỉ nam" của anh.
Truyền lửa cho trò qua những tiết Ngữ văn sáng tạo Thầy giáo Đỗ Đức Anh, giáo viên Ngữ văn, Trường THPT Bùi Thị Xuân (Quận 1, TP.HCM) đã "biến hoá" đầy sáng tạo bài giảng của mình để mang đến cho trò những bài học thú vị, hấp dẫn và hiệu quả. Thầy Đỗ Đức Anh trong buổi ra mắt cuốn sách Có thư trên bậu cửa. Ảnh: Quyên Nguyễn Dạy học theo...