Hai cậu học trò tận cùng của nghèo khổ cùng dắt tay vào trường quân đội
Hai cậu học trò nghèo đồng cảnh ngộ đã cùng gặp gỡ ở ngày vinh danh diễn ra tại nhà văn hóa của xóm trước khi cùng nhập học vào trường quân đội.
Tối 20/8, Đoàn thanh niên và Hội khuyến học đã tổ chức buổi lễ trao quà “Tiếp sức đến trường” cho hai học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại nhà văn hóa xóm 2, xã Thanh Nho, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
Cả hai em đều là học sinh của trường Trung học phổ thông Thanh Chương 3 và cùng thi đậu vào trường quân đội.
Trần Đình Xuân Sang và Trần Tuấn Vũ trong buổi lễ trao quà “Tiếp sức đến trường”. (Ảnh: H.Đ)
Hai em tân sinh viên được xướng danh, gồm: Trần Đình Xuân Sang và Trần Tuấn Vũ.
Hoàn cảnh em Trần Đình Xuân Sang rất éo le. Mẹ của Sang mất lúc em mới 3 tuổi do bị căn bệnh ung thư máu.
Người cha phải đi làm thuê kiếm sống khắp nơi. Cha đi thêm bước nữa để mong cuộc sống có bàn tay của phụ nữ đỡ đần cho con nhưng chỉ được 2 năm thì ly hôn.
Video đang HOT
Năm 2015, cha Sang tiếp tục lấy vợ kế và sinh em gái bị dị tật bẩm sinh. Cuộc sống gia đình Sang lại càng chồng chất thêm khó khăn. Cũng không lâu sau, gia đình Sang lâm vào cảnh ly tán.
Cha của Sang bỏ đi làm ăn xa rồi liên tục bị tai nạn nên người thân không biết hiện nay đang ở đâu? Sang trở thành đứa trẻ không cha mẹ.
Năm 2016, bà nội của Sang đã qua đời vì căn bệnh ung thư. Ông nội Sang già yếu lại bệnh tật triền miên. Trong nỗi khó khăn đó, ông bà nội đã dang tay để bảo bọc đứa cháu côi cút. Sang một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu và cắt cỏ để phụ giúp ông bà nội.
Khắc ghi lời ông bà dạy, Sang luôn cố gắng học tập để vượt lên hoàn cảnh. Sự cố gắng của cậu học trò mồ côi được đến đáp bằng kết quả học tập là những năm học phổ thông đều đạt danh hiệu học sinh tiên tiến, học sinh giỏi.
Trong kỳ thi Quốc gia 2019, Sang đã trúng tuyển vào trường Học viện Phòng không Không quân với 23,5 điểm. Gia cảnh túng thiếu, Sang không có tiền để làm kinh phí đến trường nhập học nên phải bán hết sách cũ và gom góp được 80.000 đồng.
Ngày 23/8, Sang phải hoàn tất thủ tục nhập học theo quy định.
Vẫn ở vùng quê hiếu học xã Thanh Nho, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, tân sinh viên Trần Tuấn Vũ cũng là trường hợp tương tự.
Vũ là con đầu của một gia đình nông thôn có ba anh em. Cha Vũ là ông Trần Đình Ngọ bị tai nạn 2 lần dẫn đến tàn tật vĩnh viễn. Ông Ngọ mất khả năng lao động.
Mọi chi phí sinh hoạt của gia đình đã đặt lên đôi vai người mẹ của người mẹ gầy gò, ốm yếu. Vũ thương mẹ vất vả nuôi ba anh em nên ngoài giờ học còn phụ mẹ lo việc đồng áng.
Tuổi chưa kịp lớn nhưng việc nhà và chăm sóc 2 người em đã phải nhỏ hơn ý chí của cậu bé nghèo. Trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm học 2018 – 2019, Vũ cùng lúc đạt 2 giải, gồm: Giải Nhì môn Lý và giải Ba môn Hóa.
Bước vào kỳ thi Quốc gia, Vũ tự tin làm bài tốt tất cả các môn và đã đậu vào trường Học viện Kỹ thuật Quân sự với 26,95 điểm.
Niềm vui đậu đại học của Sang và Vũ đã là niềm vui chung của dòng họ và xóm làng. Các em đã đặt được một chân vào con đường đời bằng ngưỡng cửa đại học nhưng sẽ phải trải qua nhiều gian nan.
Sang và Vũ quẳng gánh bước vào giảng đường đại học là ở phía sau còn miệng ăn của những người em đang tuổi đi học, của người mẹ bệnh tật tảo tần sớm hôm.
Hồ Đông
Theo giaoduc.net
Hướng nghiệp sớm, nâng chất lượng tuyển sinh quân sự
Là tỉnh biên giới, mặt bằng dân trí không đều, song thời gian qua, Ban Tuyển sinh quân sự (TSQS) tỉnh Sơn La có nhiều giải pháp hướng nghiệp, nâng chất lượng về công tác này.
Mới hơn 7 giờ, sân Trường THPT Tô Hiệu, TP Sơn La, tỉnh Sơn La đã khá nhộn nhịp bởi sự có mặt của hơn 1.000 học sinh năm cuối cấp của Trường Phổ thông Dân tộc nội trú và các trường THPT: Tô Hiệu, Nguyễn Du, Chiềng Sinh, Chu Văn An, Trường Chuyên của tỉnh tham dự buổi tư vấn hướng nghiệp TSQS năm 2019 do Ban TSQS Bộ Quốc phòng tổ chức.
Sinh viên Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội giao lưu với học sinh Trường THPT Tô Hiệu, TP Sơn La, tỉnh Sơn La.
Trò chuyện với chúng tôi, em Nguyễn Thị Khánh Huyền, học sinh Lớp 12A4, Trường Chuyên tỉnh Sơn La, cho biết: "Ngay từ năm lớp 10, em đã bắt đầu tìm hiểu về các học viện, nhà trường quân đội thông qua trang thông tin điện tử, sách, báo và xác định sẽ thi vào Học viện Kỹ thuật Quân sự. Em biết đây là trường thuộc tốp đầu trong các trường đại học quân sự, vì thế để thi đỗ vào trường là chuyện không hề đơn giản. Tuy nhiên, thời gian qua, em đã rất nỗ lực và chủ động tìm hiểu thêm thông tin liên quan. Hôm nay được cán bộ Ban TSQS Bộ Quốc phòng về tận trường tư vấn, giải đáp cụ thể từng vấn đề, đồng thời có những định hướng rất hữu ích nên em và các bạn cũng yên tâm hơn...".
Tận mắt chứng kiến buổi tư vấn hướng nghiệp TSQS tại Trường THPT Tô Hiệu, chúng tôi thấy sự hào hứng, phấn khởi hiện rõ trên từng khuôn mặt của học sinh. Đoàn công tác đã dành cả buổi sáng để trả lời các câu hỏi của học sinh. Cả sân trường mỗi lúc một thêm sôi động bởi hàng loạt câu hỏi liên quan đến chế độ ưu tiên, cách chọn trường, chọn ngành, điểm trúng tuyển, đầu ra của học viên các học viện, nhà trường quân đội... Lần lượt những câu hỏi đặt ra đều được cán bộ Ban TSQS Bộ Quốc phòng giải đáp rõ ràng, chi tiết.
Trong 3 năm (2016-2018), toàn tỉnh Sơn La có 1.166 thí sinh thi và xét tuyển vào các học viện, nhà trường quân đội, kết quả có 78 thí sinh trúng tuyển, đạt 6,68%. Chia sẻ những hạn chế về số lượng, chất lượng thí sinh dự thi, xét tuyển vào các trường quân đội thời gian qua, ông Phạm Văn Thủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban TSQS tỉnh Sơn La cho rằng: "Có nhiều nguyên nhân; cùng với yêu cầu về học lực, các trường trong quân đội cũng có những tiêu chí đặc thù về chiều cao, sức khỏe mà những yếu tố ấy nhiều khi không phải là thế mạnh của con em vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền về TSQS chưa thực bài bản, thấm sâu để các tầng lớp nhân dân, học sinh nhận thức đúng các chủ trương, chính sách, quan điểm của Đảng, Nhà nước, quân đội về công tác quan trọng này".
Để từng bước khắc phục những hạn chế này, theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Sơn La: Công tác tuyên truyền hướng nghiệp phải được thực hiện có chiều sâu và sớm hơn. Cụ thể, ngay khi bước vào năm đầu của bậc THPT, học sinh cần phải được tuyên truyền nhiều về hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ và các nhà trường quân đội. Cùng với đó, ban TSQS các cấp phải có chủ trương xây dựng kế hoạch tuyên truyền theo lộ trình, phân luồng tới từng học sinh, tuyên truyền một cách có hệ thống chứ không phải đợi đến đầu năm cuối cấp, hay đầu học kỳ 2 của lớp 12 mới tổ chức tuyên truyền...
Chia sẻ về tiến trình công tác TSQS của tỉnh, Đại tá Hoàng Mạnh Long, Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh Sơn La cho biết: "Ngay từ giữa tháng 3-2019, khi có hướng dẫn của trên, Ban TSQS tỉnh đã phát hành hồ sơ sơ tuyển, tài liệu "Những điều cần biết về TSQS vào đào tạo đại học, cao đẳng trong các trường quân đội", tài liệu "Hỏi-đáp về công tác TSQS vào các trường quân đội" tới 12 huyện, thành phố và 56 trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên trong toàn tỉnh... Theo kế hoạch chung của Ban TSQS Bộ Quốc phòng, thời gian sơ tuyển tại tỉnh Sơn La năm nay sẽ tiến hành đến ngày 25-4-2019. Hiện là thời gian cao điểm tổ chức sơ tuyển, làm thủ tục hồ sơ dự tuyển vào các trường quân đội, Ban TSQS các huyện, thành phố trong tỉnh tiếp tục tổ chức hướng dẫn viết kê khai hồ sơ, đối chiếu ảnh với người thực, thu và ký xác nhận hồ sơ theo đúng quy trình, bảo đảm chặt chẽ, chất lượng với từng thí sinh. Cùng với nâng cao hiệu quả của hoạt động TSQS ở các cấp, Ban TSQS tỉnh cũng chỉ đạo làm tốt công tác hướng dẫn thí sinh đăng ký sơ tuyển, kê khai đối chiếu, xác nhận hồ sơ theo đúng quy trình, hạn chế thấp nhất việc loại trả hồ sơ kê khai không đúng quy định...".
Bài và ảnh: DUY ĐÔNG
Theo qdnd
Dự thảo tuyển sinh đào tạo dân sự trong trường Quân đội Bộ Quốc phòng đang dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội; trong đó, quy định cụ thể về tuyển sinh đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (đào tạo dân sự). Ảnh minh họa - Internet Theo dự thảo, các trường...