Hai ‘cậu bé Vàng’ Olympic Vật lí Quốc tế
6h30, sân bay Nội Bài tràn ngập hoa và niềm tự hào. Theo PGS.TSKH Nguyễn Thế Khôi, Trưởng đoàn dẫn HS Việt Nam dự kỳ thi Olympic Vật lí quốc tế: “Đây là thành tích cao nhất của đoàn Việt Nam trong những năm gần đây”.
Có được thành tích này, theo thầy Khôi: “Năm nay có điểm mới khi HS thi quốc tế thành phần lại là những em vừa tham dự kỳ thi Vật lí châu Á. Chúng ta có thêm thời gian để huấn luyện cho các em. Nhờ được đầu tư, quan tâm kịp thời mà kỹ năng thực hành, thí nghiệm của học sinh đã tốt hơn…”
Đinh Ngọc Hải (bên phải) chụp chung với anh trai Đinh Ngọc Dũng tại sân bay Nội Bài sáng 25/7
Ngô Phi Long, Trường THPT Chuyên Sơn La: “Giỏi từ trong nôi”
Đón Long ở sân bay ngoài thầy cô, bạn bè và đại gia đình – còn có Phó Chủ tịch tỉnh Sơn La Nguyễn Ngọc Toa. Nét mặt ai cũng hân hoan. Khi có người hỏi về Long có đến vài người trả lời “Ngô Phi Long đam mê và giỏi bộ môn khoa học tự nhiên này một phần quan trọng bởi em sinh ra trong gia đình của những người giỏi Vật lí”.
Cả bố và mẹ em hiện đều là giáo viên dạy Vật lí của Trường THPT Chuyên Sơn La. Trong chuyến đi thi đấu quốc tế tại E-xtô-ni-a, Long có nguồn động viên lớn lao khi bố em cũng là thành viên (quan sát viên) trong đoàn.
Là học sinh của lớp chuyên Toán nhưng Long lại tập trung hơn vào Vật lí. Mẹ em, cô Trần La Giang cũng là giáo viên dạy em cho biết: “Từ nhỏ Long thích Vật lí nhưng gia đình định hướng cho cháu vào chuyên Toán vì muốn con hoàn thiện hơn”.
Hết lớp 9, thi vào lớp 10 – Long đỗ cùng lúc hai trường: chuyên Vật lí của Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) và chuyên Toán của Trường THPT Chuyên Sơn La.
Phần vì lo con xa nhà từ quá sớm, phải tự lập phần vì muốn con đi theo hướng cân bằng giữa các bộ môn nên vợ chồng chị Giang quyết định cho con học ở tỉnh nhà. Hơn nữa, như chị Giang tâm sự: “Tôi nghĩ ở Sơn La cháu hoàn toàn có môi trường để vươn tới thành công”.
Video đang HOT
Long nói: “Toán học là công cụ quan trọng giúp cho em đến với Vật lí dễ dàng và đạt được thành tích cao. Em cảm ơn bố mẹ vì sự định hướng đó”.
Giải quốc gia là trong tầm tay nhưng chị Giang không đặt nặng áp lực thành tích và kỳ vọng ở giải quốc tế đối với con trai. Thế nên chị và Long cũng ít nhiều bất ngờ về việc con mang HC Vàng về cho quê hương.
Phó Chủ tịch tỉnh Sơn La Nguyễn Ngọc Toa vui mừng cho biết: “Chưa bao giờ tỉnh Sơn La có học sinh đi thi quốc tế, giành giải cao như vậy”.
Đam mê lớn nhất của cậu học trò này là đọc sách. “Ngoài tài liệu về Vật lí cháu còn thích đọc các loại sách tri thức như Bách khoa toàn thư, sách khám phá,…Thế nên trước khi được đi thi quốc tế, Long thích thi Đường lên đỉnh Olympia. Cháu đã đăng ký và nộp đơn rồi nhưng đợt đó muộn nên chưa kịp tham gia” – cô Giang nói về con trai
Nói về thì tương lai, Phi Long cho biết: “Trước mắt em sẽ tiếp tục học để năm sau có thể tham gia vào đổi tuyển Olympic Vật lí quốc gia. Dù sau này có đi học trong nước hay nước ngoài em sẽ theo ngành nghiên cứu Vật lí”.
Đinh Ngọc Hải, học sinh lớp 12 Trường THPT Chuyên Biên Hòa (Hà Nam): “Bố mẹ không bất ngờ”
Qua những lần con đi thi khu vực, rồi thi quốc gia,….chứng kiến sự tự tin và kiến thức của con nên chú Đinh Văn Điểu tâm sự: “mình không bất ngờ trước tấm HC Vàng mà cậu con trai Đinh Ngọc Hải đạt được.”
Em Đinh Ngọc Hải
Giải thưởng lần này của Hải càng thêm ý nghĩa bởi sau 17 năm tách tỉnh, Hà Nam mới lại có học sinh đi thi quốc tế và xuất sắc giành HC Vàng.
Mẹ làm ngân hàng, bố là kỹ sư xây dựng nhưng các con của vợ chồng cô chú Điểu không ai chọn theo nghề của bố mẹ. Anh trai của Hải – Đinh Ngọc Dũng năm 2011 cũng cùng em trai giành giải Nhì kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia (HSG QG) Vật lí và hiện đang học Sư phạm Vật lí tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Dự định của em là học thêm tiếng Anh và đi du học tại Trường ĐH Quốc gia Singapore. Hiện, Hải đang chờ kết quả thi Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (ngành Tự động hóa)
“Học gì và làm gì đều phải có đam mê và thực sự ham thích mới có thành công…” – đó là lời khuyên gia đình luôn dành cho Hải.
Theo VNN
Đề thi cao đẳng cũng ra theo hướng mở
Ngày 14/7, thí sinh cả nước sẽ tiếp tục tham dự kỳ thi cao đẳng. Năm nay kỳ thi này vẫn tiếp tục theo phương thức "ba chung" nhưng có nhiều cải tiến liên quan đến quyền lợi sĩ tử.
Trong 2 đợt thi ĐH, thí sinh quan tâm đến cách ra đề thi mở của Bộ GD&ĐT. Theo lãnh đạo Bộ, khuynh hướng này cũng có ở kỳ thi CĐ sắp tới
Đề cập đến những vấn đề nóng
Trao đổi về hướng ra đề trong kỳ thi CĐ sắp tới, ông Trần Văn Nghĩa - Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng GD - cho biết: "Quan điểm chung của Bộ là đề thi bám sát chương trình phổ thông, chủ yếu là chương trình lớp 12, đảm bảo kiểm tra kiến thức cơ bản, khả năng vận dụng và kỹ năng thực hành của thí sinh. Đề thi phải đạt yêu cầu phân loại được trình độ học lực của học sinh. Với nguyên tắc đó, đề thi sẽ ra để đảm bảo những học sinh trung bình, trung bình khá có thể làm được khoảng từ 4-6 điểm, học sinh khá có thể được 6, 7 điểm còn để đạt được điểm 8, 9, 10 phải là học sinh có học lực giỏi".
Trả lời câu hỏi về việc đề thi có tiếp tục ra theo hướng mở hay không, ông Nghĩa nói: "Đề thi mở là hướng được xác định nhiều năm và sẽ tiếp tục được thực hiện để tránh học sinh học vẹt, học tủ. Những đề thi mở cũng sẽ đề cập đến những vấn đề nóng của xã hội mà học sinh quan tâm".
Nhiều cơ hội xét tuyển
Ông Bùi Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH - cho biết: "Điểm mới của kỳ thi năm nay là các trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm xét tuyển. Căn cứ điểm sàn và chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định, các trường không hạn chế số đợt xét tuyển, không quy định điểm trúng tuyển đợt sau cao hơn đợt trước, trên nguyên tắc: Điểm trúng tuyển chưa nhân hệ số không thấp hơn điểm sàn bảo đảm chỉ tiêu đã xác định và thời hạn kết thúc xét tuyển là ngày 30/11 hằng năm".
Như vậy, thí sinh dự thi CĐ theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT, nếu không trúng tuyển vào trường đã đăng ký nguyện vọng thì được trường tổ chức thi cấp 2 giấy chứng nhận kết quả thi CĐ. Thí sinh được quyền sử dụng giấy chứng nhận gốc hoặc bản sao công chứng để xét tuyển tùy theo quy định của từng trường.
Về việc những thí sinh tham gia kỳ thi này, nếu không trúng tuyển nguyện vọng 1 mà có điểm đạt mức tối thiểu (điểm sàn của kỳ thi CĐ) thì có được tham gia xét tuyển vào hệ CĐ của các trường ĐH hay không, ông Bùi Anh Tuấn thông tin: "Thí sinh dự thi CĐ theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT, nếu không trúng tuyển theo nguyện vọng đã ghi trong hồ sơ đăng ký dự thi, có kết quả thi từ mức điểm tối thiểu quy định trở lên (không có môn nào bị điểm 0), được sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi CĐ để đăng ký xét tuyển vào các trường CĐ hoặc hệ CĐ của các trường ĐH còn chỉ tiêu xét tuyển, cùng khối thi và trong vùng tuyển quy định".
Như vậy thí sinh có điểm sàn kỳ thi CĐ sẽ có cơ hội được xét tuyển vào hệ CĐ của các trường ĐH. Tuy nhiên trên thực tế những năm thi chung, nhiều trường ĐH chỉ lấy nguồn tuyển là những thí sinh tham gia thi ĐH.
Về việc như vậy có khiến thí sinh thi CĐ bị thiệt, một cán bộ của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục cho hay việc xét tuyển đối tượng thí sinh nào sẽ do các trường quyết định. Bộ chỉ quy định: Đối với một trường CĐ, hoặc hệ CĐ của trường ĐH nếu còn chỉ tiêu xét tuyển thì các trường thông báo điều kiện nhận hồ sơ trong đó phải công bố đối tượng xét tuyển là những thí sinh nào. Căn cứ trên chỉ tiêu, hội đồng tuyển sinh của trường sẽ xác định mức điểm trúng tuyển cho từng đối tượng.
Tuy nhiên, thí sinh cần lưu ý giấy chứng nhận kết quả thi ĐH được dùng để xét tuyển vào các trường ĐH và CĐ có cùng khối thi, trong vùng tuyển. Còn giấy chứng nhận kết quả thi CĐ thì chỉ được dùng xét tuyển vào các trường CĐ có cùng khối thi, trong vùng tuyển và còn chỉ tiêu, hoặc hệ CĐ của các trường ĐH còn chỉ tiêu, cùng khối thi và trong vùng tuyển đã được các trường công bố công khai.
Nhiều biện pháp ứng phó quy định mang máy ghi âm, ghi hình Theo quy chế tuyển sinh đã được Bộ GD&ĐT sửa đổi, năm nay Bộ có chủ trương khuyến khích thí sinh, những người tham gia công tác tuyển sinh và quần chúng nhân dân phát hiện và tố giác những hành vi vi phạm quy chế tuyển sinh. Trong 2 đợt thi ĐH, các trường ĐH có nhiều cách ứng phó với quy định cho phép thí sinh mang máy ghi âm, ghi hình, máy ảnh chỉ có chức năng ghi thông tin, không được truyền thông tin ra ngoài phòng thi. PGS-TS Bạch Văn Hợp - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - cho biết: "Nếu phát hiện thí sinh nào mang các thiết bị này vào, cho dù nằm trong danh mục cho phép, trường cũng đề nghị thí sinh đó ở lại phòng thi, đến hết giờ thi mới được ra ngoài". Thạc sĩ Trịnh Minh Huyền - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng - nêu rõ: "Trường có yêu cầu thí sinh kê khai tính năng của thiết bị nếu có ý định sử dụng trong phòng thi và làm cam kết là đã hiểu về quy chế của Bộ GD-ĐT". Trong khi đó, PGS-TS Mai Hồng Quỳ cũng cho hay mỗi điểm thi của trường đều được tăng cường 2 kỹ thuật viên công nghệ thông tin để giám sát chuyện này. Giám thị chỉ có nhiệm vụ coi thi và khi phát hiện có thí sinh sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình sẽ báo với giám sát để kiểm tra. Trường cũng nhắc nhở thí sinh nữ búi tóc cao để hạn chế việc đeo tai nghe của các thiết bị này.
Theo Thanh Niên
TP.HCM tuyển hơn 800 giáo viên tiếng Anh Sáng 18-5, Sở GD&ĐT TP.HCM đã tổ chức sơ kết và triển khai kế hoạch thực hiện đề án phổ cập và nâng cao năng lực tiếng Anh cho học sinh năm học 2012-2013. Theo báo cáo, hiện nay TP đang áp dụng năm chương trình giảng dạy tiếng Anh trong trường học gồm: tiếng Anh bắt buộc, tự chọn, tăng cường, thí...