Hai binh sỹ hải quân Mỹ bị cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc
Cơ quan công tố liên bang Mỹ vừa công bố hai vụ bắt giữ gián điệp liên tiếp trong những ngày qua.
Căn cứ hải quân San Diego của Mỹ. Ảnh: Getty Images
Cơ quan công tố liên bang Mỹ ngày 3/8 cho biết, hai binh sỹ hải quân ở California đã bị truy tố vì bị cáo buộc chia sẻ bí mật quân sự nhạy cảm, bao gồm thông tin về các hệ thống vũ khí và vị trí tàu, với các nhân viên tình báo Trung Quốc.
Cụ thể, đây là hai vụ việc riêng rẽ, trong đó một thủy thủ có tên là Jinchao “Patrick” Wei, sinh ra ở Trung Quốc và nhập quốc tịch Mỹ, đã bị bắt hôm 2/8 khi anh ta đến làm việc với vai trò là thợ máy tại Căn cứ Hải quân San Diego. Nghi phạm còn lại, sĩ quan Wenheng “Thomas” Zhao, làm việc tại căn cứ Hải quân Ventura County, phía bắc Los Angeles, trước khi bị bắt.
Các công tố viên không cho biết liệu hai trường hợp này có liên quan đến nhau hay liệu họ có liên quan đến cùng một “sĩ quan tình báo” bị nghi ngờ của Trung Quốc hay không.
Video đang HOT
Wei, 22 tuổi, bị buộc tội âm mưu gửi thông tin quốc phòng cho một đặc vụ của Trung Quốc, trong đó có hình ảnh và video về tàu USS Essex, cũng như những thông tin chi tiết về các hệ thống vũ khí khác nhau và vị trí của một số tàu quân sự. Nghi phạm này cũng bị cáo buộc cung cấp cho điệp viên Trung Quốc hàng chục hướng dẫn kỹ thuật và cơ khí, cũng như hình ảnh về thiết bị quân sự liên quan đến một cuộc tập trận quân sự quốc tế sắp diễn ra.
Trong khi đó, Zhao, 26 tuổi, bị buộc tội nhận hối lộ để cung cấp bí mật quân sự của Mỹ, bao gồm hình ảnh sơ đồ điện và bản thiết kế của một hệ thống radar tại một căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản, cho một đặc vụ Trung Quốc đang đóng giả làm nhà nghiên cứu hàng hải. Nghi phạm cũng đã gửi cho đối tác của mình những bí mật về sự di chuyển và địa điểm của lực lượng Hải quân trong một cuộc tập trận sắp tới ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Anh này phải đối mặt với hình phạt tối đa là 20 năm tù, nếu bị kết tội.
Các vụ bắt giữ diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh. Tháng trước, Giám đốc CIA William Burns nói tại một hội nghị an ninh ở Colorado rằng cơ quan này đang xây dựng lại một mạng lưới đặc vụ ở Trung Quốc.
Phản ứng trước thông tin trên, Bắc Kinh tuyên bố sẽ “thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia” chống lại các mạng lưới gián điệp của Mỹ. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cũng cáo buộc Washington “truyền bá thông tin sai lệch về cái gọi là ‘gián điệp và tấn công mạng của Trung Quốc’” để che đậy cho các hoạt động gián điệp của chính họ.
Tàu hàng từ Israel 'phớt lờ' lệnh phong tỏa của Nga ở Biển Đen
Một tàu dân sự treo cờ Israel đã "công khai thách thức" sự phong tỏa của Nga đối với các cảng Biển Đen ở Ukraine và tiến vào nhánh sông Danube của Ukraine.
Tuy nhiên, chiếc tàu này đã được một số máy bay tuần tra của NATO giám sát.
Một tàu chiến Nga ở Biển Đen. Ảnh: Reuters
Truyền thông Israel và quốc tế (Jerusalem Post, allisrael.com, Pravda) ngày 2/8 đồng loạt đưa tin tàu chở hàng Ams1 đã trở thành tàu đầu tiên vượt qua sự phong tỏa của Nga đối với các cảng của Ukraine ở Biển Đen, kể từ khi Moskva rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc.
Ams1, đăng ký tại Sierra Leone, đã rời cảng phía Nam của Israel ở Ashdod và đi thẳng đến Ukraine, rất có thể sẽ đến cảng Izmail. Theo sau Ams1 của Israel là Sahin 2 và Yilmaz Kaptan cắm cờ của Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ/Gruzia cũng tiến vào Biển Đen trong khi công khai thông báo rằng Ukraine là điểm đến của họ.
Các phương tiện truyền thông trên cho rằng tàu Ams1 đã tuyên bố đích đến và băng qua Biển Đen trên một tuyến đường trực tiếp. Nó tiến vào sông Danube bất chấp những lời cảnh báo của Nga rằng các tàu nước ngoài đi tới các cảng Ukraine sẽ được coi là tàu chở hàng quân sự tiềm năng.
Các con tàu trên được máy bay tuần tra P-8 của Hải quân Mỹ, máy bay không người lái RQ-4 của Không quân Mỹ và máy bay cảnh báo sớm E-3 của NATO giám sát chặt chẽ, tờ Forbes đưa tin.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh có trụ sở ở Washington, DC lưu ý: "Các báo cáo về việc 3 tàu dân sự đi đến Ukraine mà không bị cản trở có thể cho thấy rằng Nga không sẵn sàng hoặc không thể chặn để thực hiện các cuộc kiểm tra vào thời điểm này".
Tờ báo Actualno của Bulgaria cũng nêu rõ: "Các hình ảnh giám sát tàu được công bố cho thấy ba tàu dân sự tuyên bố điểm đến của họ ở Ukraine thông qua Hệ thống nhận dạng tự động (AIS) và đến đó mà không bị Hạm đội Biển Đen của Nga chặn lại và lục soát. Các lực lượng Nga rõ ràng không không thể dùng vũ lực ngăn chặn và khám xét các tàu trung lập đang trên đường tới Ukraine qua Biển Đen".
Vào ngày 17/7, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố đình chỉ thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen với Ukraine. Ngày 19/7, Bộ Quốc phòng Nga thông báo rằng tất cả các tàu, bất kể mang cờ nước nào, đi đến các cảng Ukraine từ nửa đêm ngày 20/7 sẽ bị coi là tham gia vào một cuộc xung đột quân sự.
Sau các cuộc tấn công vào cảng Biển Đen chính của Ukraine ở Odessa trong tháng 7, Kiev phải tìm đến các cảng nhỏ hơn trên sông Danube như một tuyến đường thay thế. Hôm 31/7, Croatia và Ukraine đã đạt được thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine thông qua các cảng của Croatia trên sông Danube và biển Adriatic, theo Ngoại trưởng Ukraine Dmitro Kuleba.
Đài Loan bắt trung tá bị tình nghi chuyển giao bí mật quân sự cho Trung Quốc Giới công tố Đài Loan cho hay một sĩ quan đã bị bắt vì bị nghi ngờ chuyển giao bí mật quân sự cho Trung Quốc, theo tờ Taipei Times ngày 2.8. Văn phòng Công tố cấp cao Đài Loan ngày 31.7 đã chỉ đạo đơn vị Đào Viên của Cơ quan Tư pháp khám xét Lữ đoàn Hàng không 601 của lực...