Hai bệnh viện lớn của Nepal cạn kiệt nguồn oxy
Ngày 5/5, giới chức Nepal cho biết hai bệnh viện nhà nước lớn tại thủ đô Kathmandu đang đối mặt với nguy cơ thiếu oxy nghiêm trọng.
Hỏa táng bệnh nhân tử vong do COVID-19 tại Kathmandu, Nepal, ngày 3/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Bệnh viện Bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới Sukraraj được chuyển thành bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 và Trung tâm Chấn thương quốc gia, một bệnh viện khác điều trị người bị thương do tai nạn, đang cạn kiệt oxy. Thủ tướng Nepal K.P Sharma Oli khẳng định để cải thiện tình hình này, chính phủ nghiêm cấm việc cung cấp oxy cho các hoạt động không liên quan tới điều trị bệnh nhân.
Theo thông báo cập nhật của Bộ Y tế và dân cư Nepal, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 55 ca tử vong và 7.660 ca nhiễm mới, tiếp tục là các mức tăng cao nhất từ trước nay tại nước này. Hiện số bệnh nhân COVID-19 ở Nepal hiện là hơn 351.000 người, trong đó hơn 3.400 người đã tử vong.
Cùng ngày, tại Australia, bang đông dân nhất nước này là bang New South Wales (NSW) thông báo ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng đầu tiên trong hơn một tháng qua. Hiện giới chức y tế đang nỗ lực truy vết nguồn lây. Các xét nghiệm ban đầu cho thấy lượng virus SARS-CoV-2 của người này cao hơn mức trung bình thường có ở những người nhiễm bệnh khác, có thể làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
Trước diễn biến mới, Thủ hiến bang NSW, bà Gladys Berejiklian khuyến cáo người dân đề cao cảnh giác, tuân thủ các biện pháp phòng dịch gồm duy trì giãn cách xã hội, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, xét nghiệm ngay khi có các triệu chứng nhẹ nhất, sử dụng mã QR….
WB tài trợ chương trình tiêm chủng vaccine cho một số nước châu Á
Ngân hàng thế giới (WB) sẽ tài trợ chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại một số nước châu Á, gồm Afghanistan, Bangladesh và Nepal.
Tiêm vaccine COVID-19 tại một bệnh viện ở Kathmandu, Nepal. Ảnh: AP
Theo quyết định công bố ngày 18/3, Afghanistan sẽ được nhận 113 triệu USD để triển khai chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 an toàn và hiệu quả. Khoản tiền 60 triệu USD trong đó sẽ do Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) - một cơ quan thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) chuyên hỗ trợ những nước nghèo nhất thế giới, phân bổ. Theo WB, gói tài trợ này nhằm giúp Afghanistan tiêm chủng cho 17% dân số nước này và hỗ trợ nước này phục hồi từ đại dịch COVID-19.
Thông qua IDA, WB cũng sẽ tài trợ 500 triệu USD cho Bangladesh và 75 triệu USD cho Nepal.
Ngoài hỗ trợ về tài chính, ngân hàng này còn hỗ trợ về kỹ thuật và tổ chức các buổi hội thảo chia sẻ kiến thức với nhiều nước tại Nam Á về các khía cạnh khác nhau của công tác xây dựng chương trình tiêm chủng, cũng như triển khai các chiến lược tiêm chủng vaccine công bằng và bình đẳng.
Afghanistan, Bangladesh và Nepal là 3 trong số các nước nghèo nhất ở châu Á tính theo GDP bình quân trên đầu người.
Tính đến thời điểm hiện tại, WB đã cung cấp 12 tỷ USD hỗ trợ các nước đang phát triển trong việc mua và phân phối vaccine ngừa COVID-19, cũng như tiến hành xét nghiệm và điều trị bệnh nhân COVID-19.
Tòa án tối cao Nepal ra lệnh khôi phục Quốc hội Ngày 23/2, Tòa án tối cao Nepal đã đảo ngược quyết định của Thủ tướng K.P. Sharma Oli về việc giải tán Quốc hội, cho rằng động thái đó là vi hiến. Tòa nhà Quốc hội Nepal ở thủ đô Kathmandu. Nguồn: THX/TTXVN Ông Bhadrakali Pokhare - một quan chức tòa án Nepal cho biết: "Đề xuất giải tán Hạ viện và thông...