Hai bài thi tổ hợp vừa sức với thí sinh thi tốt nghiệp THPT đợt 2
Sáng 4/9, thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2 tiếp tục làm bài thi với hai bài thi tổ hợp: Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. Đề thi được đánh giá là vừa sức thí sinh và có tính phân loại cao.
Vẫn đảm bảo 2 mục tiêu an toàn cho kỳ thi
Ngành giáo dục vẫn tiếp tục đảm bảo 2 mục tiêu an toàn cho kỳ thi: An toàn, nghiêm túc trong khâu coi thi và phòng dịch COVID-19.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ trò chuyện, động viên các em thí sinh. Ảnh: HM
Tại điểm thi THPT Việt Đức, bà Phùng Thị Thanh Hà, trưởng điểm thi cho biết: Điểm thi có 18 cán bộ, giáo viên, nhân viên làm nhiệm vụ. Sở GD&ĐT Hà Nội điều động 9 cán bộ thanh tra làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra ở tất cả các khâu của kỳ thi, trong đó khâu coi thi có 1 cán bộ thanh tra. Làm nhiệm vụ tại điểm thi còn có 3 cán bộ thanh tra của Bộ GD&ĐT.
Tất cả các thành viên khi vào trường thi đều được đo thân nhiệt, sử dụng dung dịch sát khuẩn. Kết thúc mỗi buổi thi, điểm thi đều tổ chức vệ sinh, lau chùi các bề mặt bàn, ghế, tay nắm cửa… Các cửa sổ, cửa chính của phòng thi đều được mở rộng để tạo sự thông thoáng. Ngoài phòng thi chính thức, điểm thi bố trí 1 phòng thi dự phòng, 1 phòng y tế với đầy đủ cơ số thuốc, trang thiết bị cần thiết, có nhân viên y tế trực trong suốt thời gian thí sinh làm bài thi.
Các đoàn kiểm tra của Bộ GD&ĐT vẫn tiếp tục đến các địa phương. Qua kiểm tra tại Đắk Lắk, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ luôn nhắc nhở các thầy cô nêu cao tinh thần trách nhiệm, làm thi nghiêm túc, đảm bảo công bằng và quyền lợi cho thí sinh. Rút kinh nghiệm đợt 1 có một số thí sinh khi làm bài trắc nghiệm không tô kết quả vào phiếu trả lời mà khoanh vào đề thi nên không được công nhận bài làm, Thứ trưởng đề nghị các cán bộ làm thi đợt 2 lưu ý thí sinh thực hiện đúng Quy chế khi làm bài thi trắc nghiệm để đảm bảo quyền lợi cho các em.
Video đang HOT
“Đợt 2 Kỳ thi tốt nghiệp THPT, xã hội đòi hỏi công bằng về mọi phương diện: Đề thi, công tác tổ chức thi; đảm bảo 26.000 thí sinh dự thi đợt này được công bằng như thí sinh dự thi đợt 1. Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo công tác ra đề thi đảm bảo tương đồng giữa 2 đợt. Giờ công tác coi thi, chấm thi tiếp tục phải đảm bảo công bằng cho thí sinh. Thước đo của việc này chính là thực hiện nghiêm túc các quy định trong Quy chế thi và đảm bảo an toàn phòng chống dịch”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nói.
Thứ trưởng Độ cho rằng: Kỳ thi dù chỉ tổ chức với khoảng 3% tổng thí sinh đăng ký dự thi, nhưng sự quan tâm của xã hội không hề nhỏ; công tác tổ chức thi do đó phải đảm bảo tuyệt đối nghiêm túc, minh bạch, khách quan, vì quyền lợi của thí sinh và đặt mục tiêu công bằng lên cao nhất.
Đề thi có tính phân loại cao
Tại điểm thi THPT Việt Đức, Hà Nội, thí sinh Nguyễn Lê Mai Phương (THPT Đông Đô, quận Tây Hồ) cho biết: Không được dự thi đợt 1 cùng các bạn là điều đáng tiếc, nhưng do dịch bệnh nên không có cách nào khác. Đề thi vừa sức thí sinh, đảm bảo độ phân hóa. Em tự tin được từ 7 – 8 điểm.
Theo nhận định của tổ Xã hội, Hệ thống Giáo dục HOCMAI: Đề thi tuân thủ đúng cấu trúc nội dung như Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố và đảm bảo mục tiêu của kì thi. Có thể nói, môn Giáo dục công dân là môn có phổ điểm cao, đẹp nhất trong các môn thi đợt 1, số lượng điểm 10 cũng ở mức cao nhất.
Với đề thi đợt 2, đề có sự tăng lên ở câu hỏi Vận dụng cao, dự kiến đỉnh của phổ điểm sẽ giảm nhẹ so với phổ đợt 1. Nội dung câu hỏi vẫn chủ yếu thuộc lớp 12, trong đó 55% thuộc kiến thức học kì I và 45% câu hỏi thuộc học kì 2. Điều này là hoàn toàn phù hợp với thông tin mà Bộ Giáo dục và đào tạo đã công bố.
Về mức độ khó của đề thì có tới 75% số câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu với nội dung rõ ràng, không lắt léo, 25% số câu hỏi còn lại ở mức độ vận dụng và vận dụng cao dùng để phân hóa cho mục tiêu xét tuyển đại học. Điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của kì thi.
Ở môn Giáo dục công dân, những chuyên đề xuất hiện nhiều vẫn là những chuyên đề quen thuộc như: Thực hiện pháp luật; Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội, Công dân với các quyền tự do, Công dân với các quyền dân chủ. Đáp ứng được mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp. Phần kiến thức dưới 7 điểm có sự tương đồng với đề tham khảo lần 2 và đề thi chính thức lần 1, các câu hỏi vẫn xoay quanh những chuyên đề và dạng bài quen thuộc, đảm bảo cho mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp.
Bài thi Khoa học tự nhiên cũng được các thầy cô Hệ thống Giáo dục HOCMAI nhận định bám sát chương trình Bộ đã tinh giản. Đề thi có tính phân loại cao và đáp ứng được mục tiêu của kỳ thi.
Chiều 4/9, thí sinh thi tốt nghiệp THPT đợt 2 sẽ làm môn thi cuối là Ngoại ngữ.
Đà Nẵng nỗ lực hết sức cho một mùa thi an toàn
Dù trong hoàn cảnh rất khó khăn nhưng thành phố đã nỗ lực chuẩn bị chu đáo, đảm bảo môi trường thi an toàn, hướng tới việc tổ chức kỳ thi an toàn, nghiêm túc.
Chiều 3-9, PGS-TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT), Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, đã đi kiểm tra công tác tổ chức thi tại một số điểm thi trên địa bàn TP Đà Nẵng.
Tại đây, thay mặt Ban chỉ đạo quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, ông Trinh ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực của TP Đà Nẵng trong việc chuẩn bị những điều kiện tốt nhất có thể để tổ chức kỳ thi cho gần 11.000 thí sinh.
Lưu ý các bài thi tổ hợp
Để đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, TP Đà Nẵng đã tiến hành xét nghiệm cho tất cả thí sinh, cán bộ, giáo viên làm nhiệm vụ tại các điểm thi. Tất cả điểm thi đều được khử khuẩn trước và sau mỗi buổi thi. Mỗi điểm thi đều có bộ phận y tế thường trực, trong đó có trang bị một cơ số thuốc, phát khẩu trang miễn phí, đo thân nhiệt cho các em trước khi vào phòng thi.
Đặc biệt, TP Đà Nẵng đã rất nỗ lực để tổ chức điểm thi riêng dành cho các thí sinh thuộc diện F1, F2 và ở trong vùng cách ly y tế tại Trường THPT Võ Chí Công (quận Ngũ Hành Sơn).
"Về tổng thể, công tác tổ chức kỳ thi của Đà Nẵng rất tốt. Dù trong hoàn cảnh rất khó khăn nhưng TP đã rất nỗ lực chuẩn bị chu đáo, đảm bảo môi trường thi an toàn, hướng tới việc tổ chức kỳ thi an toàn, nghiêm túc trên toàn TP" - ông Trinh đánh giá.
Theo ông Trinh, TP đã tổ chức thi tốt môn ngữ văn nhưng những khó khăn, phức tạp sẽ còn xuất hiện trong những bài thi môn trắc nghiệm, nhất là bài thi tổ hợp vào sáng nay. Do đó, ông đề nghị chủ tịch hội đồng thi quán triệt các điểm thi đặc biệt lưu ý các khâu kỹ thuật trong quá trình coi thi để đảm bảo không xảy ra sai sót.
"Ngoài đảm bảo về sức khỏe, mục tiêu quan trọng nhất là tổ chức kỳ thi an toàn, nghiêm túc và công bằng. Việc này được triển khai ở tất cả các khâu, trong đó có khâu chấm thi. Đối với bài thi tự luận thì tổ chức thảo luận đáp án chung trước khi chấm. Tổ chức chấm hai vòng độc lập theo đúng quy chế, đồng thời chấm kiểm tra với số lượng tối thiểu 5% số bài thi. Đối với môn ngữ văn thì đề nghị lựa chọn những bài điểm cao, bài có điểm chênh lớn giữa hai lần chấm, bài có dấu hiệu bất thường để chấm kiểm tra. Việc chấm kiểm tra này diễn ra cùng tiến độ với chấm lần một và lần hai" - ông Trinh nói.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT), kiểm tra khu vực in sao đề thi tại Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn. Ảnh: T.AN
Đảm bảo quyền lợi cho thí sinh thi đợt 2
Đối với chấm trắc nghiệm, phần mềm đã được cải tiến một bước rất cơ bản. Ngoài tăng cường đảm bảo an ninh an toàn, tiến hành đánh phách điện tử bài thi trắc nghiệm của thí sinh, quy trình quét bài thi trắc nghiệm thực hiện rất nghiêm túc. Trong đó, bài thi sẽ được quét theo từng lô, mỗi lô tương ứng với túi bài thi của một phòng thi. Quá trình này lặp đi lặp lại cho đến hết thì thôi. Việc nhập điểm đối với bài thi tự luận cũng được tiến hành với hai tổ độc lập, có sự đối sánh để đảm bảo chính xác.
Nói thêm về công tác tuyển sinh, ông Trinh cho biết tuyệt đại đa số các trường đại học (ĐH) đều sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 để tuyển sinh. Do đó, Bộ GD&ĐT đã rất cố gắng xây dựng đề thi của đợt 2 có độ khó tương đương với đợt 1.
"Đây là cách để đảm bảo quyền lợi của thí sinh khi xét tuyển vào ĐH năm nay. Bộ cũng đã điều chỉnh lịch tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ sau ngày 16-9, khi công bố kết quả thi của đợt 2 thì lúc đó công tác tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ tiến hành đồng loạt trên cả nước. Việc này nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng giữa thí sinh thi lần một và lần hai. Tôi muốn nhấn mạnh điều này để các em thi đợt 2 không quá lo lắng, vì mọi quyền lợi của các em sẽ được đảm bảo tương đồng như thí sinh thi đợt 1" - ông Trinh nói thêm.
Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng cho biết trong ngày thi đầu tiên có 99 thí sinh vắng thi môn văn, 87 thí sinh vắng thi môn toán. Đáng chú ý, tại điểm thi Trường THPT Phan Châu Trinh có một thí sinh bất ngờ bị đau, phải đi cấp cứu nên không thể tiếp tục dự thi. Trong ngày đầu tiên không có sự cố về đề thi, không có cán bộ coi thi và thí sinh vi phạm quy chế thi.
Đề Toán thi tốt nghiệp THPT đợt 2 có bài chưa chuẩn? Sau khi kết thúc buổi thi môn Toán đợt 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, một số giáo viên cho rằng đề thi có một bài chưa chuẩn. Cụ thể, câu 2 mã đề 108, câu 12 mã đề 124, câu 16 mã đề 103, câu 13 mã đề 102 đề thi môn Toán có dữ liệu cho không đúng. Các...