Hai anh em cùng học CNTT trực tuyến từ 11 tuổi
Muốn các con tiếp xúc CNTT bài bản, anh Lâm Đạo Chương (Phú Quốc, Kiên Giang) cho cả hai con trai 12 tuổi và 11 tuổi theo học tại FUNiX.
Là giáo viên Tin học, anh Chương chính là người truyền sự yêu thích công nghệ cho các con trai. Anh thường bảo hai con “muốn làm nghề gì cũng được nhưng phải biết Anh văn, Tin học, để bổ trợ cho công việc và giải trí sau khi học tập và làm việc”.
Nhờ định hướng ấy, hai con trai của anh là Lâm Anh Kiệt và Lâm Nguyễn Anh Tuấn đều có sở thích sử dụng máy tính để học tập và tạo ra những trò chơi phục vụ học tập, vẽ tranh, chơi đàn như organ, piano…
Từ lúc học lớp ba, cả hai đã được làm quen với máy tính. Cậu anh hay thắc mắc các trò chơi, bài học trên máy được người ta tạo ra như thế nào. Còn cậu em thì thích mày mò chiếc máy vi tính để khám phá sức mạnh từ trình duyệt web đến các ứng dụng, trò chơi trên máy.
Hai anh em Lâm Anh Kiệt (áo đỏ) và Lâm Nguyễn Anh Tuấn cùng yêu thích lập trình, được ba định hướng học CNTT từ nhỏ.
Khi hai con vào tiểu học, anh Lâm Đạo Chương lần lượt dạy Kiệt và Tuấn học Scratch, hướng dẫn các con tìm hiểu cách tạo ra chương trình nhỏ như Rèn luyện các phép tính trong môn Toán, Lịch sử, trò chơi mini…
Được ba hướng dẫn từ nhỏ, niềm yêu thích công nghệ càng lớn lên trong hai cậu bé. Tuy nhiên, điều kiện ở huyện đảo còn hạn chế, Kiệt và Tuấn không có nhiều điều kiện để học bài bản. Người cha muốn các con học công nghệ thông tin có hệ thống, có kiến thức thật nên đã giới thiệu về FUNiX, hai cậu bé lập tức “mê” ngay.
Anh Chương chia sẻ, qua Internet anh biết đến FUNiX và thấy đây là cơ hội cho con có điều kiện tiếp xúc với CNTT bài bản và kịp thời so với các bạn cùng lứa: “FUNiX có chương trình học thiết thực, gắn liền giữa lý thuyết và thực hành. Về hình thức thi, con tôi được học thật, thi thật và chắc chắn có đủ kiến thức kỹ năng để phục vụ cho công việc sau này, dù gia đình sống ở hải đảo, ít cơ hội học bài bản như các bạn khác”.
Video đang HOT
Lần lượt đăng ký và nhập học FUNiX vào tháng 5 và tháng 6, em sau anh một tháng, Anh Kiệt và Anh Tuấn trở thành hai trong số những sinh viên nhỏ tuổi nhất trường. Theo dõi tình hình các con, anh Chương nhận thấy cả hai đều có nhiều thay đổi tích cực sau một thời gian ngắn học trực tuyến.
“Hai con biết sắp xếp thời gian và chăm chỉ học tập cũng như chủ động tìm tòi thông tin, kiến thức qua Internet. Các cháu cũng biết cách giao tiếp với mentor và hannah để kết nối, học tập mỗi ngày”, anh Lâm Đạo Chương nhận xét.
Sống ở huyện đảo Phú Quốc, Anh Kiệt và Anh Tuấn lựa chọn học CNTT online tại FUNiX để có kiến thức bài bản, cập nhật so với các bạn bè cùng lứa.
Sau 3 tháng, Kiệt đã học xong môn đầu tiên – Lập trình phần mềm và nắm được những kiến thức về Tin học Văn phòng ( Word, Excel, PowerPoint, Internet), Khoa học máy tính cơ bản ( Phần mềm, phần cứng, mạng máy tính), Lập trình web cơ bản ( HTML, CSS, Javascript), Lập trình cơ sở với Scratch, C/C , Java.
Còn Lâm Nguyễn Anh Tuấn, mới 11 tuổi cũng nhanh chóng bắt nhịp tốt. Em khởi đầu với môn Lập trình phần mềm đầu tiên. Hannah Bùi Hoàng Mai của Tuấn nhận xét, lúc mới tiếp xúc, cô không ngờ xTer nhỏ tuổi đến thế.
“Tuấn chững chạc, ngoan và lễ phép, rất chủ động trong việc học và thường xuyên phối hợp tốt với hannah để đảm bảo tiến độ học, không cần nhờ bố mẹ nhắc nhở” – Hannah Bùi Hoàng Mai nhận xét.
Ngoài ra, mỗi lần có livestream trên nhóm về môn học, Tuấn đều tham gia và tự tìm kiếm thêm các kênh học và kết nối rất tốt với các bạn khác.
Tuy nhiên, do tuổi còn nhỏ, nhiều khi Tuấn “run” khi tham gia thi vấn đáp. Em chia sẻ với hannah và được hannah giúp đỡ vượt qua nỗi sợ. Ngày 14/8, Tuấn hoàn thành môn học, và quyết định học tiếp với mục tiêu lâu dài sẽ lấy bằng ĐH ngành Kỹ thuật phần mềm, ước mơ trở thành lập trình viên trong tương lai.
Không đặt nặng điểm số hay thành tích của các con trong học tập, anh Lâm Đạo Chương cho biết gia đình chỉ giúp các con có định hướng và kế hoạch học tập phù hợp. Anh chú trọng giúp các con nuôi dưỡng đam mê, hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng cần rèn luyện trong công việc và học tập.
Sinh viên tốt nghiệp khó tìm việc nên làm gì ?
Hàng trăm ngàn sinh viên vừa tốt nghiệp các trường ĐH, CĐ trong thời điểm dịch Covid-19 chưa được khống chế nên các công ty đều ngưng tuyển dụng hoặc tuyển rất ít. Sinh viên mới ra trường phải làm gì để có được việc làm?
Sinh viên tìm hiểu về doanh nghiệp trong một ngày hội việc làm tổ chức khi dịch Covid-19 chưa bùng phát trở lại - ẢNH: MỸ QUYÊN
Tạm thời làm những công việc ngắn hạn
Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết đợt này trường có khoảng 3.000 sinh viên (SV) các ngành nghề sẽ tốt nghiệp. "Dịch Covid-19 đang có tác động không nhỏ tới thị trường việc làm. Theo đó, nhiều doanh nghiệp đang hoạt động khó khăn và cầm chừng nên không có nhu cầu tuyển. Tuy nhiên, đó chỉ là những ngành nghề về dịch vụ như: du lịch, nhà hàng, khách sạn... Các ngành nghề về kỹ thuật, sản xuất, công nghệ thông tin... vẫn tuyển dù không nhiều".
Theo tiến sĩ Trung Nhân, SV tốt nghiệp không nên quá bi quan vì trong thời gian này có thể tìm kiếm một công việc khác ngắn hạn để có thêm kinh nghiệm cũng như kỹ năng. "Các em không nên đặt nặng về việc phải làm đúng ngành nghề trong thời điểm này, hoặc phải có thu nhập cao, vì đang khó khăn chung. Nhiều doanh nghiệp tuyển dụng yêu cầu về kinh nghiệm làm việc cũng như thái độ, kỹ năng phải tốt, thì đây chính là thời điểm phù hợp để các em tích lũy, chuẩn bị cho hành trang tìm việc sau khi dịch Covid-19 được khống chế hoàn toàn", tiến sĩ Nhân đưa ra lời khuyên.
Tại Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, việc xét tốt nghiệp được thực hiện 4 đợt/năm, vào các tháng 3, 6, 9, 12. Số lượng tổng 2 đợt (tháng 3 và 6) là khoảng hơn 1.000 SV, nhưng do dịch chưa chấm dứt nên trường chưa thể tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp. Trước đó, đợt xét tốt nghiệp tháng 12.2019 cũng có khoảng 700 SV vừa tốt nghiệp xong thì dịch bùng phát đợt một, nhiều bạn trẻ chưa kịp có việc làm.
Tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng đa dạng ngành nghề
Thạc sĩ Đặng Kiên Cường, Trưởng phòng Công tác sinh viên, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh viên và quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, thông tin: "Số lượng doanh nghiệp cắt giảm nhân sự nhiều trong và sau dịch Covid-19 nên nhu cầu tuyển dụng cũng giảm, vì thế việc tìm kiếm việc làm của SV cũng gặp khó khăn. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp có mối quan hệ thường xuyên với nhà trường vẫn được duy trì, trong đó nhu cầu tuyển dụng của các nhóm ngành chăn nuôi, thủy sản, nông học, thực phẩm và bất động sản chiếm ưu thế so với các ngành khác. Đặc biệt, các ngành liên quan tới thực phẩm, nhu yếu phẩm có nhu cầu tuyển nhiều nhất. Các ngành về kỹ thuật chuyên môn sẽ vẫn có nhu cầu tuyển dụng, còn các ngành dịch vụ thì sẽ có những hạn chế nhất định".
Thạc sĩ Nguyễn Thái Châu, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp, Trường ĐH Tài chính - Marketing, cho hay SV có thể lên các trang việc làm để có thông tin về tuyển dụng của các doanh nghiệp. Theo đó, các công ty bảo hiểm, logistics vẫn đang tuyển với rất nhiều vị trí việc làm trực tuyến. "Trong thời điểm này, các em cứ tạm thời làm một công việc để có thu nhập và thêm kinh nghiệm, kỹ năng trước đã, không nên ngồi không và không nhất thiết phải đúng chuyên môn. Chỉ cần dịch được kiểm soát là các hoạt động kinh doanh sản xuất hồi phục, nhất là du lịch, nhà hàng, khách sạn. Lúc đó nhu cầu tuyển dụng chắc chắn sẽ rất nhiều", thạc sĩ Thái Châu nhận định.
Ông Lê Xuân Dũng, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ học sinh - sinh viên TP.HCM, thông tin năm nay số lượng đơn vị tuyển dụng đăng ký tại trung tâm giảm khoảng 30% so với mọi năm. SV tốt nghiệp nếu muốn kiếm việc làm bán thời gian có thể truy cập mục việc làm trên trang web của trung tâm này tìm những công việc như nhân viên bán hàng, nhân viên siêu thị, phục vụ quán ăn nhà hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng, gia sư...
Học thêm Anh văn, tin học, trau dồi kỹ năng
Theo thạc sĩ Đặng Kiên Cường, trong tình hình khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nếu SV chưa tìm được việc làm đúng chuyên môn và không đi làm công việc tạm thời, thì vẫn có thể có những kế hoạch bổ ích khác.
"Chẳng hạn, các em tranh thủ thời gian để tự trau dồi và nâng cao kỹ năng ngoại ngữ, tin học. Bên cạnh đó, củng cố và mở rộng kiến thức chuyên môn, hoặc xem xét thế mạnh của bản thân để tự khởi nghiệp nếu có thể. Cũng đừng quên giữ mối liên hệ thường xuyên với thầy cô, bạn bè, các trang thông tin của trường, khoa, phòng, để có những cơ hội việc làm phù hợp với năng lực bản thân và chuyên môn. Đồng thời, các em nên tìm hiểu thông tin về lĩnh vực mà mình định làm việc, về những công ty, tập đoàn mình nhắm tới, để có những định hướng phù hợp trong tương lai", thạc sĩ Kiên Cường chia sẻ.
Tiến sĩ Trần Hữu Duy, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Đà Lạt, cho biết có khoảng 600 SV tốt nghiệp đợt này sẽ bị ảnh hưởng trong tìm kiếm việc làm. Tiến sĩ Duy lưu ý: "Các em nhất định phải tận dụng thời gian này để học thêm ngoại ngữ, có thể tự học qua mạng, bồi dưỡng thêm kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin vì 2 điều này rất quan trọng trong quá trình tuyển dụng và làm việc sau này. Các em nên giữ liên lạc với khoa cũng như Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp và hỗ trợ SV của trường để có những thông tin cần thiết về việc làm".
Thạc sĩ Nguyễn Hứa Duy Khang, Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Cần Thơ, khuyên bạn trẻ vừa tốt nghiệp thời gian này nên trau dồi ngoại ngữ, tin học và kỹ năng mềm. Đồng thời tìm hiểu về các công ty mình muốn làm việc xem họ có nhu cầu tuyển dụng như thế nào, các tiêu chí họ đòi hỏi ở ứng viên để biết được mình đang thiếu gì, cần bổ sung những gì. "Hoặc xem xét để học nâng cao trình độ cũng là một lựa chọn", thạc sĩ Khang nói.
An Giang công bố kết quả tuyển sinh vào lớp 10 Sáng 4-8, Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang cho biết, đã công bố kết quả trúng tuyển vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu, Trường THPT Chuyên Thủ Khoa Nghĩa và Trường phổ thông Dân tộc nội trú - THPT An Giang. Cụ thể, Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu điểm chuẩn các lớp chuyên như sau: Toán (39,25),...