Hai án chung thân cho người đàn bà chiếm đoạt gần 40 tỷ đồng
Sáng 29/4, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Hoàng Thị Kim Hoa (tức “ Nguyễn Thị Lan Anh”, SN 1983, trú tại phường Bắc Sơn, quận Kiến An, TP Hải Phòng) tù chung thân về tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Bị hại là hơn 60 người có nhu cầu đi lao động, học tập và định cư ở nước ngoài. Trước khi gây ra vụ án này, Hoa đã có một tiền án cũng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Lần phạm tội này của Hoa được cơ quan tố tụng xác định là tái phạm nghiêm trọng.
Theo bản án sơ thẩm của TAND TP Hà Nội, từ ngày 1/10/2017 đến tháng 10/2019, Cơ quan CSĐT Công an quận Long Biên (Hà Nội) và Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội nhận được đơn của nhiều bị hại tố cáo Hoàng Thị Kim Hoa có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngày 2/8/2017, cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can đối với Hoàng Thị Kim Hoa về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thời điểm đó, do Hoa bỏ trốn nên cơ quan điều tra đã quyết định truy nã. Đến ngày 8/7/2019, Hoa bị bắt giữ khi đang trốn ở thành phố Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình).
Bị cáo Hoa tại phiên toà.
Quá trình điều tra xác định, Hoa không có chức năng, nhiệm vụ tuyển dụng, đưa người đi xuất khẩu lao động, học tập và định cư ở nước ngoài. Nhưng để có tiền ăn tiêu, Hoa đã đưa ra thông tin gian dối, nói với nhiều người rằng bản thân chị ta có khả năng làm thủ tục đưa người đi xuất khẩu lao động, học tập, định cư ở một số nước như: Đức, Ba Lan, Anh, Australia…
Tin tưởng những điều Hoa nói là thật, sau đó nhiều người đã đưa tiền cho Hoa nhờ giúp đỡ cho mình hoặc người thân ra nước ngoài theo nguyện vọng. Sau khi nhận tiền của các bị hại, Hoa viết giấy biên nhận nhưng lấy tên Nguyễn Thị Lan Anh, chứng minh nhân dân do Công an tỉnh Quảng Ninh cấp năm 2011.
Hoa cam kết trong thời hạn từ 1 đến 4 tháng sẽ làm xong thủ tục đưa người ra nước ngoài lao động, học tập hoặc định cư với cam kết, nếu có gì trục trặc thì chị ta sẽ trả lại đầy đủ số tiền đã nhận và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vậy nhưng sau khi nhận tiền, Hoa không làm thủ tục gì để đưa người sang nước ngoài như cam kết mà bỏ trốn, chiếm đoạt toàn bộ số tiền của họ.
Video đang HOT
Một trong những bị hại là ông Trần Đại Dũng (SN 1960, ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình). Qua mối quan hệ xã hội, ông Dũng được Hoa giới thiệu là có khả năng đưa con trai ông sang Mỹ lao động, thời gian làm hồ sơ từ 2 đến 4 tháng, chi phí là 26.000 USD. Ông Dũng đã đồng ý và chuyển cho Hoa hơn 570 triệu đồng. Nhận tiền xong, Hoa không làm thủ tục cho con trai ông Dũng đi Mỹ.
Tiếp tục lừa dối ông Dũng, sau đó Hoa hứa hẹn lại với ông Dũng rằng, chị ta sẽ xin cho vợ chồng con trai ông Dũng và một người thân của ông Dũng đi xuất khẩu lao động tại Đức với chi phí 31.000 USD (khoảng hơn 680 triệu đồng). Ông Dũng đã chuyển thêm cho Hoa số tiền trên và lại bị chị ta chiếm đoạt rồi bỏ trốn.
Chị Phạm Thị Trang (SN 1991, ở quận Hà Đông, Hà Nội) cũng bị Hoa lừa đảo chiếm đoạt hơn 800 triệu đồng. Trước đó, vào tháng 12/2016, thông qua quan hệ xã hội nên chị Trang biết Hoa. Nghe Hoa nói có khả năng đưa chị Trang cùng em trai chị sang Đức và làm thẻ định cư ở Ba Lan với thời hạn 3 năm, chị Trang đã nhờ Hoa giúp đỡ.
Ngày 14/12/2016, chị Trang cùng bạn đến nhà Hoa tại Khu đô thị Vinhome Riverside (quận Long Biên, Hà Nội) đưa cho Hoa 33.000 Euro (khoảng 800 triệu đồng) để nhờ Hoa làm các thủ tục sang Đức. Khoảng 3 tuần sau khi đưa tiền, chị Trang và em trai được Hoa tổ chức cho đi du lịch Thái Lan và Trung Quốc với mục đích, để thuận tiện cho việc làm thủ tục sang Đức.
Quá hẹn không thấy Hoa thực hiện lời hứa, chị Trang truy hỏi thì ngày 28/6/2017, Hoa viết giấy cam kết với chị Trang nội dung, đến ngày 20/7/2017, nếu chị Trang và em trai chị chưa đi phỏng vấn thì Hoa sẽ trả lại đầy đủ số tiền đã nhận. Tuy nhiên, cũng như trường hợp của ông Dũng, sau khi nhận tiền của chị Trang, Hoa không thực hiện gì như cam kết mà bỏ trốn.
Quá trình điều tra, cơ quan điều tra xác định, cũng với thủ đoạn trên, Hoa đã lừa đảo chiếm đoạt của hơn 60 bị hại với tổng số tiền gần 40 tỷ đồng. Trước khi gây ra vụ án này, trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 9/2017, Hoa cũng đã thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền của người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động, đi du học ở nước ngoài.
Cuối tháng 11/2019, Hoa bị TAND tỉnh Hải Dương xử phạt tù chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Ngoài tổng hợp hình phạt cả hai bản án là tù chung thân, TAND TP Hà Nội còn buộc bị cáo Hoa phải bồi thường, khắc phục hậu quả toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt cho các bị hại.
Vì sao cựu lãnh đạo BV Bạch Mai nhận 500 triệu đồng nhưng không dính tội?
Giám đốc Công ty BMS khai, vào các dịp lễ, tết nhiều lần đưa quà cho một số cựu lãnh đạo BV Bạch Mai, tổng số là hơn 500 triệu đồng. Vậy tại sao cơ quan tố tụng không xem xét tội nhận và đưa hối lộ?
Cơ quan Cảnh sát điều tra (CQĐT) Bộ Công an đã ra kết luận, đề nghị VKSND Tối cao truy tố 8 bị can trong vụ án "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai và một số đơn vị liên quan.
Các bị can gồm Nguyễn Quốc Anh - nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai; Nguyễn Ngọc Hiền - nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai; Trịnh Thị Thuận, Lý Thị Ngọc Thủy - nguyên Trưởng phòng và Phó phòng Tài chính Bệnh viện Bạch Mai; Phạm Đức Tuấn - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty Công nghệ Y tế BMS (Công ty BMS); Ngô Thị Thu Huyền - Phó Giám đốc Công ty BMS; Trần Lê Hoàng - thẩm định viên Công ty Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Hà Nội (VFS); Phạm Minh Dung - nguyên Tổng Giám đốc Công ty VFS.
Cả 8 bị can nói trên cùng bị đề nghị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", theo Khoản 3, Điều 356 Bộ luật Hình sự.
Bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh: Nguyễn Dương).
Theo kết luận điều tra, bị can Phạm Đức Tuấn khai, vào các dịp lễ, tết và Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 từ năm 2016 đến 2019, Tuấn có đến Bệnh viện Bạch Mai đưa phong bì biếu cho Nguyễn Quốc Anh tổng số tiền là hơn 318 triệu đồng.
Ngoài ra, trong quan hệ với Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2017-2019, vào các dịp Tết âm lịch, Tuấn có biếu tiền cho Nguyễn Ngọc Hiền mỗi lần 50 triệu đồng, tổng cộng là 150 triệu đồng.
Tuấn còn chỉ đạo nhân viên Công ty BMS đưa tiền biếu cho Trịnh Thị Thuận vào các dịp lễ, tết hoặc khi chuyển chứng từ thanh toán, mỗi lần là 5 hoặc 10 triệu đồng, tổng cộng là 50 triệu đồng.
Kết luận điều tra nêu rõ, Tuấn khai việc chi tiền cho Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Ngọc Hiền và Trịnh Thị Thuận là để duy trì mối quan hệ, "ngoại giao" với lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai, giúp thúc đẩy triển khai đề án, đảm bảo lợi ích hài hòa cho cả công ty và bệnh viện. Việc đưa tiền là do Tuấn chủ động, không có thỏa thuận, hứa hẹn trước, cũng như không có yêu cầu từ phía các bị can tại Bệnh viện Bạch Mai.
Nguồn tiền đưa cho các cá nhân tại Bệnh viện Bạch Mai là tiền cá nhân của Tuấn hoặc tiền Tuấn gửi cho bà Cao Thị Chuyên (mẹ của Tuấn, Kế toán trưởng Công ty BMS). Tuy nhiên, việc đưa tiền của Tuấn và nhân viên Công ty BMS cho các cá nhân của Bệnh viện Bạch Mai nói trên không có tài liệu theo dõi, không có người chứng kiến, những người tham gia đưa tiền, đổi tiền, đưa tiền không nhớ chính xác, không ghi chép theo dõi.
Như vậy, 3 cá nhân của BV Bạch Mai đã nhận "quà" của Giám đốc Công ty BMS số tiền lên tới hơn 500 triệu đồng, dư luận xã hội đang băn khoăn, vậy tại sao hành vi này không bị xem xét tội đưa - nhận hối lộ?
Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên Dân trí , luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng, cán bộ, công chức, người có chức vụ quyền hạn nhận tiền, quà biếu của doanh nghiệp không phải là chuyện hiếm trong bối cảnh kinh tế, xã hội như giai đoạn hiện nay. Có những việc nhận tiền, nhận quà là theo phong tục, tập quán, là mối quan hệ xã hội. Có những tình huống nhận quà là trái quy định của Đảng. Còn có những trường hợp nhận tiền, lợi ích vật chất là nhận hối lộ tùy thuộc vào từng vụ việc cụ thể.
Luật sư Đặng Văn Cường.
Tuy nhiên việc tặng quà theo phong tục tập quán văn hóa thời gian gần đây đã có những biến tướng trở thành những hành vi đưa hối lộ trá hình mà rất khó xử lý về mặt pháp lý bởi cơ quan chức năng buộc phải chứng minh các dấu hiệu cấu thành tội phạm. Vào thời điểm lễ tết, những dịp sinh nhật, những dịp mà họ có thể tặng quà theo phong tục tập quán thì rất khó chứng minh động cơ mục đích đưa nhận hối lộ.
Bởi vậy, luật phòng chống tham nhũng, các văn bản hướng dẫn thi hành và các quy định của đảng, ban chấp hành trung ương đã có những quy định về nhận quà. Những người nhận quà trái quy định thì phải trả lại, thậm chí có thể bị kỷ luật. Đây là những quy định cần thiết để thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng. Việc tặng và nhận quà của cán bộ, công chức luôn là một chủ đề nóng trong xã hội. Luật Phòng chống tham nhũng 2018 và Nghị định 59/2019/NĐ-CP có quy định cụ thể về vấn đề này.
Luật sư Cường phân tích thêm, theo thông tin trong vụ án ở Bệnh viện Bạch Mai nói trên thì có nhiều tình huống các cá nhân đó đã nhận quà trái quy định nên sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Trong trường hợp cơ quan chức năng có căn cứ cho thấy việc nhận quà, nhận tiền của doanh nghiệp để thực hiện một công việc theo yêu cầu, thỏa thuận của doanh nghiệp thì đây là hành vi đưa hối lộ và nhận hối lộ. Người đưa sẽ bị xử lý hình sự về tội đưa hối lộ và người nhận sẽ bị xử lý hình sự về tội nhận hối lộ.
"Còn nếu việc nhận quà, tặng quà không kèm theo điều kiện, không có sự thỏa thuận về công việc sẽ làm mà chỉ là xây dựng các mối quan hệ để nuôi hy vọng trong tương lai thì rất khó để xử lý hình sự về tội đưa hối lộ và nhận hối lộ mà chỉ có thể xử lý về nhận quà trái quy định", luật sư Cường nói.
Tuy nhiên, ở góc nhìn khác, luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật cho rằng, qua quá trình điều tra cơ quan chức năng xác định các bị can có sự thỏa thuận, thông đồng, tiếp nhận ý chí của nhau, lợi dụng chủ trương, cơ chế xã hội hóa, liên doanh, liên kết trong lĩnh vực y tế đã làm trái các quy định của pháp luật, làm tăng giá dịch vụ chữa bệnh. Do đó, việc nhận quà cáp này có dấu hiệu của hành vi đưa và nhận hối lộ.
Kiến trúc sư giết bác ruột ở Bắc Ninh khai đưa 600 triệu cho 2 cán bộ công an để chạy án Kết luận điều tra nêu, Hưng đã đưa 600 triệu đồng cho hai cán bộ công an để "chạy án" trong một vụ trộm cắp tài sản. TAND tỉnh Bắc Ninh đã nhận được đơn xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Lê Thanh Hưng (30 tuổi, ở huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) về các tội "Giết người" và "Cướp tài sản"....